Kết nối ba “nhà” để phát triển vật liệu xanh, công trình xanh tại Việt Nam
Thứ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Văn
Sinh cho biết: “Việc phát triển vật liệu xanh, tận dụng nguồn tài nguyên, tiết
kiệm năng lượng là một trong những định hướng phát triển bền vững của thế giới
và Việt Nam. Những năm gần đây, tại Việt Nam, các công trình xanh và vật liệu
xanh đã và đang nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cơ quan chức năng cũng
như toàn xã hội”.
Ông Nguyễn Văn Sinh - Thứ trưởng Bộ Xây dựng phát biểu chào mừng tại hội thảo
Trong khi đó, ông Phạm Văn Bắc - Vụ trưởng Vụ Vật
liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) chia sẻ: “Đầu tư công nghệ sản xuất vật liệu
xanh tại Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây ghi nhận sự tăng trưởng nhanh.
Tốc độ đầu tư ở các nhóm vật liệu xây dựng như xi măng, gạch ốp lát, kính…. từng
bước đưa sản phẩm mang thương hiệu Việt sánh ngang chất lượng với các nước phát
triển trên thế giới. Hiện nay, một số doanh nghiệp lớn, có uy tín trên thị trường
đã có thể sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước thay vì phải nhập khẩu như trước,
thậm chí còn xuất khẩu ra nước ngoài”.
Bên cạnh việc nâng cao tính thẩm mỹ, theo các chuyên gia, sử dụng vật liệu xanh trong các công trình còn đem tới lợi ích to lớn cho cộng đồng xã hội, mang tính bền vững lâu dài. Khả năng giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm tác động tiêu cực tới môi trường từ khâu sản xuất cho đến tiêu hủy giúp vật liệu xây dựng xanh trở thành giải pháp hoàn hảo được ứng dụng cho nhiều công trình xây dựng.
“Như ở Đức, tỷ lệ sử dụng vật liệu xanh, an toàn, tiết kiệm năng lượng trong một công trình là khoảng 30%, tùy thuộc vào từng loại vật liệu. Việc này rất được khuyến khích bởi xây một công trình xanh không chỉ lợi cho chúng ta mà còn mang lợi ích cho cả thế hệ sau” - Ông Gustav Neupert – Giám đốc thị trường sản phẩm hãng Profine cho hay.
Đại
diện hãng Profine (CHLB Đức) và Tập đoàn NSG - Pilkington giới thiệu các sản phẩm
VLXD xanh tiết kiệm năng
lượng tại hội thảo
Thực tế tại Việt Nam hiện nay, nguồn cung từ các nhà sản xuất có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng trên thị trường về các loại vật liệu xây dựng xanh, tiết kiệm năng lượng, tuy nhiên, việc này chưa trở nên phổ biến rộng rãi bởi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phát triển công trình xanh đang trong lộ trình xây dựng, nhiều người cũng chưa hiểu hết về công trình xanh và nhận thức được lợi ích sâu xa của nó.
“Khi nói đến công trình xanh, chúng ta thường liên trưởng đến các công trình có quy mô lớn, công trình cao tầng, chưa quan tâm nhiều đến các công trình thấp tầng, nhà ở của người dân. Chi phí đầu tư xây dựng ban đầu công trình xanh thường cao hơn so với bình thường cũng đang khiến các doanh nghiệp e dè hơn” - KTS. Đỗ Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia phân tích.
Ông Nguyễn Quang Cung – Nguyên Vụ
trưởng Vụ vật liệu xây dựng cũng đưa ra dẫn chứng về tầm quan trọng của việc sử
dụng vật liệu xây dựng xanh trong các công trình: “Theo số liệu thống kê của một
tổ chức của Anh, chi
phí sửa chữa một công trình nhà cao tầng GẤP 8 LẦN so với chi phí đầu tư ban đầu. Trong
khi một công trình được xây dựng bằng vật liệu xanh có giá ban đầu cao, nhưng
không có giá cuối.
Vì đã nói đến giá thì phải nói đến giá trị suốt đời của công trình đó. Tất
cả vật liệu xanh được sử dụng cho công trình xanh, ngoài yếu tố mang lại hiệu
quả về cải thiện điều kiện sống, hiệu quả về năng lượng thì còn có cả hiệu quả
về độ bền. Nếu công trình đưa vào sử dụng bị thấm, bị dột, bị hỏng hóc chỗ nọ
chỗ kia...thì chi phí sửa chữa sẽ khác nhiều so với chi phí ban đầu”.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia
tại hội thảo, câu chuyện thúc đẩy sử dụng vật liệu xanh nhằm phát triển công
trình xanh tại Việt Nam điều kiện cần là phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về phát triển công
trình xanh, đặc biệt là các quy chuẩn xây dựng, có các cơ chế tài chính khuyến
khích và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, điều kiện đủ là phải đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân về ý thức bảo
vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng. Đặc biệt, cần nâng cao ý thức, đạo đức
nghề nghiệp của các nhà thiết
kế, kiến trúc sư trong bối
cảnh hiện nay chưa có Luật hành nghề quy định cụ thể.
Với vai trò là đơn vị tiên phong sản xuất vật liệu xây dựng xanh tại thị
trường Việt Nam, đại diện Eurowindow cũng cho biết, thời gian qua, công ty đã rất
chú trọng công tác đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào quá
trình sản xuất và sử dụng các vật liệu xanh, phục vụ cho phát triển công trình
xanh.
“Eurowindow là doanh nghiệp đã có 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, thi công, lắp đặt các sản phẩm cửa và vách nhôm kính lớn cho rất nhiều các công trình trong và ngoài nước. Với định hướng phát triển là gắn lợi ích doanh nghiệp với lợi ích chung của xã hội, cộng đồng và bảo vệ môi trường, Eurowindow đã lần lượt cho ra đời rất nhiều các sản phẩm VLXD góp phần vào công cuộc tạo dựng lên các công trình xanh tại Việt Nam” - ông Nguyễn Cảnh Hồng – Tổng Giám đốc nhấn mạnh.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.