Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2019 giảm so với cùng kỳ
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, từ đầu năm đến hết tháng 10/2019, kết quả sản xuất, nuôi trồng thủy sản tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2018 và đạt 82,6% kế hoạch năm 2019. Trong đó, sản lượng khai thác trên 3,2 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng là 3,469 triệu tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 7.086,4 triệu USD, giảm 2% so cùng kỳ; trong đó mặt hàng tôm xuất khẩu đạt 2,78 tỷ USD (giảm 6,4%), cá tra xuất khẩu đạt 1,64 tỷ USD (giảm tới 10% so cùng kỳ.
Nguyên nhân khiến xuất khẩu giảm là do một số nước như: Ấn Độ, Ecuador… được mùa tôm, nguồn cung dồi dào, giá thành thấp nên cạnh tranh với tôm của Việt Nam; Trung Quốc siết chặt quản lý nhập khẩu, tăng cường kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Đối với cá tra, tình hình xuất khẩu sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc… giảm nhâp khẩu từ tháng 3 đến nay, nên doanh nghiệp chế biến cũng giảm thu mua cá nguyên liệu. Hiện cá tra không còn là “độc quyền” của Việt Nam, Một số nước như Indonesia, Trung Quốc, Banglades đang đầu tư phát triển mạnh cá tra cạnh tranh trực tiếp với ca tra Việt Nam. Những bất lợi trên khiến giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL từ 30.000- 35.000đ/kg cảu năm 2018 giảm mạnh xuống mức 19.000- 19.500 đồng/kg, làm cho người nuôi cá tra thương phẩm lỗ nặng…
Hiệm căng thẳng thương mại Mỹ - Trung chưa có hồi kết, an ninh trên biển diễn biến phức tạp … Dự báo trong tháng 12 này và năm 2020, ngành thủy sản sẽ còn đối mặt những thách thức mới: tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo sẽ sụt giảm dẫn đến lượng tiêu thụ thủy sản có thể sẽ giảm; biến đổi khí hậu và thời tiết đang có những diễn biến khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất; yêu cầu của thị trường ngày càng khắt khe; người sản xuất thủy sản chưa sẵn sàng với các quy định mới của Luật Thủy sản; quy định về “thẻ vàng” của EC đối với hải sản khai thác của Việt Nam chưa được gỡ bỏ…
Phát biểu tại hội nghị, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho rằng, vừa qua, việc cảnh báo thẻ vàng EC đối với hải sản khai thác đã làm các doanh nghiệp xuất khẩu bị kiểm tra gần như 100% lô hàng và thời gian kiểm tra kéo dài gây tốn kém. Bên cạnh đó, việc sản xuất thủy sản vẫn còn nhỏ lẻ, thiếu liên kết; Hạ tầng phục vụ thủy sản yếu kém, lạc hậu, thiếu đầu tư, thất thoát sau thu hoạch lớn. Chuỗi liên kết trong hoạt động thủy sản còn rời rạc, trong khi nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành thủy sản thiếu trầm trọng…, những hạn chế tồn tại này cần nhanh chóng khắc phục.
Theo ông Phùng Đức Tiến, giải pháp trước mắt, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cần tích cực phối hợp với các ngành liên quan và doanh nghiệp… đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản từ nay đến cuối năm, phấn đấu đạt 2,44 tỷ USD. Để xuất khẩu sang các thị trường qua trong như Mỹ và EU, kể cả thị trường Trung Quốc, thì phải đảm bảo có 2 tiêu chí bắt buộc quan trọng, đó là truy xuất nguồn gốc và an toàn vệ sinh thực phẩm. Riêng về truy xuất nguồn gốc, Bộ sẽ chỉ đạo Tổng cục thủy sản cùng các địa phương, doanh nghiệp xây dựng vùng nuôi phải gắn với mã số, để truy xuất được lô sản phẩm ấy, trong quá trình nuôi phải ghi chép rất tỉ mỉ theo yêu cầu của VietGap thì chúng ta mới có thể hội nhập khu vực và quốc tế một cách sâu rộng và tự tin được, ông Tiến cho hay.
Đánh giá về “Phát triển ngành thủy sản bền vững”, ông Trần Đình Luân - Tổng cục Trưởng Tổng cục thủy sản cho biết, trở ngại lớn nhất với ngành là tổn thất sau thu hoạch cao, thẻ vàng EC, giá thành sản xuất cao, diện tích nuôi ca tra tăng không nằm trong qui hoạch, giá xuất khẩu giảm ở nhiều thị trường. Ngoài ra tác động của biến đối khí hậu, tạo khó khăn trong canh tác truyền thống, với con tôm bệnh đốm trắng vẫn còn tồn tại cần được cảnh báo. Giống ca tra đang suy giảm về chất lượng, thả 10 thu hoạch chưa được 5. Việc cấp mã số vùng nuôi với cá tra đã làm tốt, nhưng với tôm nuôi còn khó khăn. Thị trường Mỹ đang có những triển vọng, nhưng đòi hỏi truy xuất nguồn gốc rất cao. Vần đề này Tổng cục thủy sản đã đề nghị Cục chế biến làm tốt công tác thị trường, tăng cường hậu kiểm về con giống và VSATTP.
Ông Trường Đình Hòa, Tổng thứ ký Vasep cho rằng trước tình khó của nuôi trồng chế biến và xuất khẩu so với 2018, kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản năm nay cố gắng phấn đầu đạt 8,9 tỷ USD, trong tháng 12 này còn phải thực hiện 1,2 tỷ USD . Nhưng để đến năm 2020 phấn đầu đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 10 tỷ USD, cần phải có nỗ lực tồi đa, nhưng nếu thị trường EU xuất khẩu đạt được 2 tỷ USD sẽ giúp thuận lợi cho xuất khẩu vào các thị trường khác, ông Hòe nói.
Để ngành thủy sản phát triển bền vững hơn trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp và người sản xuất thủy sản tập trung triển khai một số nội dung trọng tâm. Cụ thể là đánh giá diễn biến thị trường, đề xuất giải pháp, kịp thời thông tin, tuyên truyền để người dân biết, có kế hoạch sản xuất phù hợp. Tăng cường kiểm soát dịch bệnh trên thủy sản nuôi và công tác kiểm dịch trong xuất nhập khẩu tôm nguyên liệu, tăng cường xây dựng, phát triển vùng nuôi tôm an toàn dịch bệnh. Kiểm soát tốt chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản nguyên liệu; kiểm soát tạp chất, tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm tôm, góp phần đảm bảo uy tín của ngành tôm Việt Nam. Khuyến khích phát triển sản xuất thủy sản theo hướng liên kết chuỗi và áp dụng các hình thức nuôi có chứng nhận: VietGAP, GlobalGAP, ASC…
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.