Facebook ra mắt ứng dụng chat Messenger dành riêng cho trẻ em
Theo quy định người dùng, Facebook thường yêu cầu người dùng phái từ 13 tuổi trở lên. Ứng dụng mới này được Facebook kỳ vọng tạo cơ hội để giành được sự ủng hộ từ đối tượng khách hàng trẻ em trong bối cảnh hãng này phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nền tảng truyền thông xã hội khác như Snapchat.
Hiện đã có một số ứng dụng khác mà trẻ em có thể sử dụng với sự đồng ý của cha mẹ, và trẻ có thể giao tiếp với nhau bằng cách sử dụng tin nhắn trên điện thoại di động.
Facebook cho biết các nghiên cứu cho thấy trẻ nhỏ hiện đã sử dụng công nghệ thường xuyên - nhưng trên các ứng dụng dành cho thanh thiếu niên và người lớn, do đó làm tăng mối quan tâm của cha mẹ rằng con cái của họ có thể giao tiếp với người lạ.
Cùng với đó, các bậc cha mẹ cũng sẵn sàng để cho con cái từ 6 đến 12 tuổi sử dụng truyền thông xã hội miễn là có sự kiểm soát nghiêm ngặt. Facebook Messenger Kids yêu cầu các bậc cha mẹ thiết lập một tài khoản và chấp nhận các địa chỉ liên lạc của con mình.
Người phát ngôn của Facebook, bà Lauren Svensson nói: "Có một khoảng trống trong thị trường ứng dụng nhắn tin cho trẻ em, giúp cha mẹ kiểm soát được." "Chúng ta sẽ thấy trẻ em sử dụng nó [Facebook Messenger Kids] như thế nào, và điều đó sẽ cho phép chúng ta bổ sung các bản cập nhật trong các phiên bản tương lai."
Ứng dụng chat độc lập trên thiết bị dành cho trẻ em có thể được kiểm soát bởi tài khoản Facebook của phụ huynh để trẻ có thể sử dụng trò chuyện video và gửi ảnh, video hoặc tin nhắn văn bản tới bạn bè được bố mẹ chấp nhận.
Hiên Facebook Messenger Kids mới chỉ là một bản thử nghiệm xem trước và mới chỉ có ở Mỹ, trên hệ điều hành iOS của Apple.
Ứng dụng trên được Facebook phát triển trong 18 tháng, bà Svensson cho biết./.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.