Hạn mặn ở ĐBSCL và sự ảnh hưởng của nó

2020-03-27 11:30:55 0 Bình luận
Tình hình xâm nhập mặn của ĐBSCL năm nay đến sớm và gay gắt hơn cả mùa khô năm 2015 – 2016 khiến cho việc sản xuất nông nghiệp và cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn. Một trong các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng buồn trên là mức biến đổi khí hậu ngày càng tăng.

Hạn hán, xâm nhập mặn năm 2019 – 2020 được các chuyên gia môi trường và chuyên gia kinh tế nhận định ở mức khốc liệt nhất trong 100 năm trở lại đây, vượt cả thời điểm hạn hán, xâm nhập mặn năm 2016. Tình hình xâm nhập mặn diễn ra rất khốc liệt từ cuối năm 2019 và càng nặng nề hơn vào năm 2020.

Trong tháng 2 và tháng 3, tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ở mức độ sâu hơn, gay gắt hơn trung bình nhiều năm. Trong một số thời điểm, xâm nhập mặn ở đây có thể ở mức tương đương hoặc cao hơn cùng kỳ năm 2016.Trong trường hợp cực đoan, thời gian thiếu mưa kéo dài kết hợp với việc sử dụng và khai thác tài nguyên nước trong lưu vực sẽ làm cho tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trở nên trầm trọng hơn mùa khô năm 2015 - 2016.

Hàng chục ngàn ha hoa màu diện tích lúa bị thiệt hại do hạn mặn.

Nguyên nhân gây nên hạn mặn ở ĐBSCL.

Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, tính đến ngày 10/2/2020, hạn hán và xâm nhập mặn đã làm thiệt hại gần 29.700 ha vụ Mùa 2019 và Đông Xuân 2019 - 2020; khoảng 332.000 ha lúa Đông Xuân; 136.000 ha cây ăn quả  khả năng sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian tiếp theo của mùa khô 2020.

Tại các tỉnh thuộc ĐBSCL hiện có khoảng 82.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Do hiện tượng khô hạn kéo dài khiến cho lượng nước trên các kênh khô cạn không còn phản áp, gây ra hiện tượng sụp lở đất các tuyến đường giao thông nông thôn, cụ thể tại tỉnh Cà Mau, đã xảy ra sạt lở tại 75 tuyến đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài khoảng 6.400m.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Phạm Văn Cảnh cho biết, trước tình hình diễn biến phức tạp của hạn mặn, tỉnh Long An đã tổ chức kiểm tra thực tế tại các địa phương để nắm bắt thông tin về nguồn nước; đồng thời, nhờ sự chi viện của tỉnh Tiền Giang cho mở các cống Rạch Gốc, Cầu Quán, Quân Thọ để dẫn nước ngọt từ hệ thống Rạch Chanh - Nguyễn Văn Tiếp về vùng Bảo Định, tạo nguồn nước cho trên 10.000 ha thanh long.

Trong khi đó, ông Lê Văn Hưởng - Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho rằng, tỉnh cũng đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp như tăng cường lấy gạn nước ngọt qua cống Xuân Hòa để trữ nước trên các tuyến kênh trục; xây dựng và vận hành 9 trạm bơm điện làm gia tăng lượng nước lấy qua công trình đầu mối; đồng thời tổ chức 415 điểm bơm chuyền, thực hiện phân vùng để điều tiết nước cho cây trồng.

Đối với tỉnh Bến Tre, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Cao Văn Trọng cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ tổ chức vận hành có hiệu quả, hợp lý các công trình thủy lợi, nhất là các đập tạm, các cống thuộc hệ thống thủy lợi Nam - Bắc Bến Tre; tăng cường công tác quan trắc môi trường, đo kiểm tra độ mặn tại các trạm đo hiện có và tăng cường thêm các điểm đo khác ở khu vực thượng nguồn để kịp thời xả nước mặn và lấy nước ngọt phù hợp.

Nhiều cơ quan, đơn vị hỗ trợ các chuyến tàu vận chuyển nước ngọt và dụng cụ trữ nước cho người dân Bến Tre.

Theo ông Cao Văn Trọng, trước mắt tỉnh Bến Tre sẽ thực hiện khẩn cấp vận chuyển nước ngọt từ các tỉnh khác về để cung cấp cho các hoạt động thiết yếu, các bệnh viện, trường học và nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống, không để ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Trước thực trạng trên, giải pháp trước tiên là tăng cường dự báo, cảnh báo thiên tai, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn cho vùng ĐBSCL. Đẩy mạnh điều tra, khảo sát, đánh giá tiềm năng nước mặt, nước ngầm và khả năng sụt lún, sạt lớn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế. Rà soát, đánh giá, bổ sung các quy hoạch phát triển, đặc biệt là quy hoạch đê sông, đê biển, hồ chứa; xây dựng mạng lưới giám sát biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Bên cạnh đó cần trồng, phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn ven biển nhằm từng bước tạo đai rừng chắn sóng, chống sạt lở bờ biển, bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái ven biển, tạo sinh kế bền vững cho người dân bản địa. Phải nâng cấp, gia cố, xây mới các hồ nước ngọt, phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân trong bối cảnh hạn hán và xâm nhập mặn gia tăng.

Về giải pháp lâu dài cần bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp; đa dạng hóa và phát triển các cây trồng có khả năng thích ứng với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn; nghiên cứu chọn tạo các giống cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực có khả năng chịu hán, mặn tốt. Cải tạo hạ tầng kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tập quán sản xuất và sinh hoạt của cư dân ven biển để thích nghi với mực nước biển dâng…

Hạn mặn năm 2020 diễn ra gay gắt hơn năm 2016, nhưng đã được cảnh báo sớm. Thủ tướng Chính phủ cũng đã sớm có chỉ thị triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn, mặn, thiệt hại có thể sẽ thấp hơn rất nhiều so năm 2016 nếu được các ngành, các cấp, doanh nghiệp và người dân chủ động, tích cực phòng tránh.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ xây mới nhà thiệt hại do bão số 3

Những ngày qua, TP.Hải Phòng đã nhận dc sự quan tâm, chung tay, góp sức từ các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…trong việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây ra. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho Hải Phòng thiệt hại về người và tài sản lên tới 11.000 tỷ đồng.
2024-09-19 19:48:34

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Đại nhạc hội sinh viên kinh tế 2024 chính thức ấn định ngày trở lại

Một tin vui bất ngờ dành cho cộng đồng sinh viên NEU! Sau khi tạm hoãn vì những lý do khách quan, BTC NEU Concert 2024 đã chính thức xác nhận thời gian trở lại vào ngày 5/10.
2024-09-19 15:25:44

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26
Đang tải...