Giải pháp kích cầu phục hồi kinh tế bền vững

2021-11-08 12:00:00 0 Bình luận
Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, ban hành theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, đánh dấu việc chuyển giai đoạn trong nỗ lực phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế ở nước ta. Đó là bước chuyển có tầm quan trọng chiến lược trong nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép.

Tổng cầu yếu

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến sản xuất - kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm đặc biệt việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản trong và ngoài nước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2021 giảm mạnh tới 7,1% so với cùng kỳ năm trước, chứng tỏ nhu cầu tiêu dùng suy giảm.

Đặc biệt, đại dịch còn làm ảnh hưởng đến hoạt động cung - cầu, làm đứt gãy chuỗi cung ứng do thiếu nguồn lao động thu hoạch, chế biến và sản xuất; làm hạn chế việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa giữa các địa phương… Đối với thị trường trong nước, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với tiêu thụ thị trường trong nước xuất phát từ thu nhập của người tiêu dùng sụt giảm do tác động của dịch Covid-19 khiến họ phải điều chỉnh hành vi tiêu dùng, dẫn đến tổng cầu suy giảm.  

Qua theo dõi tổng mức bán lẻ 9 tháng qua, đặc biệt tháng 8 và 9 khi TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh thành phía Nam thực hiện giãn cách thì tổng mức bán lẻ lần đầu tiên trong lịch sử tăng trưởng âm, âm hơn 7,0%. Trong khi trước đây thông thường hằng năm, tổng mức bán lẻ trong nước tăng trưởng 9% - 10%, luôn luôn cao 1,5 lần GDP.

Bài toán đặt ra: cần tìm ra các giải pháp kích cầu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới... “Mục tiêu kép” đang chuyển dần từ tập trung chủ yếu cho phòng, chống đại dịch Covid-19 sang trạng thái “bình thường mới”, khôi phục kinh tế, đời sống người dân, trong đó có người cao tuổi. Đổi khôi phục kinh tế, đời sống, việc đánh giá tổng cầu và có giải pháp kích cầu nên được quan tâm đặc biệt.

Nếu nhìn vào tốc độ tăng của tiêu dùng cuối cùng (1,6%) và tốc độ tăng của tích lũy tài sản (4,27%) – hai bộ phận của tổng cầu đều cao hơn tốc độ tăng của GDP (1,42%) – một nội dung của tổng cầu, thì không ít người đều cho rằng tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, tức là tổng cầu không phải là “yếu”, ngược lại còn “khỏe” hơn tổng cung. Từ đó, phải “kích cung” chứ không phải “kích cầu”.

Tuy nhiên, có một nội dung rất quan trọng trong 9 tháng năm 2021 đã “xen” vào giữa tổng cung và tổng cầu – đó là phần nhập siêu hàng hóa và dịch vụ theo công thức cơ bản sau đây:

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) = Tích lũy tài sản + Tiêu dùng cuối cùng – Nhập siêu hàng hóa, dịch vụ

Hoặc: DP – Nhập siêu hàng hóa dịch vụ = Tích lũy tài sản + Tiêu dùng cuối cùng

Theo đó, phần nhập siêu hàng hóa, dịch vụ để nằm trong tích lũy tài sản và tiêu dùng cuối cùng; mà phần này trong 9 tháng của năm 2021 khá lớn (nhập siêu hàng hóa là 2.131 triệu USD, nhập siêu dịch vụ là 11.687 triệu USD) – theo ước tính sơ bộ chiếm  khoảng 5% GDP. Đây cũng là yếu tố, một mặt đã chiếm một phần quan trọng trong thị phần đầu ra của sản xuất trong nước (tức là GDP và cũng có nghĩa là tác động tiêu cực đến tốc độ tăng GDP), mặt khác cũng làm tăng tích lũy tài sản và tiêu dùng cuối cùng cao hơn thực tế số tích lũy tài sản và tiêu dùng sản phẩm sản xuất trong nước. Theo đó, có thể thấy tổng cầu (thực) yếu hơn tổng cung (bao gồm GDP sản xuất trong nước và nhập siêu hàng hóa dịch vụ).

Tổng cầu yếu do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chủ yếu nhất là tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng, tập trung ở những nơi có nhiều doanh nghiệp, có đông dân cư, trong thời gian khá dài, làm cho thu nhập bị giảm bởi số doanh nghiệp ra khỏi hoặc tạm thời ra khỏi thị trường nhiều và tăng, do tâm lý tiết kiệm tiêu dùng hoặc tỷ lệ tự cấp, tự túc tăng từ dưới 10% lên trên 10% tổng tiêu dùng cuối cùng.

                                           

Giải pháp kích cầu tiêu dùng nội địa để thúc đẩy phục hồi kinh tế

Để tăng trưởng cao lên, một mặt phải kích cầu (thực), đồng thời phải rà soát nhập siêu. Vấn đề đặt ra là quy mô của gói kích cầu nên là bao nhiêu và phương thức kích cầu nên như thế nào.

Trước hết, cần điểm qua gói kích cầu của Việt Nam năm 2009. Vào năm 2009, để ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã đưa ra gói kích cầu khoảng 9 tỷ USD – tương đương 9% quy mô GDP của năm đó (trên 99,8 tỷ USD). Nhờ gói kích cầu này mà Việt Nam đã không rơi vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng (tăng trưởng kinh tế chỉ bị giảm tốc độ chứ không bị mang dấu âm)… Tuy nhiên, với phương thức kích cầu thông qua việc cấp bù lãi suất (mà lúc đó được coi là sáng kiến riêng có của Việt Nam) đã kéo theo hơn 400 nghìn tỷ đồng từ các ngân hàng thương mại ra lưu thông, đã làm cho lạm phát cao lên trong nhiều năm sau đó.

Mười năm sau, trước đại dịch Covid-19 đã diễn ra ở hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, các nước đã nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua việc đưa lãi suất cơ bản xuống mức thấp gần như bằng 0% và tung ra các gói kích cầu lên tới hàng chục tỷ USD, bằng 20% GDP toàn cầu. Theo đó, có ba giải pháp kích cầu cơ bản. Một là, Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho người dân bằng tiền. Hai là, Nhà nước trợ giá, giảm thuế, giảm chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Ba là, Nhà nước đứng ra mua sản phẩm, dịch vụ mà các doanh nghiệp cung cấp.

Việt Nam cũng nằm trong diễn biến chung của thế giới, nhất là từ cuối tháng 4 khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở 62/63 tỉnh/thành phố, tập trung ở các địa bàn đông dân cư, có nhiều doanh nghiệp. Mới qua 9 tháng năm 2021, đã có trên 90 nghìn doanh nghiệp (chiếm trên 11,1% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động) phải ra khỏi hoặc tạm thời ra khỏi thị trường, tăng trưởng kinh tế quý III giảm 6,17% và 9 tháng chỉ tăng 1,42%, dự báo cả năm tăng dưới 3,5% - đều là tốc độ tăng thấp nhất trong mấy chục năm qua; lực lượng lao động và số lao động đang làm việc giảm, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng… Do đó, muốn vực dậy nền kinh tế không thể không vận dụng các giải pháp kích cầu.

Để tăng tổng cầu cần có nhiều giải pháp tác động đến các bộ phận dân cư. Trước hết là đối với đầu tư, cần lưu ý một số điểm.

Một là, cần giữ tỷ lệ vốn đầu tư/GDP bằng 30% như chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Đây là vấn đề có thể có tranh cãi, bởi có vẻ như mâu thuẫn với tư duy mới về chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ số lượng sang chất lượng, từ chiều rộng sang chiều sâu, giảm sự phụ thuộc của tăng trưởng vào việc tăng lượng vốn đầu tư.

Tuy nhiên, nếu đang từ tỷ lệ rất cao, đã giảm nhanh từ vài ba năm nay sẽ là cực đoan này sang cực đoan khác. Đây là tăng hiệu quả đầu tư tốt hơn là tăng lượng vốn đầu tư, nhưng khi hiệu quả đầu tư chưa thể nâng nhanh lên được, nếu giảm nhanh lượng vốn đầu tư, thì tăng trưởng kinh tế sẽ trì trệ, thậm chí sẽ bị suy giảm. Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP có thể phải giảm xuống thấp hơn, nhưng có lẽ phải ba, bốn năm nữa, khi hiệu quả đầu tư cao lên, tăng trưởng kinh tế cao lên.

Hai là, cần có giải pháp mạnh hơn đối với từng nguồn vốn đầu tư. Đối với nguồn vốn thuộc khu vực nhà nước cần có các giải pháp khác nhau. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, cần giải ngân nhanh vốn, đẩy nhanh tiến độ thi công; tìm thêm nguồn vốn thông qua việc Chính phủ phát hành trái phiếu để vay trong nước cho đầu tư công; có thể tính đến Ngân hàng Nhà nước cho ngân sách vay bằng mua trái phiếu Chính phủ. Đẩy nhanh hơn nữa công tác cổ phần hoá để huy động vốn của xã hội, nhất là các đơn vị lớn. Mạnh dạn thoái vốn nhà nước ở các doanh nghiệp, bao gồm cả ngành hàng không, viễn thông. Trả nợ xây dựng cơ bản các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cần thoái vốn ngoài ngành để tập trung cho chuyên ngành chính...

Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cần thu hút mạnh hơn các dự án để thu hút kỹ thuật - công nghệ cao và tính lan toả của nó, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm... Phát triển thị trường chứng khoán, mở “room” đối với ngành, lĩnh vực cho nhà đầu tư nước ngoài để thu hút FII. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện vốn ODA...

Đối với nguồn vốn dân cư, doanh nghiệp tư nhân, cần có giải pháp mạnh hơn để vừa chống vàng hóa, đô-la hóa, vừa thu hút được một lượng vốn khổng lồ đang nằm trong dân đầu tư trực tiếp cho sản xuất - kinh doanh...

Một vấn đề quan trọng là nâng cao hiệu quả đầu tư - vấn đề quan trọng hơn cả tăng lượng vốn - trong đó đặc biệt quan tâm đến nâng cao hiệu quả đầu tư vốn của khu vực nhà nước, bởi hệ số ICOR của khu vực này rất cao (bình quân thời kỳ 2009 - 2012, ICOR của khu vực này lên đến 8,5 lần, cao hơn hệ số chung là 6 lần, cao hơn khu vực FDI là 7,8 lần và cao gấp đôi khu vực ngoài nhà nước là 4 lần).

Đối với tổng mức bán lẻ hiện nay cần quan tâm đến một số giải pháp. Chính phủ cần đẩy nhanh việc cắt giảm, giãn hoãn các khoản thuế, nhất là thuế VAT vì loại thuế này trực tiếp liên quan đến giá cả mà người mua phải trả.

Các doanh nghiệp cần tìm mọi cách để tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, kể cả hạ giá bán, bán trả góp, khuyến mại, đưa hàng hóa về nông thôn... Kiềm chế nhập khẩu những  mặt hàng trong nước đã sản xuất; yêu cầu các doanh nghiệp FDI tăng hơn nữa tỷ lệ xuất khẩu các mặt hàng đã sản xuất.

Ba là, ngoài các biện pháp về tiền tệ, tài khoá, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì một trong các giải pháp quan trọng là tăng tổng cầu, đặc biệt kích cầu tiêu dùng nội địa, đồng thời tiến hành nhiều giải pháp để tăng tổng cầu, thúc đẩy tiêu dùng nội địa, kết nối cung cầu. Tái khởi động lại hàng loạt các chương trình kể cả online và offline, khởi động Chương trình khuyến mại quốc gia tập trung…. nhằm kết nối giữa người mua và người bán giúp người tiêu dùng tiếp cận hàng hóa thuận lợi, giá rẻ.

Mặt khác, cần tránh tình trạng các địa phương đưa ra các biện pháp phòng chống dịch khá cực đoan, trái với chỉ đạo của Chính phủ về việc đảm bảo lưu thông hàng hóa, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng. Việc đó tạo ra áp lực rất lớn đối với hàng hóa, lưu thông gây đứt chuỗi cung ứng.

Lưu thông là “huyết mạch” của nền kinh tế, nếu như không giải được bài toán về lưu thông thì không thể phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, vấn đề về thực thi các Chỉ thị, Nghị quyết chống dịch cần thật sự thống nhất tại các địa phương tránh gây ra những khó khăn nhất định cho doanh nghiệp./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ xây mới nhà thiệt hại do bão số 3

Những ngày qua, TP.Hải Phòng đã nhận dc sự quan tâm, chung tay, góp sức từ các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…trong việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây ra. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho Hải Phòng thiệt hại về người và tài sản lên tới 11.000 tỷ đồng.
2024-09-19 19:48:34

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Đại nhạc hội sinh viên kinh tế 2024 chính thức ấn định ngày trở lại

Một tin vui bất ngờ dành cho cộng đồng sinh viên NEU! Sau khi tạm hoãn vì những lý do khách quan, BTC NEU Concert 2024 đã chính thức xác nhận thời gian trở lại vào ngày 5/10.
2024-09-19 15:25:44

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

UBMTTQ Việt Nam TP.Hải Phòng tiếp nhận hơn 60 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3

18/9, Quân khu 7 và các doanh nghiệp đã đến trao tặng kinh phí, nhu yếu phẩm, trang thiết bị, vật tư hỗ trợ Hải Phòng khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, tổng số tiền 2 tỷ đồng. Tính đến nay, UBMTTQ Việt Nam TP.Hải Phòng tiếp nhận kinh phí ủng hộ khoảng hơn 60 tỷ đồng.
2024-09-19 10:31:19
Đang tải...