Hàng Thái Lan áp đảo hàng Việt Nam
Đi thăm quan các siêu thị, tạp hóa, chợ ta bắt gặp hàng Thái tràn lan trên các gian hàng. Các mặt hàng như dầu gội, sữa tắm, xà phòng giặt, nước xả, kem đánh răng, bánh kẹo của Thái được bán rất chạy. Phải chăng, tâm lý người Việt “sính” hàng Thái?
Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)
Thực tế cho thấy, hàng Thái Lan được người tiêu dùng ưa chuộng là bởi giá chỉ cao hơn hàng Việt có 10-20%, rẻ hơn rất nhiều hàng nhập từ châu Âu nhưng chất lượng lại không thua kém. Điểm mạnh khác của hàng Thái là mẫu mã đẹp, đáp ứng nhu cầu của các đối tượng từ thấp tới cao.
Trong hội chợ hàng tiêu dùng tại TP Hồ Chí Minh đã có 300 doanh nghiệp Thái Lan tham gia, có đến 70% là hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, linh kiện điện tử… chỉ đứng sau hàng Trung Quốc. Đáng chú ý là hoa quả Thái Lan chiếm tới 40% thị phần nội địa Việt Nam.
Hàng Thái vào Việt Nam chủ yếu do hai con đường là nhập khẩu chính ngạch và hàng xách tay, khiến cơ quan chức năng không kiểm soát nổi. Vậy chúng ta thử đặt một câu hỏi cứ nhãn mác Thái Lan là chắc chắn đảm bảo về chất lượng? Thực tế cho thấy, vì lợi nhuận nhiều cửa hàng bất chấp nhập mặt hàng kém chất lượng để bán cho người tiêu dùng.
Theo như quan sát của chúng tôi tại các cửa hàng chuyên đồ Thái Lan, khách hàng mua rất nhiều các sản phẩm như: xà phòng giặt, nước xả, nước lau nhà… nói chung khách hàng chủ yếu là các bà nội trợ của gia đình. Giá cả hợp lý, phù hợp với người tiêu dùng Việt.
Vậy doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để khẳng định và chinh phục chính khách hàng của mình?
- Doanh nghiệp ta cần thực tế, mở rộng đầu tư và nắm chắc hệ thống cân đối
- Thay đổi chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì đa dạng và phong phú hơn
- Hướng tới thị trường nước ngoài vì hiện nay Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới.
Để hàng Việt có sự cạnh tranh tương xứng rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc giảm thuế, hỗ trợ xúc tiến thương mại.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.