Hà Nội: Chính thức tăng học phí lên 80.000 đồng/tháng
2016-08-02 09:53:48
0 Bình luận
Sau khi thảo luận và quyết nghị, đại biểu HĐND TP.Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về mức thu học phí. Như vậy, từ năm học 2016 – 2017, học sinh sẽ phải đóng 80.000 đồng/tháng thay vì 60.000 đồng như trước đây.
Đến năm 2017 – 2018 tăng lên 110.000 đồng/học sinh và lên 300.000 đồng/học sinh/tháng năm học 2020 – 2021.
Trình bày trước HDND TP, ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, cho biết, năm học 2015 - 2016 tổng số thu từ học phí công lập cấp học mầm non và phổ thông của Hà Nội là khoảng 287,519 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 6,7% tổng chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp); kinh phí NSNN cấp chi theo định mức khoảng 4.028,709 tỷ đồng. Nguồn thu học phí đã hỗ trợ một phần, cùng ngân sách nhà nước đáp ứng nhu cầu chi phục vụ dạy và học tại các cơ sở giáo dục công lập.
Tuy nhiên, theo UBND TP. Hà Nội, mức thu học phí hiện nay ở mức thấp nhất trong khung học phí quy định của Chính phủ; các đơn vị phải sử dụng 40% tổng số thu học phí để chi thực hiện cải cách tiền lương. Như vậy, kinh phí còn lại (60% nguồn thu học phí) được sử dụng để chi hỗ trợ phục vụ giảng dạy và học tập.
Điều này sẽ hạn chế về nguồn lực hỗ trợ các cơ sở giáo dục để nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo. Việc thu học phí thấp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến có đơn vị tự ý đưa ra các khoản thu khác để huy động phụ huynh học sinh dưới nhiều hình thức, điều này đã gây tâm lý không tốt trong phụ huynh và dư luận xã hội.
Theo đó, mức học phí năm học 2016 - 2017 của thành phố Hà Nội thấp hơn so với mức bình quân các Thành phố trực thuộc Trung ương; thấp hơn mức thu bình quân của các thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng; thấp hơn so với bình quân 10 tỉnh đồng bằng Sông Hồng.
Do đó, mức thu được đề xuất từ năm học 2016 – 2017 tăng khoảng 25 - 33% so với năm học 2015 - 2016 và nằm trong khung quy định của Chính phủ, định hướng các năm sau tăng từ 20 - 41% so năm trước theo từng vùng khác nhau để đến năm học 2020 - 2021 mức thu đạt mức cao trong khung học phí theo quy định của Chính phủ, góp phần huy động bổ sung từ nguồn đóng góp của nhân dân và giảm phần chi từ ngân sách.
Tổng số thu học phí theo mức thu đề xuất dự kiến là 450,404 tỷ đồng; tăng 112,538 tỷ đồng so năm học trước, trong đó: Khu vực thành thị tăng: 65,108 tỷ đồng, khu vực nông thôn tăng: 47,183 tỷ đồng, khu vực miền núi tăng 0,247 tỷ đồng.
Cụ thể: UBND TP. Hà Nội đề xuất, ở vùng thành thị, mức thu học phí năm học 2015 – 2016 là 60.000 đồng/tháng/học sinh lên 80.000 đồng/tháng/học sinh năm học 2016 – 2017 và 110.000 đồng/học sinh/tháng năm học 2017 – 2018 và lên 300.000 đồng/học sinh/tháng năm học 2020 – 2021.
Ở vùng nông thôn, mức thu đề xuất từ 30.000 đồng/học sinh/tháng năm học 2015 – 2016 lên 40.000 đồng/học sinh/tháng năm học 2016 – 2017, thu 55.000 đồng/học sinh/tháng năm học 2017 – 2018 và đến năm học 2020 – 2021 mức thu là 120.000 đồng/tháng/học sinh.
Ở vùng miền núi, mức thu năm học 2015 – 2016 là 8.000 đồng/học sinh/tháng, đề xuất từ năm học 2016 – 2017 thu 10.000 đồng/học sinh/tháng; thu 14.000 đồng/học sinh/tháng năm học 2017 – 2018 và thu 30.000 đồng/học sinh/tháng năm học 2020 – 2021.
Trình bày báo cáo thẩm tra của HĐND TP. Hà Nội, ông Trần Thế Cương, Trưởng ban Ban Văn hoá – Xã hội cho biết, theo quy định của Nghị định 86/2015/NĐ-CP, “Từ năm học 2016-2017 trở đi, học phí được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân hàng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo”.
Ban Văn hóa - Xã hội đồng tình với đề xuất của UBND Thành phố, mức thu học phí phù hợp với khả năng chi trả của người dân và nguồn học phí tăng thêm sẽ hô trợ các cơ sở giáo dục công lập có thêm điều kiện về nguồn lực để đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất... và người được hưởng lợi chính là các em học sinh.
Bên cạnh đó, đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn hiểu và đồng thuận. Đồng thời, tăng cường công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học, quản lý việc lạm thu ngoài học phí, các khoản thu tự nguyện và tình trạng dạy thêm, học thêm của các trường; công tác thu, chi tài chính.
Giám đốc Sở GD &ĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ |
Trình bày trước HDND TP, ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, cho biết, năm học 2015 - 2016 tổng số thu từ học phí công lập cấp học mầm non và phổ thông của Hà Nội là khoảng 287,519 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 6,7% tổng chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp); kinh phí NSNN cấp chi theo định mức khoảng 4.028,709 tỷ đồng. Nguồn thu học phí đã hỗ trợ một phần, cùng ngân sách nhà nước đáp ứng nhu cầu chi phục vụ dạy và học tại các cơ sở giáo dục công lập.
Tuy nhiên, theo UBND TP. Hà Nội, mức thu học phí hiện nay ở mức thấp nhất trong khung học phí quy định của Chính phủ; các đơn vị phải sử dụng 40% tổng số thu học phí để chi thực hiện cải cách tiền lương. Như vậy, kinh phí còn lại (60% nguồn thu học phí) được sử dụng để chi hỗ trợ phục vụ giảng dạy và học tập.
Điều này sẽ hạn chế về nguồn lực hỗ trợ các cơ sở giáo dục để nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo. Việc thu học phí thấp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến có đơn vị tự ý đưa ra các khoản thu khác để huy động phụ huynh học sinh dưới nhiều hình thức, điều này đã gây tâm lý không tốt trong phụ huynh và dư luận xã hội.
Theo đó, mức học phí năm học 2016 - 2017 của thành phố Hà Nội thấp hơn so với mức bình quân các Thành phố trực thuộc Trung ương; thấp hơn mức thu bình quân của các thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng; thấp hơn so với bình quân 10 tỉnh đồng bằng Sông Hồng.
Do đó, mức thu được đề xuất từ năm học 2016 – 2017 tăng khoảng 25 - 33% so với năm học 2015 - 2016 và nằm trong khung quy định của Chính phủ, định hướng các năm sau tăng từ 20 - 41% so năm trước theo từng vùng khác nhau để đến năm học 2020 - 2021 mức thu đạt mức cao trong khung học phí theo quy định của Chính phủ, góp phần huy động bổ sung từ nguồn đóng góp của nhân dân và giảm phần chi từ ngân sách.
Tổng số thu học phí theo mức thu đề xuất dự kiến là 450,404 tỷ đồng; tăng 112,538 tỷ đồng so năm học trước, trong đó: Khu vực thành thị tăng: 65,108 tỷ đồng, khu vực nông thôn tăng: 47,183 tỷ đồng, khu vực miền núi tăng 0,247 tỷ đồng.
Cụ thể: UBND TP. Hà Nội đề xuất, ở vùng thành thị, mức thu học phí năm học 2015 – 2016 là 60.000 đồng/tháng/học sinh lên 80.000 đồng/tháng/học sinh năm học 2016 – 2017 và 110.000 đồng/học sinh/tháng năm học 2017 – 2018 và lên 300.000 đồng/học sinh/tháng năm học 2020 – 2021.
Ở vùng nông thôn, mức thu đề xuất từ 30.000 đồng/học sinh/tháng năm học 2015 – 2016 lên 40.000 đồng/học sinh/tháng năm học 2016 – 2017, thu 55.000 đồng/học sinh/tháng năm học 2017 – 2018 và đến năm học 2020 – 2021 mức thu là 120.000 đồng/tháng/học sinh.
Ở vùng miền núi, mức thu năm học 2015 – 2016 là 8.000 đồng/học sinh/tháng, đề xuất từ năm học 2016 – 2017 thu 10.000 đồng/học sinh/tháng; thu 14.000 đồng/học sinh/tháng năm học 2017 – 2018 và thu 30.000 đồng/học sinh/tháng năm học 2020 – 2021.
Trình bày báo cáo thẩm tra của HĐND TP. Hà Nội, ông Trần Thế Cương, Trưởng ban Ban Văn hoá – Xã hội cho biết, theo quy định của Nghị định 86/2015/NĐ-CP, “Từ năm học 2016-2017 trở đi, học phí được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân hàng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo”.
Ban Văn hóa - Xã hội đồng tình với đề xuất của UBND Thành phố, mức thu học phí phù hợp với khả năng chi trả của người dân và nguồn học phí tăng thêm sẽ hô trợ các cơ sở giáo dục công lập có thêm điều kiện về nguồn lực để đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất... và người được hưởng lợi chính là các em học sinh.
Bên cạnh đó, đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn hiểu và đồng thuận. Đồng thời, tăng cường công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học, quản lý việc lạm thu ngoài học phí, các khoản thu tự nguyện và tình trạng dạy thêm, học thêm của các trường; công tác thu, chi tài chính.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Infonet.vn
Đại hội đồng cổ đông SHB: Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%
Ngày 22/4, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của hàng nghìn cổ đông và người được ủy quyền.
2025-04-23 09:59:04
VPBank ghi nhận lợi nhuận tích cực trong quý I, bám sát mục tiêu tỷ đô năm 2025
PBank kết thúc quý đầu tiên của năm 2025 với các chỉ tiêu tài chính tích cực: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.015 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ, tổng tài sản vượt 994.000 tỷ đồng. Cùng với đó, tăng trưởng tín dụng và huy động đồng bộ ở mức cao, vượt trội so với bình quân toàn ngành. Những kết quả này bám sát kế hoạch tham vọng mà VPBank sẽ trình cổ đông thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2025.
2025-04-23 09:44:46
Hải Phòng và Hải Dương xây dựng Đề án hợp nhất hai tỉnh, thành
Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương vừa có Kết luận số 555-KL/TUHP-TUHD về việc “xây dựng Đề án hợp nhất 2 tỉnh, thành; công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.Hải Phòng sau hợp nhất, nhiệm kỳ 2025 -2030”.
2025-04-23 07:18:01
Triển khai cao điểm thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sĩ chưa xác định thông tin
Phương pháp lấy mẫu ADN thân nhân liệt sỹ đang được các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an tích cực triển khai để sớm xác định danh tính, phần mộ của các liệt sỹ đã ngã xuống vì nền độc lập dân tộc.
2025-04-22 23:50:31
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 sẽ diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh
Chiều 22/4, tại Hà Nội, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu về Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 6 đến 8/5 với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”.
2025-04-22 21:54:23
Một lá cờ trong ly cà phê và thông điệp lặng lẽ về lòng yêu nước
Giữa những dòng trạng thái nhạt nhòa lòng biết ơn, tinh thần dân tộc lại bừng lên từ một ly cà phê – được pha bằng cả trái tim...
2025-04-22 14:35:39