Kiểm toán Nhà nước “bắt bài” kiếm siêu lợi nhuận của chủ đầu tư BOT
2016-09-16 08:57:20
0 Bình luận
Mập mờ trong báo cáo lưu lượng phương tiện và doanh thu, xin làm dự án trên đường quốc lộ khiến chủ đầu tư BOT luôn có lợi nhuận khủng.
Tại Hội thảo khoa học về những vấn đề đặt ra đối với dự án BOT và vai trò của Kiểm toán Nhà nước sáng 15/9 tại Hà Nội, ông Ngô Văn Quý, kiểm toán trưởng, chuyên ngành IV, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho rằng, các dự án giao thông BOT thời gian qua dù phù hợp với điều kiện thiếu hạ tầng, nhưng chưa phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như tính toán đến điều kiện kinh tế xã hội.
“Các dự án BOT theo quy định phải áp dụng cho các dự án mới để xây dựng những con đường hoàn toàn mới. Nhưng hiện nay, nhiều dự án BOT vẫn thực hiện trên các dự án cũ, hầu hết các quốc lộ, cầu đường độc đạo trở thành dự án BOT của chủ đầu tư BOT và nhà đầu tư độc quyền thu tiền khiến người dân không có sự lựa chọn khác ngoài sử dụng dự án BOT”, ông Quý cho biết.
Cũng theo ông Quý, một điểm rất đáng chú ý là nhiều chủ đầu tư khi được giao làm BOT các đường liên tỉnh, huyện, xã... đều muốn xin thêm hay "lèo lái" một vài km đường quốc lộ. Từ đó dẫn đến việc người dân dù không đi qua toàn bộ đường BOT nhưng vẫn buộc phải trả tiền.
Đại diện KTNN cũng cho rằng, vì có một số hạn chế và bất cập trong việc quản lý các dự án BOT đã khiến hiệu quả đầu tư của hình thức BOT thời gian qua bị giảm sút. Cụ thể là quy định khoảng cách giữa các trạm thu phí tối thiểu là 70 km, nhưng các chủ đầu tư và địa phương vẫn cố tình viện lý do để đặt các trạm thu phí quá gần nhau.
Mặt khác, các chủ đầu tư dự án BOT cũng đang phá vỡ cam kết về lợi nhuận khi Việt Nam chưa có cơ chế kiểm tra, kiểm soát quá trình thu phí. Đơn cử như Dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ sau thanh tra đã phát hiện liên doanh nhà đầu tư báo cáo sai 500 triệu đồng/mỗi ngày, điều này ảnh hưởng lớn đến nguồn thu của dự án, thời gian hoàn vốn và gây bức xúc dư luận.
“Các doanh nghiệp BOT đang tìm mọi cách chống lại biện pháp thu phí một dừng và thu phí không dừng vì muốn bảo vệ quyền lợi của chính mình. Nếu chưa có cơ chế kiểm soát lưu lượng phương tiện lưu thông trên dự án BOT sẽ không ai biết bao giờ mới hết thời gian thu phí. Trong khi chủ đầu tư không bao giờ chịu thiệt, họ sẽ luôn báo cáo lưu lượng phương tiện thấp hơn để tăng thời gian thu phí”, ông Quý phân tích.
Cơ quan kiểm toán phải vào cuộc
Trước nhiều vấn đề còn tồn tại ở các dự án giao thông BOT, tại hội thảo, ông Bùi Danh Liên Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP Hà Nội đã chỉ rõ những giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề còn bất cập trong việc đầu tư cũng như vận hành các dự án BOT giao thông hiện nay.
Ông Liên chỉ rõ, việc nâng cấp – xây dựng tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ nếu nâng cấp mở rộng theo quy định của pháp luật, nguồn kinh phí lấy vào Quỹ bảo trì đường bộ, còn phần xây dựng mới kinh phí do nhà đầu tư tự lo bằng vốn tự có và vốn huy động hợp pháp.
“Nếu gộp 2 nguồn kinh phí lại sẽ vi phạm phí chồng phí. Do đó không thể gọi Hợp đồng Pháp Vân – Cầu Giẽ là Hợp đồng BOT. Hơn nữa, từ kinh doanh ghi trong hợp đồng này không đúng nghĩa vì không thể lấy Quỹ Bảo trì đường bộ để kinh doanh. Do đó, trong trường hợp này càng không thể gọi là Hợp đồng BOT”, ông Liên lý giải.
Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP Hà Nội cũng cho rằng, Bộ GTVT đứng ra ký Hợp đồng BOT nhưng người dân mới là người mua hàng thanh toán các khoản đầu tư, vốn vay ngân hàng, trả lãi cho nhà đầu tư. Như vậy Bộ GTVT chỉ là bên được dân ủy quyền, do đó người dân phải được biết các thông tin về quy hoạch, chất lượng sản phẩm, giá cả, thời gian thu phí.
“Bản thân người dân không trực tiếp giám sát mà HĐND các cấp và Quốc hội là cơ quan thay mặt dân để giám sát. Do đó, các dự án BOT có mức đầu tư lớn phải được Quốc hội giám sát, Kiểm toán nhà nước phải tiến hành kiểm toán và công bố công khai cho dân biết xem mức thu phí và thời gian thu phí có minh bạch hay không”, ông Liên đề xuất.
Cụ thể theo đề nghị của Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP Hà Nội, cơ quan kiểm toán nên kiểm toán suất đầu tư, chi phí hợp lý, các ưu đãi đổi đất lấy hạ tầng, chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư. Xác định vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng, quyết toán công trình, tỷ lệ lãi suất kinh doanh của nhà đầu tư. Kiên quyết xử lý theo pháp luật, nghiêm khắc xử lý những người thi hành công vụ lơ là trách nhiệm để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
Cơ quan quản lý nhà nước cần nhanh chóng điều chỉnh lại cự ly các trạm thu phí, kiên quyết dừng các dự án BOT chưa cấp bách, làm đường cao tốc phải đầu tư xây dựng mới đúng quy chuẩn. Trong hoàn cảnh nào cũng phải có Quốc lộ song song để người dân lựa chọn, đồng thời minh bạch suất đầu tư và vốn chủ sở hữu, đẩy mạnh triển khai sớm thu phí 1 dừng và không dừng.
Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP Hà Nội cũng đề xuất, thực tế hiện nay, ngoài việc đầu tư vào đường bộ, nhà nước cũng cần quan tâm đầu tư vào đường sắt để phù hợp đặc điểm địa hình Việt Nam, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng.
“Các dự án BOT theo quy định phải áp dụng cho các dự án mới để xây dựng những con đường hoàn toàn mới. Nhưng hiện nay, nhiều dự án BOT vẫn thực hiện trên các dự án cũ, hầu hết các quốc lộ, cầu đường độc đạo trở thành dự án BOT của chủ đầu tư BOT và nhà đầu tư độc quyền thu tiền khiến người dân không có sự lựa chọn khác ngoài sử dụng dự án BOT”, ông Quý cho biết.
Nhiều tuyến Quốc lộ, cầu đường độc đạo trở thành dự án BOT khiến người dân không còn sự lựa chọn. (Ảnh minh họa: KT) |
Cũng theo ông Quý, một điểm rất đáng chú ý là nhiều chủ đầu tư khi được giao làm BOT các đường liên tỉnh, huyện, xã... đều muốn xin thêm hay "lèo lái" một vài km đường quốc lộ. Từ đó dẫn đến việc người dân dù không đi qua toàn bộ đường BOT nhưng vẫn buộc phải trả tiền.
Đại diện KTNN cũng cho rằng, vì có một số hạn chế và bất cập trong việc quản lý các dự án BOT đã khiến hiệu quả đầu tư của hình thức BOT thời gian qua bị giảm sút. Cụ thể là quy định khoảng cách giữa các trạm thu phí tối thiểu là 70 km, nhưng các chủ đầu tư và địa phương vẫn cố tình viện lý do để đặt các trạm thu phí quá gần nhau.
Mặt khác, các chủ đầu tư dự án BOT cũng đang phá vỡ cam kết về lợi nhuận khi Việt Nam chưa có cơ chế kiểm tra, kiểm soát quá trình thu phí. Đơn cử như Dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ sau thanh tra đã phát hiện liên doanh nhà đầu tư báo cáo sai 500 triệu đồng/mỗi ngày, điều này ảnh hưởng lớn đến nguồn thu của dự án, thời gian hoàn vốn và gây bức xúc dư luận.
“Các doanh nghiệp BOT đang tìm mọi cách chống lại biện pháp thu phí một dừng và thu phí không dừng vì muốn bảo vệ quyền lợi của chính mình. Nếu chưa có cơ chế kiểm soát lưu lượng phương tiện lưu thông trên dự án BOT sẽ không ai biết bao giờ mới hết thời gian thu phí. Trong khi chủ đầu tư không bao giờ chịu thiệt, họ sẽ luôn báo cáo lưu lượng phương tiện thấp hơn để tăng thời gian thu phí”, ông Quý phân tích.
Cơ quan kiểm toán phải vào cuộc
Trước nhiều vấn đề còn tồn tại ở các dự án giao thông BOT, tại hội thảo, ông Bùi Danh Liên Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP Hà Nội đã chỉ rõ những giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề còn bất cập trong việc đầu tư cũng như vận hành các dự án BOT giao thông hiện nay.
Ông Liên chỉ rõ, việc nâng cấp – xây dựng tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ nếu nâng cấp mở rộng theo quy định của pháp luật, nguồn kinh phí lấy vào Quỹ bảo trì đường bộ, còn phần xây dựng mới kinh phí do nhà đầu tư tự lo bằng vốn tự có và vốn huy động hợp pháp.
“Nếu gộp 2 nguồn kinh phí lại sẽ vi phạm phí chồng phí. Do đó không thể gọi Hợp đồng Pháp Vân – Cầu Giẽ là Hợp đồng BOT. Hơn nữa, từ kinh doanh ghi trong hợp đồng này không đúng nghĩa vì không thể lấy Quỹ Bảo trì đường bộ để kinh doanh. Do đó, trong trường hợp này càng không thể gọi là Hợp đồng BOT”, ông Liên lý giải.
Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP Hà Nội cũng cho rằng, Bộ GTVT đứng ra ký Hợp đồng BOT nhưng người dân mới là người mua hàng thanh toán các khoản đầu tư, vốn vay ngân hàng, trả lãi cho nhà đầu tư. Như vậy Bộ GTVT chỉ là bên được dân ủy quyền, do đó người dân phải được biết các thông tin về quy hoạch, chất lượng sản phẩm, giá cả, thời gian thu phí.
“Bản thân người dân không trực tiếp giám sát mà HĐND các cấp và Quốc hội là cơ quan thay mặt dân để giám sát. Do đó, các dự án BOT có mức đầu tư lớn phải được Quốc hội giám sát, Kiểm toán nhà nước phải tiến hành kiểm toán và công bố công khai cho dân biết xem mức thu phí và thời gian thu phí có minh bạch hay không”, ông Liên đề xuất.
Cụ thể theo đề nghị của Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP Hà Nội, cơ quan kiểm toán nên kiểm toán suất đầu tư, chi phí hợp lý, các ưu đãi đổi đất lấy hạ tầng, chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư. Xác định vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng, quyết toán công trình, tỷ lệ lãi suất kinh doanh của nhà đầu tư. Kiên quyết xử lý theo pháp luật, nghiêm khắc xử lý những người thi hành công vụ lơ là trách nhiệm để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
Cơ quan quản lý nhà nước cần nhanh chóng điều chỉnh lại cự ly các trạm thu phí, kiên quyết dừng các dự án BOT chưa cấp bách, làm đường cao tốc phải đầu tư xây dựng mới đúng quy chuẩn. Trong hoàn cảnh nào cũng phải có Quốc lộ song song để người dân lựa chọn, đồng thời minh bạch suất đầu tư và vốn chủ sở hữu, đẩy mạnh triển khai sớm thu phí 1 dừng và không dừng.
Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP Hà Nội cũng đề xuất, thực tế hiện nay, ngoài việc đầu tư vào đường bộ, nhà nước cũng cần quan tâm đầu tư vào đường sắt để phù hợp đặc điểm địa hình Việt Nam, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo vov.vn