Hội nghị trực tuyến: Chuyển đổi dạy nghề cần được quan tâm nhiều hơn nữa
2017-01-13 15:15:15
0 Bình luận
HOANHAP.VN - Sáng nay 13/1/2017, tại Hà Nội, Bộ Lao động thương binh và xã hội (LĐTB&XH) đã tổ chức “Hội nghị trực tuyến đánh giá mục tiêu, nhiệm vụ năm 2016; Phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ năm 2017; Lĩnh vực lao động, người có công”.
Tham gia hội nghị có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Ông Đào Ngọc Dung Bộ trưởng bộ LĐTB&XH; Bà Đào Hồng Lan Thứ trưởng bộ LĐTB&XH; Các lãnh đạo UBND của 63 tỉnh thành trong cả nước; Cùng nhiều các cơ quan ban ngành, các hiệp hội tham gia….
Năm 2016, năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020, diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại; kinh tế trong nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biến phức tạp của thời tiết, biến đổi khí hậu. Rét đậm, rét hại, bão lũ ở các tỉnh phía Bắc, miền Trung; tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và sự cố môi trường biển tại 04 tỉnh miền Trung đã ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống nhân dân.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: “Thời gian vừa qua toàn ngành LĐTB&XH đã có nhiều nỗ lực trong tham mưu, hoạch định chính sách và tổ chức triển khai thực hiện công tác lao động, việc làm, an sinh xã hội trong bối cảnh kinh tế xã hội có nhiều khó khăn, thách thức. Tại hội nghị này, chúng ta đánh giá mục tiêu nhiệm vụ năm 2016 bàn và quyết định các nhiệm vụ mục tiêu năm 2017 trên lĩnh vực việc làm, người có công và an sinh xã hội. Năm 2016 là năm đầu tiên chúng ta thực hiện nghị quyết đại hội 12 về kinh tế xã hội, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mục tiêu năm 2016 có ý nghĩa quan trọng tạo đà cho những năm tiếp theo để hoàn thành kế hoạch 5 năm. Thời gian vừa qua với sự nỗ lực của toàn ngành công tác về lao động, việc làm, người có công… đã có nhiều chuyển biến tích cực. Việc hoạch định chủ trương chính sách xây dựng thể chế đã đảm bảo thắng lợi theo chỉ đạo của Trung ương. Việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển thị trường lao động, chế độ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo trợ xã hội, bình đẳng giới phòng chống tham nhũng lãng phí đều được triển khai đồng bộ và đạt kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó ngành LĐTB&XH và các nội dung công tác của ngành còn nhiều khó khăn thách thức. Nhất là việc chất lượng dạy nghề chưa cao, chất lượng dạy nghề tại nông thôn chưa thực sự ổn định, đời sống của 1 bộ phận lao động nhất là các hộ nghèo, các đối tượng xã hội, người có khó khăn hoàn cảnh còn gặp nhiều thách thức; các tệ nạn ma túy, mại dâm còn diễn biến nhiều phức tạp. Nhiều lĩnh vực của chúng ta chưa đạt được mục tiêu đề ra trong đó lớn nhất là về bảo hiểm xã hội cũng như thực hiện bảo hiểm xã hội”.
Phát biểu tham luận tại hội nghị, đại diện lãnh đạo UBND tại đầu cầu tỉnh Đăk Nông bà Tôn Thị Ngọc Hạnh nói: “Đăk Nông là một tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo rất là cao, vậy nên những chủ trương của tỉnh lúc nào cũng ưu tiên việc xóa đói giảm nghèo phát triển kinh tế. Trong năm 2016 UBND tỉnh đã ban hành 3 nghị quyết nhằm đầu tư quan tâm giảm nghèo cho tỉnh. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng khi thực hiện tỉnh còn nhiều khó khăn thách thức về nguồn lực, nhân lực, chính sách còn chồng chéo. Tỉnh lại là nơi có nhiều dân tộc thiểu số, nhận thức còn hạn chế, phân bố không đều trên 1 khu vực rộng xa xôi khiến cho việc triển khai còn khó khăn. Tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh là 19,26% cận nghèo là 8,6% cá biệt có 2 huyện tỉ lệ hộ nghèo còn ở mức trên 50%. Tình trạng người dân tộc còn có tục lệ di cư tự do khiến cho việc kiểm soát đặc biệt phức tạp. Trong năm 2017, tỉnh tiếp tục đặt việc xóa đói giảm nghèo là mục tiêu, chủ trương chủ đạo của tỉnh. Tỉnh sẽ tìm và ra những cơ chế chính sách vừa phát triển kinh tế phát triển vừa song song với việc xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tăng cường tuyên truyền đẩy mạnh nhận thức của người dân về xóa nghèo bền vững, thoát nghèo, nâng cao dân trí và tạo ra nhiều việc làm”.
Sau khi nghe lãnh đạo các tỉnh trình bày tham luận Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu: “Những chủ trương chính sách chúng ta thực hiện và phát triển cuối cùng cũng để lo cho người dân. Chúng ta có làm được hay không đều có người dân đánh giá rồi. Có một vấn đề là Bộ LĐTB&XH chỉ là cơ quan tổng hợp còn thực hiện là cơ quan bộ ban ngành, có làm được hay không phải xem xét và đánh giá công việc của họ. Công việc chúng ta cần làm bây giờ đó là tạo thêm nhiều việc làm mới, giảm tỉ lệ thất nghiệp cho người lao động; đẩy mạnh các phiên giao dịch việc làm của doanh nghiệp, công ty; xã hội hóa các các đơn vị hành chính; Số người vi phạm pháp luật nhiều nhất ở Nhật là người Việt Nam đây là 1 thực trạng đáng buồn Phó thủ tướng yêu cầu Bộ LĐTB&XH kiểm tra rà soát số du học sinh và lao động Việt Nam tại nước ngoài. Về vấn đề bảo hiểm xã hội chúng ta yêu cầu trên 50% số người lao động tham gia nhưng thực tế mới chỉ có 24,1% và mới chỉ có 2,7 triệu người lao động đóng bảo hiểm xã hội. Ở đây Bộ tài chính mới chỉ nắm con số do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm, chứ không nắm hết được đối tượng được hưởng trong đó bao gồm cả doanh nghiệp bảo hiểm thương mại cũng nằm trong lưới cung cấp dịch vụ và đối tượng thưởng trợ cấp. Về trợ cấp, bảo trợ xã hội còn đang gặp nhiều vấn đề cần tháo gỡ. Vậy bảo hiểm xã hội vấn đề thuộc về ai?”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao việc chuyển đổi dạy nghề đã tạo ra một mốc mới cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Vấn đề thất nghiệp phải có đổi mới cách mạnh thì mới có thể thay đổi được. Vấn đề người có công được Phó Thủ tướng xem là một vấn đề nhức nhối vì 70 năm rồi mà nhiều người vẫn chưa được hưởng hoặc không được hưởng trợ cấp. Vấn đề chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng, các vấn đề “Đền ơn đáp nghĩa” cần được quan tâm nhiều hơn. Phó thủ tướng cũng nhắc nhở Bộ LĐTB&XH cần đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ thông tin hơn nữa để người dân, người lao động có thể nắm và hiểu rõ ràng các chủ trương của Bộ. Cuối cùng Phó Thủ tướng chúc Bộ LĐTB&XH ngày càng lớn mạnh và lo cho người lao động, người có công… một cái tết đầm ấm và ấm no.
Năm 2016, năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020, diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại; kinh tế trong nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biến phức tạp của thời tiết, biến đổi khí hậu. Rét đậm, rét hại, bão lũ ở các tỉnh phía Bắc, miền Trung; tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và sự cố môi trường biển tại 04 tỉnh miền Trung đã ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống nhân dân.
Ông Đào Ngọc Dung Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH phát biểu khai mạc tại hội nghị |
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: “Thời gian vừa qua toàn ngành LĐTB&XH đã có nhiều nỗ lực trong tham mưu, hoạch định chính sách và tổ chức triển khai thực hiện công tác lao động, việc làm, an sinh xã hội trong bối cảnh kinh tế xã hội có nhiều khó khăn, thách thức. Tại hội nghị này, chúng ta đánh giá mục tiêu nhiệm vụ năm 2016 bàn và quyết định các nhiệm vụ mục tiêu năm 2017 trên lĩnh vực việc làm, người có công và an sinh xã hội. Năm 2016 là năm đầu tiên chúng ta thực hiện nghị quyết đại hội 12 về kinh tế xã hội, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mục tiêu năm 2016 có ý nghĩa quan trọng tạo đà cho những năm tiếp theo để hoàn thành kế hoạch 5 năm. Thời gian vừa qua với sự nỗ lực của toàn ngành công tác về lao động, việc làm, người có công… đã có nhiều chuyển biến tích cực. Việc hoạch định chủ trương chính sách xây dựng thể chế đã đảm bảo thắng lợi theo chỉ đạo của Trung ương. Việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển thị trường lao động, chế độ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo trợ xã hội, bình đẳng giới phòng chống tham nhũng lãng phí đều được triển khai đồng bộ và đạt kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó ngành LĐTB&XH và các nội dung công tác của ngành còn nhiều khó khăn thách thức. Nhất là việc chất lượng dạy nghề chưa cao, chất lượng dạy nghề tại nông thôn chưa thực sự ổn định, đời sống của 1 bộ phận lao động nhất là các hộ nghèo, các đối tượng xã hội, người có khó khăn hoàn cảnh còn gặp nhiều thách thức; các tệ nạn ma túy, mại dâm còn diễn biến nhiều phức tạp. Nhiều lĩnh vực của chúng ta chưa đạt được mục tiêu đề ra trong đó lớn nhất là về bảo hiểm xã hội cũng như thực hiện bảo hiểm xã hội”.
Đại diện Lãnh đạo UBND các tỉnh phát biểu tại các đầu cầu |
Phát biểu tham luận tại hội nghị, đại diện lãnh đạo UBND tại đầu cầu tỉnh Đăk Nông bà Tôn Thị Ngọc Hạnh nói: “Đăk Nông là một tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo rất là cao, vậy nên những chủ trương của tỉnh lúc nào cũng ưu tiên việc xóa đói giảm nghèo phát triển kinh tế. Trong năm 2016 UBND tỉnh đã ban hành 3 nghị quyết nhằm đầu tư quan tâm giảm nghèo cho tỉnh. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng khi thực hiện tỉnh còn nhiều khó khăn thách thức về nguồn lực, nhân lực, chính sách còn chồng chéo. Tỉnh lại là nơi có nhiều dân tộc thiểu số, nhận thức còn hạn chế, phân bố không đều trên 1 khu vực rộng xa xôi khiến cho việc triển khai còn khó khăn. Tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh là 19,26% cận nghèo là 8,6% cá biệt có 2 huyện tỉ lệ hộ nghèo còn ở mức trên 50%. Tình trạng người dân tộc còn có tục lệ di cư tự do khiến cho việc kiểm soát đặc biệt phức tạp. Trong năm 2017, tỉnh tiếp tục đặt việc xóa đói giảm nghèo là mục tiêu, chủ trương chủ đạo của tỉnh. Tỉnh sẽ tìm và ra những cơ chế chính sách vừa phát triển kinh tế phát triển vừa song song với việc xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tăng cường tuyên truyền đẩy mạnh nhận thức của người dân về xóa nghèo bền vững, thoát nghèo, nâng cao dân trí và tạo ra nhiều việc làm”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị |
Sau khi nghe lãnh đạo các tỉnh trình bày tham luận Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu: “Những chủ trương chính sách chúng ta thực hiện và phát triển cuối cùng cũng để lo cho người dân. Chúng ta có làm được hay không đều có người dân đánh giá rồi. Có một vấn đề là Bộ LĐTB&XH chỉ là cơ quan tổng hợp còn thực hiện là cơ quan bộ ban ngành, có làm được hay không phải xem xét và đánh giá công việc của họ. Công việc chúng ta cần làm bây giờ đó là tạo thêm nhiều việc làm mới, giảm tỉ lệ thất nghiệp cho người lao động; đẩy mạnh các phiên giao dịch việc làm của doanh nghiệp, công ty; xã hội hóa các các đơn vị hành chính; Số người vi phạm pháp luật nhiều nhất ở Nhật là người Việt Nam đây là 1 thực trạng đáng buồn Phó thủ tướng yêu cầu Bộ LĐTB&XH kiểm tra rà soát số du học sinh và lao động Việt Nam tại nước ngoài. Về vấn đề bảo hiểm xã hội chúng ta yêu cầu trên 50% số người lao động tham gia nhưng thực tế mới chỉ có 24,1% và mới chỉ có 2,7 triệu người lao động đóng bảo hiểm xã hội. Ở đây Bộ tài chính mới chỉ nắm con số do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm, chứ không nắm hết được đối tượng được hưởng trong đó bao gồm cả doanh nghiệp bảo hiểm thương mại cũng nằm trong lưới cung cấp dịch vụ và đối tượng thưởng trợ cấp. Về trợ cấp, bảo trợ xã hội còn đang gặp nhiều vấn đề cần tháo gỡ. Vậy bảo hiểm xã hội vấn đề thuộc về ai?”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao việc chuyển đổi dạy nghề đã tạo ra một mốc mới cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Vấn đề thất nghiệp phải có đổi mới cách mạnh thì mới có thể thay đổi được. Vấn đề người có công được Phó Thủ tướng xem là một vấn đề nhức nhối vì 70 năm rồi mà nhiều người vẫn chưa được hưởng hoặc không được hưởng trợ cấp. Vấn đề chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng, các vấn đề “Đền ơn đáp nghĩa” cần được quan tâm nhiều hơn. Phó thủ tướng cũng nhắc nhở Bộ LĐTB&XH cần đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ thông tin hơn nữa để người dân, người lao động có thể nắm và hiểu rõ ràng các chủ trương của Bộ. Cuối cùng Phó Thủ tướng chúc Bộ LĐTB&XH ngày càng lớn mạnh và lo cho người lao động, người có công… một cái tết đầm ấm và ấm no.
Tặng huy chương lao động hạng nhì cho bà Nguyễn Thị Hải Chuyền, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH |
Tặng huy chương lao động hạng nhì cho ông Huỳnh Văn Tý, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH |
Tặng huy chương lao động hạng nhất cho ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH |
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Trần Anh