Giai đoạn 2026-2030: Khoảng 90% người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ y tế

2020-08-28 13:39:51 0 Bình luận

Bạn Vũ Thị Quyên, một cô gái Hà Nội, vượt qua rào cản của căn bệnh xương thủy tinh và chạm tới ước mơ về một cuộc sống tươi đẹp (Ảnh minh họa) (Nguồn UNFPA Việt Nam/Nguyễn Minh Đức).

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1190/QĐ-TTg ngày 5-8-2020 phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030.

Mục tiêu chung của Chương trình trợ giúp người khuyết tật (NKT) giai đoạn 2021-2030 (sau đây gọi tắt là chương trình) nhằm thúc đẩy thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền của NKT và Luật Người khuyết tật nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.

Cùng với đó, tạo điều kiện để NKT tham gia bình đẳng vào các hoạt động của xã hội; xây dựng môi trường không rào cản bảo đảm quyền lợi hợp pháp của NKT và hỗ trợ họ phát huy khả năng của mình.

Chương trình đề ra mục tiêu cụ thể cho hai giai đoạn.

Cụ thể, trong giai đoạn 2021-2025, hằng năm, khoảng 80% NKT tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau.

70% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật. Khoảng 50.000 trẻ em và NKT được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp. 80% trẻ khuyết tật ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục.

200.000 NKT có nhu cầu và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm. Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất thiết bị cho sáu cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyên biệt để đào tạo nghề nghiệp cho NKT tại sáu vùng trong cả nước và cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề cho NKT. 90% NKT có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định.

Đến giai đoạn 2026-2030, tỷ lệ này sẽ tăng lên khoảng 90% NKT tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau hằng năm.

80% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật. Khoảng 70.000 trẻ em và NKT được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp. 90% trẻ khuyết tật ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục.

300.000 NKT có nhu cầu và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất thiết bị cho sáu cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyên biệt để đào tạo nghề nghiệp cho NKT tại sáu vùng trong cả nước và cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề cho NKT. 100% NKT có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định.

Đề án tập trung vào các hoạt động hỗ trợ ở nhiều lĩnh vực như: y tế, giáo dục, pháp luật; giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm và hỗ trợ sinh kế; phòng, chống dịch bệnh và giảm nhẹ thiên tai; tiếp cận công trình xây dựng và tham gia giao thông; trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

Cùng với đó, đề án cũng tập trung hỗ trợ pháp lý; NKT trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; phụ nữ khuyết tật; giúp NKT sống độc lập và hòa nhập cộng đồng; nâng cao nhận thức, năng lực chăm sóc, hỗ trợ NKT…

Với các giải pháp thực hiện, cần rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Người khuyết tật, các luật liên quan và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trợ giúp NKT trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm, văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch, tiếp cận công trình công cộng, giao thông, trợ giúp pháp lý - công nghệ thông tin và truyền thông.

Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa công tác trợ giúp NKT, huy động các tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia trợ giúp NKT.

Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm và nguồn lực để trợ giúp cho NKT.

Kinh phí thực hiện Chương trình gồm Ngân sách nhà nước được bố trí từ dự toán chi thường xuyên hằng năm của các bộ, ngành cơ quan trung ương và các địa phương; các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án liên quan khác để thực hiện các hoạt động của chương trình này theo phân cấp của pháp luật về ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, có đóng góp, hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Là cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp các bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình. Sơ kết thực hiện Chương trình sẽ thực hiện vào năm 2025 và tổng kết vào cuối năm 2030.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Phường La Khê cần tích cực thực hiện quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1601/UBND-ĐT về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố trong thời gian từ nay cho đến khi hoàn thành việc sáp nhập đơn vị hành chính. Tuy nhiên gần đây Tạp chí điện tử Hòa nhập có nhận được kiến nghị của một số cán bộ hưu trí, thương bệnh binh trên địa bàn quận Hà Đông về việc nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng tại phường La Khê
2025-04-23 10:00:00

Đại hội đồng cổ đông SHB: Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%

Ngày 22/4, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của hàng nghìn cổ đông và người được ủy quyền.
2025-04-23 09:59:04

VPBank ghi nhận lợi nhuận tích cực trong quý I, bám sát mục tiêu tỷ đô năm 2025

PBank kết thúc quý đầu tiên của năm 2025 với các chỉ tiêu tài chính tích cực: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.015 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ, tổng tài sản vượt 994.000 tỷ đồng. Cùng với đó, tăng trưởng tín dụng và huy động đồng bộ ở mức cao, vượt trội so với bình quân toàn ngành. Những kết quả này bám sát kế hoạch tham vọng mà VPBank sẽ trình cổ đông thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2025.
2025-04-23 09:44:46

Hải Phòng tăng cường tuyên truyền việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp

Thành ủy Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch 455 - KH/TU về triển khai “công tác tuyên truyền việc thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
2025-04-23 07:51:50

Hải Phòng và Hải Dương xây dựng Đề án hợp nhất hai tỉnh, thành

Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương vừa có Kết luận số 555-KL/TUHP-TUHD về việc “xây dựng Đề án hợp nhất 2 tỉnh, thành; công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.Hải Phòng sau hợp nhất, nhiệm kỳ 2025 -2030”.
2025-04-23 07:18:01

Triển khai cao điểm thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sĩ chưa xác định thông tin

Phương pháp lấy mẫu ADN thân nhân liệt sỹ đang được các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an tích cực triển khai để sớm xác định danh tính, phần mộ của các liệt sỹ đã ngã xuống vì nền độc lập dân tộc.
2025-04-22 23:50:31
Đang tải...