Hai điểm yếu sinh tử của luật trong bảo vệ cổ đông thiểu số

2020-02-11 09:50:22 0 Bình luận
Luật Doanh nghiệp 2014 tạo ra cơ chế giúp cổ đông thiểu số có cơ hội đưa người của mình vào hội đồng quản trị công ty, nhưng cũng từ Luật này, cổ đông đa số có thể bãi miễn các thành viên đại diện cho nhóm thiểu số nhờ ưu thế đa số của họ.

Hội đồng quản trị với việc bảo vệ cổ đông thiểu số

Trong công ty cổ phần, các cổ đông là chủ sở hữu công ty nhưng quyền điều hành công ty được giao cho ban giám đốc. Cổ đông họp đại hội đồng cổ đông một năm một, hai lần rồi giải tán, còn ban giám đốc thì quản lý công ty thường trực. Cơ chế này tạo ra khả năng lạm quyền từ ban giám đốc và các nhân viên quản lý công ty, đi ngược lại quyền lợi của chủ sở hữu.

Để hạn chế sự lạm quyền của ban giám đốc, luật cho phép cổ đông bầu ra hội đồng quản trị (HĐQT), với tư cách cơ quan đại diện thường trực của các cổ đông, để quản lý công ty và giám sát ban giám đốc.

Với vai trò đại diện cho ý chí của toàn thể cổ đông, việc bầu cử HĐQT được thực hiện theo một cơ chế đặc thù: bầu dồn phiếu. Theo cơ chế này, tổng số phiếu bầu của cổ đông sẽ được nhân lên tương ứng với số cổ phần sở hữu và số thành viên HĐQT được bầu và cổ đông có quyền dồn hết hoặc một phần số phiếu bầu của mình cho ứng cử viên mà họ chọn lựa. Người trúng cử sẽ được xác định theo số phiếu bầu từ cao xuống thấp mà không yêu cầu phải đáp ứng một tỷ lệ phần trăm nào (65% hoặc 51%) như các quyết định khác của đại hội đồng cổ đông. Bầu dồn phiếu được thực hiện một lần duy nhất và do vậy tăng khả năng để cổ đông thiểu số đưa người vào HĐQT vì cổ đông đa số cũng như cổ đông thiểu số cũng chỉ được sử dụng quyền biểu quyết một lần mà thôi.

Do vai trò quan trọng như vậy, cổ đông nào nắm được HĐQT sẽ nắm được ban giám đốc và qua đó kiểm soát công ty. Cuộc chiến chiếm HĐQT là cuộc chiến thường xuyên và khốc liệt, đặc biệt vào giai đoạn chuyển giao nhiệm kỳ. Đây chính là thời điểm chúng ta thấy sự nửa vời của Luật Doanh nghiệp 2014 trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số. Hai điểm yếu sinh tử của Luật Doanh nghiệp 2014 là: (1) Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT và (2) Quy định về bãi miễn thành viên HĐQT.

Nhiệm kỳ là nhiệm kỳ của ai?

Có một hiểu nhầm phổ biến nhưng tai hại hiện nay là nhiệm kỳ được tính cho HĐQT. Cách hiểu này xuất phát từ quy định tại điều 109 Luật Doanh nghiệp 2005, cụ thể là “Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là năm năm. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá năm năm;…”. Như vậy, khi hết nhiệm kỳ, các thành viên HĐQT sẽ được bầu lại cùng một lúc.

Nhìn tổng thể, cố gắng đưa người vào HĐQT của cổ đông thiểu số thành công trong giai đoạn đầu nhưng chịu thất bại chung cuộc!

Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2014 đã thay đổi cách tiếp cận, theo đó, nhiệm kỳ sẽ được tính cho từng thành viên HĐQT. Điều 150 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Nhiệm kỳ của thành viên hội đồng quản trị, thành viên độc lập hội đồng quản trị không quá năm năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế…”. Quy định này được hiểu là thời hạn nhiệm kỳ của các thành viên HĐQT sẽ đều là năm năm, nhưng thời điểm bắt đầu và kết thúc nhiệm kỳ của từng thành viên là khác nhau, do họ có thể được bầu vào những thời điểm khác nhau. Nói cách khác, sự thay đổi trong Luật Doanh nghiệp 2014 dẫn đến kết quả là HĐQT sẽ bị xé lẻ ra để bầu làm nhiều đợt. Với ưu thế về số phiếu bầu, cổ đông đa số dễ dàng chiến thắng những đợt bầu cử như vậy để đưa ứng viên của họ vào HĐQT. Trong những trường hợp có nhiều đợt bầu như vậy, cơ chế bầu dồn phiếu không còn tác dụng trong bảo vệ cổ đông thiểu số. Và cơ hội để cổ đông thiểu số đưa người vào HĐQT sẽ thấp đi, hệ quả kéo theo là nguy cơ về sự thiếu minh bạch trong quản trị công ty.

Bầu thì dồn, bãi thì không

Thành viên HĐQT được bầu theo cơ chế bầu dồn phiếu, nhưng đáng lưu ý là việc bãi miễn lại được thực hiện theo cơ chế biểu quyết đơn thuần.

Trừ khi điều lệ có quy định khác, còn thông thường việc bãi miễn thành viên HĐQT sẽ được thông qua khi được 51% cổ đông tham dự cuộc họp đại hội đồng cổ đông đồng ý. Luật Doanh nghiệp 2014 cũng không buộc cổ đông chỉ được bãi miễn thành viên mà trước đây họ đề cử hoặc ủng hộ. Khi cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ trên 51% số cổ phần có quyền biểu quyết, họ có quyền bãi miễn bất cứ thành viên HĐQT nào, kể cả các thành viên không do họ đề cử.

Vậy là, nhờ bầu dồn phiếu, cổ đông thiểu số có thể có cơ hội đưa được người của mình vào HĐQT ở giai đoạn đầu của nhiệm kỳ, nhưng sau đó, thành viên do cổ đông thiểu số đề cử sẽ bị cổ đông đa số đề nghị bãi miễn. Việc bãi miễn này chắc chắn được đại hội đồng cổ đông thông qua vì nằm trong tay cổ đông đa số.

Nhìn tổng thể, cố gắng đưa người vào HĐQT của cổ đông thiểu số thành công trong giai đoạn đầu nhưng chịu thất bại chung cuộc!

Trông chờ Dự thảo luật sửa đổi

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2014 sửa đổi đang được dự thảo và lấy ý kiến. Từ những phân tích nêu trên, với mong muốn tăng cường sự bảo vệ đối với cổ đông thiểu số, người viết cho rằng cần xem xét lại các quy định về HĐQT trong Luật Doanh nghiệp 2014 và nếu cần, có thể trở lại cơ chế nhiệm kỳ HĐQT theo Luật Doanh nghiệp 2005. Đồng thời, nên hạn chế khả năng xé nhỏ HĐQT để bầu nhiều lần cũng như hạn chế khả năng cổ đông lớn bãi miễn thành viên HĐQT do cổ đông thiểu số đề cử trong nhiệm kỳ tương ứng.

Theo LS. Hoàng Thị Hoài Thu

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ xây mới nhà thiệt hại do bão số 3

Những ngày qua, TP.Hải Phòng đã nhận dc sự quan tâm, chung tay, góp sức từ các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…trong việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây ra. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho Hải Phòng thiệt hại về người và tài sản lên tới 11.000 tỷ đồng.
2024-09-19 19:48:34

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Đại nhạc hội sinh viên kinh tế 2024 chính thức ấn định ngày trở lại

Một tin vui bất ngờ dành cho cộng đồng sinh viên NEU! Sau khi tạm hoãn vì những lý do khách quan, BTC NEU Concert 2024 đã chính thức xác nhận thời gian trở lại vào ngày 5/10.
2024-09-19 15:25:44

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

UBMTTQ Việt Nam TP.Hải Phòng tiếp nhận hơn 60 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3

18/9, Quân khu 7 và các doanh nghiệp đã đến trao tặng kinh phí, nhu yếu phẩm, trang thiết bị, vật tư hỗ trợ Hải Phòng khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, tổng số tiền 2 tỷ đồng. Tính đến nay, UBMTTQ Việt Nam TP.Hải Phòng tiếp nhận kinh phí ủng hộ khoảng hơn 60 tỷ đồng.
2024-09-19 10:31:19
Đang tải...