Giải gấp bài toán thừa thiếu giáo viên

2018-10-14 11:18:14 0 Bình luận
Tình trạng thừa, thiếu giáo viên diễn ra ở các bậc học đang là bài toán khó của ngành giáo dục và đào tạo, đòi hỏi phải xử lý khẩn trương để không ảnh hưởng tới việc học tập của học sinh.

Trước tình trạng thừa, thiếu giáo viên gây bức xúc tại nhiều địa phương, trong phiên họp thường kỳ tháng 9/2018, Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và các địa phương khẩn trương rà soát và đề xuất các giải pháp cụ thể để xử lý việc thiếu biên chế giáo viên, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn và các địa phương có tăng dân số cơ học trên tinh thần bảo đảm thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương về tinh giản biên chế.


Các địa phương chủ động rà roát, sắp xếp lại các điểm trường, biên chế giáo viên phù hợp, điều chuyển từ nơi thừa biên chế sang nơi thiếu, thực hiện tinh giản biên chế, giảm đầu mối đơn vị sự nghiệp công lập để có điều kiện bổ sung cho nơi còn thiếu biên chế giáo viên, không để thiếu giáo viên, ảnh hưởng tới việc học tập của học sinh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết Bộ đã chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn về danh mục khung vị trí việc làm, định mức giáo viên, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp... theo quy định của Luật Viên chức.

Bộ cũng đã có các văn bản gửi chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát tình hình bố trí, sử dụng giáo viên mầm non, phổ thông và thực hiện tinh giản biên chế.

Tuy nhiên, công tác dự báo, hướng dẫn đôn đốc phối hợp thực hiện của Bộ chưa sát sao. Việc thanh tra, kiểm tra công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên, nhân viên của các cấp quản lý còn hạn chế.

Một số giải pháp đang được Bộ triển khai để khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên như tiếp tục công tác rà soát, dự báo nhu cầu giáo viên, quy hoạch mạng lưới đào tạo sư phạm, công bố chuẩn nghề nghiệp giáo viên, ban hành kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, dồn điểm trường lẻ về trung tâm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng xây dựng phần mềm thống kê số lượng, cơ cấu giáo viên theo cấp học, môn học của từng cơ sở giáo dục; thống kê trình độ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Kết quả thống kê sẽ giúp Bộ nắm bắt thông tin để nghiên cứu, xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phù hợp.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương chủ động rà soát, sắp xếp lại các điểm trường, biên chế giáo viên phù hợp, điều chuyển từ nơi thừa biên chế sang nơi thiếu, thực hiện tinh giản biên chế, giảm đầu mối đơn vị sự nghiệp công lập để có điều kiện bổ sung cho nơi còn thiếu biên chế giáo viên, không để thiếu giáo viên, ảnh hưởng tới việc học tập của học sinh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Để việc tinh giản biên chế đúng quy định và không còn gây bức xúc như trong thời gian qua, các địa phương áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành làm căn cứ thực hiện.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề nghị địa phương tăng cường vai trò của cơ quan chuyên môn cấp sở, phòng giáo dục và đào tạo trong công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ nhà giáo.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến thời điểm ngày 15/8, toàn quốc có trên 1,16 triệu giáo viên mầm non, phổ thông. So với nhu cầu sử dụng theo định mức quy định, số giáo viên còn thiếu sau khi đã được giao thêm biên chế để tuyển dụng là 75.989 người.

Số lượng thiếu tập trung chủ yếu ở bậc mầm non, thiếu 43.732 người; tiểu học thiếu 18.953 người; trung học cơ sở thiếu 10.143 người; trung học phổ thông thiếu 3.161 người.

Riêng cấp trung học cơ sở có tình trạng thừa, thiếu cục bộ giữa các môn học ở một số cơ sở giáo dục, giữa các địa phương trong một tỉnh mà không điều tiết được. Điều này dẫn đến việc một số địa phương đã ký hợp đồng giáo viên ngoài chỉ tiêu biên chế được giao không đúng với quy định hiện hành như Krông Pắk (Đắk Lắk), Cà Mau, Thanh Oai (Hà Nội), Phú Yên, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Hải Dương, Thanh Hóa, Quảng Trị ...

Nhiều nguyên nhân

Lý giải tình trạng bất cập này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, trước năm 2015, thực hiện Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, các địa phương chủ động phê duyệt biên chế. Do công tác quy hoạch, dự báo của các địa phương chưa kịp thời hoặc không hiệu quả, nên nhiều địa phương tuyển dụng không đúng số lượng, cơ cấu đội ngũ, dẫn đến việc thừa thiếu cục bộ.

Đặc biệt là, từ sau năm 2011, việc chuyển đổi mô hình trường bán công (không còn mô hình trường bán công) đã dẫn đến việc tuyển dụng giáo viên ở các trường bán công vào các trường công lập tăng lên, nhiều nơi tuyển dụng vào các trường công lập nhiều hơn chỉ tiêu biên chế được giao.

Bên cạnh đó, dân cơ học tăng nhanh tại các khu vực trung tâm, thành phố lớn, khu công nghiệp dẫn tới tăng trường lớp, tăng số lượng giáo viên. Đối với các vùng miền núi, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn, do đặc điểm đặc thù có nhiều điểm trường lẻ, sỹ số học sinh trong một lớp ít trong khi các lớp học này vẫn cần đảm bảo đủ giáo viên theo quy định.

Ngoài ra, đối với giáo viên mầm non, việc thực hiện phổ cập, đặc biệt phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi dẫn đến nhu cầu bổ sung nhiều giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu gia tăng số lượng trẻ mầm non đến trường.

Việc thừa, thiếu giáo viên diễn ra ở cả trong một cấp học và ở các cấp học khác nhau. Tuy nhiên, giáo viên dạy môn này không thể điều chuyển sang dạy môn khác, giáo viên cấp này không chuyển sang dạy cấp khác khi không đảm bảo trình độ chuẩn đào tạo. Việc điều chuyển giáo viên giữa các địa phương cũng khó khăn vì các địa phương được tổ chức tuyển dụng riêng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng việc phân cấp tại địa phương trong công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ nhà giáo còn nhiều bất cập vì hầu hết ở các địa phương, cơ quan chuyên môn là sở, phòng giáo dục và đào tạo không phải là đơn vị chủ trì, đầu mối về tuyển dụng giáo viên. Vì thế, các đơn vị này không chủ động trong việc điều tiết số lượng, cơ cấu đội ngũ theo môn học, cấp học và không chủ động điều tiết được giáo viên thừa, thiếu…

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Mãi ngời sáng “Trang văn bia” về một tiểu đoàn 3 lần anh hùng

Trong lịch sử dài xa của Việt Nam - Đất nước anh hùng, công cuộc đánh giặc giữ nước và dựng xây đất nước của dân tộc ta đã hóa thành bản “anh hùng ca” vang động, chảy dài, trong niềm kiêu hãnh, tự hào qua rất nhiều thời đại.
2024-11-27 14:43:46

Quảng Ninh: Người khuyết tật được quan tâm xây nhà mới

Vừa qua tại TP Móng Cái, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT-TMC) tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân TP Móng Cái và CLB Thiện nguyện Nhân tâm Hạ Long đã tổ chức khánh thành nhà tình thương cho gia đình người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.
2024-11-27 13:58:48

Bắc Kạn: Giải thể Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp K27 do không triển khai hoạt động đào tạo

Ngày 18/11/2024, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 2054/QĐ-UBND về việc giải thể Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp K27 Bắc Kạn.
2024-11-27 11:31:01

Khám phá thiên nhiên và bản sắc văn hoá Làng du lịch Tân Hoá

Minh Hóa (Quảng Bình) là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và cũng là vùng đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Ðây là cơ sở quan trọng để địa phương xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng.
2024-11-27 07:00:00

Xúc tiến, quảng bá Du lịch đêm Hà Nội 2024 với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”

Vào 18 giờ ngày 29/11/2024, tại không gian tuyến phố ẩm thực Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) sẽ khai mạc chương trình quảng bá sản phẩm du lịch "Đêm Hà Nội 2024" với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”; công bố Quyết định công nhận 3 điểm du lịch mới của Thủ đô và khai trương Tuyến tàu điện số 6.
2024-11-26 14:31:36

Tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Ban Chấp hành Trung ương Đảng cơ bản thống nhất chủ trương tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và tiếp tục nghiên cứu Chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam.
2024-11-26 08:14:24
Đang tải...