Những câu hỏi hé lộ bí ẩn về mối quan hệ OPEC và BSR khi phân phối hạt nhựa PP?
Cụ thể, theo tài liệu mà phóng viên có được, để có được thành công trong sự hợp tác giữa APH và PVTex, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã có một số "chỉ đạo" thông qua người đại diện phần vốn nhà nước của mình tại BSR, yêu cầu DN này cắt giảm 35% khối lượng hạt nhựa PP đã ký với các đối tác khác trước đó (tương đương 4.500 tấn/tháng) để bán lại cho APH. Nếu điều này thành hiện thực, các đối tác đã từng ký hợp đồng mua hạt nhựa PP với BSR sẽ thiệt hại nặng.
Nhà máy của Công ty Cổ phần nhựa OPEC |
Tuy nhiên, nếu nhìn lại cách mà BSR phân phối hạt nhựa PP của
mình trước đó sẽ thấy dường như sản phẩm này chỉ cung ứng cho duy nhất một
doanh nghiệp. Theo đó năm 2017, BSR đã ký hợp đồng có thời hạn 3 năm (2018 -
2021) bán hạt nhựa PP cho 5 khách hàng là OPEC, Công ty CP hóa chất nhựa Đà Nẵng,
Công ty CP thương mại dịch vụ Dầu khí miền Trung (PSMT), Tổng công ty Dung dịch
khoan và hóa phẩm dầu khí (DMC), Công ty
CP Nhà và thương mại dầu khí (PVB). Tổng số hạt nhựa theo hợp đồng là khoảng
12.500 tấn/tháng, với giá thành tố Pre = +15USD/tấn.
Mặc dù vậy, sau khi nhận được hạt nhựa PP từ BSR, các DN gồm
PSMT, DMC và PVB lại đem gần như toàn bộ bán lại cho OPEC với khối lượng khoảng
5.500 tấn/tháng. Không dừng lại ở đó, mỗi tháng OPEC còn được
nhận riêng số lượng hạt nhựa PP vượt kế hoạch từ BSR với khối lượng khoảng
2.000 tấn/tháng. Như vậy có thể thấy trong khoảng 14.500 tấn hạt nhựa PP được
BSR sản xuất ra mỗi tháng đã có khoảng 11.600 tấn, chiếm 80% rơi vào tay OPEC. Đây cũng là những câu hỏi mà mà PV rất muốn tìm OPEC trả lời cụ thể, việc mua đi bán lại trong nền kinh tế thị trường là nhà nước cho phép, nhưng liệu việc phân phối đó có đảm bảo nguồn thu về cho BSR theo đúng giá thị trường hay không? Bởi BSR là công ty thuộc PVN, được nhà nước quản lý.
Hiển nhiên, nếu đúng như vậy, OPEC sẽ hưởng lợi lớn từ việc hợp tác với BSR nếu
như APH không "chen chân" vào. Nhưng với
một số lý do nào đó, 2 trong 5 DN là DMC và PVB đã hủy hợp đồng
với BSR và khổi lượng hạt nhựa PP vốn định cung cấp cho những DN này sẽ được
chuyển cho APH (khoảng xấp xỉ 3.000 tấn/tháng). Trước tình thế này, OPEC có đột ngột
đứng ra xin mua lại toàn bộ số lượng sản phẩm nói trên với giá thành tố Pre =
+30USD/tấn, gấp đôi so với giá ban đầu?
Điều này đặt ra nghi vấn việc BSR chọn các đối tác để tiêu thụ hạt
nhựa PP rõ ràng là có vấn đề rất nghiêm trọng? Khi tình trạng này xảy ra các DN
nhập hàng rồi bán lại kiếm lời, việc mua đi bán lại trong thương mại là bình thường, nhưng chỉ có điều bất thường là giá của sản phẩm lại thay đổi đến chóng mặt, tăng gấp đôi so với cũ. Vậy tại sao lại có điều lạ như vậy? Phải chăng, với mức giá mua được tăng gấp đôi khi gặp bất lợi của
OPEC cũng cho thấy BSR chưa thực sự xác định đúng giá của hạt nhựa PP trên thị
trường, từ đó tạo cơ hội cho DN khác hưởng lợi.
Mặt khác, với 5 đối tác đã từng ký hợp đồng với BSR như đã
nhắc tới ở trên, ở một góc độ nào đó cũng cho thấy dấu hiệu cài cắm
"quân xanh, quân đỏ" nhằm phục vụ cho một DN duy nhất, liệu có đảm bảo tính minh bạch, cạnh tranh sòng phẳng? Với sự sắp xếp
gây méo mó thị trường hạt nhựa PP như vậy, về lâu dài, không chỉ gây thiệt hại
cho toàn ngành mà đây cũng như "một tảng đá lớn" khiến BSR không thể
phát huy được lợi thế của mình, cũng như thiệt hại cho nguồn thu của PVN nói
riêng và ngân sách nhà nước nói chung.
Dư luận mong rằng PVN và cả Bộ Công thương cần vào cuộc để làm rõ
những vấn đề sau: Có hay không "lợi ích nhóm" giữa BSR và OPEC? Nếu vẫn
giữ nguyên hợp đồng với OPEC liệu BSR sẽ thiệt hại lớn đến cỡ nào?
Dể đảm bảo thông tin đa chiều, Phóng viên đã nhiều lần liên
lạc, đặt lịch làm việc với lãnh đạo của OPEC nhưng tới nay vẫn không nhận được bất kỳ sự phản hồi
nào.
Hoanhap.vn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc!
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.