Lo bị cắt ngân sách, đại học không muốn tự chủ

2016-10-01 09:55:46 0 Bình luận
Sau hơn 10 năm thí điểm tự chủ đại học, cả nước mới có 14 trường được giao tự chủ. GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, việc nhiều trường không đưa ra phương án tuyển sinh mới thay vì cách tuyển sinh cũ cho thấy họ chưa muốn tự chủ.
Lo bị cắt ngân sách, đại học không muốn tự chủ
Nhiều trường đại học lo việc cắt giảm ngân sách dẫn tới thiếu nguồn thu

Thu không đủ bù chi

“Các trường cần thực hiện tự chủ một cách bài bản. Tự chủ hiện được xác định phải là thuộc tính của trường đại học” - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cũng thừa nhận, sau 10 năm thí điểm tự chủ, 4 trường đại học đầu tiên thực hiện nhiệm vụ này đã rơi vào thực trạng rất khó khăn do không có nguồn thu thêm.

Nguyên Hiệu trưởng ĐH Ngoại thương, GS.TS Hoàng Văn Châu chia sẻ: “Sau 4 năm tự chủ tài chính, trường vẫn không tạo ra được những đổi mới như mong muốn bởi cơ chế thiếu đồng bộ. Ngoài việc phải tự lo kinh phí chi thường xuyên, trường không được hưởng thêm bất cứ quyền hạn, cơ chế gì so với các trường không được giao tự chủ.

Để duy trì hoạt động giảng dạy, trường phải “thắt lưng buộc bụng” để lo chi phí thường xuyên và lương thưởng cho hơn 500 giảng viên”. Về vấn đề này, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, Chính phủ đã cho phép đại học công lập tự chủ thu học phí cao hơn so với quy định mức trần của các trường không tự chủ.

ĐHQG TP.HCM là một trong những đơn vị được trao quyền tự chủ về nhiều mặt hoạt động. PGS.TS Huỳnh Thành Đạt, Phó Giám đốc Thường trực ĐHQG TP.HCM cho biết, việc được tự chủ trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, quản trị đại học đã giúp đơn vị phát huy sức mạnh toàn hệ thống.

Tuy nhiên, quá trình triển khai tự chủ vẫn gặp những tồn tại như việc thiếu cơ chế linh hoạt cho các hoạt động dịch vụ, tăng nguồn thu, cùng với nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước giao để nâng cao chất lượng dịch vụ công cho xã hội; chưa có cơ chế thông thoáng nhằm khai thác cơ sở vật chất sẵn có với các hình thức hợp tác khai thác với các nhà đầu tư để tăng kinh phí phục vụ nghiên cứu…

Còn đại diện trường ĐH Công nghiệp Hà Nội nhấn mạnh, các trường tự chủ hiện nay cần được trao quyền tự chủ về mức thu, đặc biệt là mức thu học phí, lệ phí theo nguyên tắc tính đủ chi phí tiền lương, chi phí hoạt động thường xuyên… Cùng với đó, sinh viên cần được hưởng chính sách tín dụng, cho vay hỗ trợ để mọi người đều có thể tiếp cận giáo dục đại học công.

Tự chủ không có nghĩa là cắt toàn bộ ngân sách

Trước sự dè dặt của các trường đại học trong việc đứng ra tự chủ mọi hoạt động đào tạo, nhân sự, tài chính… Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Các đồng chí hãy bỏ ý nghĩ là nếu tự chủ thì không được Nhà nước đầu tư nữa. Tôi khẳng định tự chủ không phải là Nhà nước không đầu tư mà chỉ là thay đổi cách đầu tư” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết.

Phó Thủ tướng chia sẻ, ở những quốc gia như Đức, Pháp… có tự chủ đại học nhưng Nhà nước vẫn cấp kinh phí. Còn với 14 trường đại học trong nước được trao quyền tự chủ hiện nay, các trường này đều vẫn đang được hưởng các khoản đầu tư lớn của Nhà nước như Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân… đều nhận được những dự án vốn vay của Nhà nước lên tới hàng chục triệu USD.

Theo Phó Thủ tướng, những rào cản trong vấn đề giao quyền tự chủ cho các trường đại học hiện nay đã được tháo gỡ. Ví dụ, về tự chủ bộ máy tổ chức, nhân sự, Bộ Nội vụ có quyết định tháo gỡ căn bản.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, hiện nay, dự thảo Nghị định về tự chủ đại học đang được xây dựng, trong đó quy định các trường có thể tự chủ từ đào tạo, mở ngành, hợp tác quốc tế đến nhân sự, nghiên cứu khoa học, mức thu học phí đảm bảo chất lượng đào tạo đã cam kết…

Dự thảo này bổ sung thêm rất nhiều quyền tự chủ cho các trường. “Trong thời gian tới, việc tự chủ trong các trường đại học không chỉ là khuyến khích thực hiện nữa mà là bắt buộc” - Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Cánh tay robot giúp người khuyết tật tự tin trong cuộc sống

Một công ty robot đến từ Anh quốc đã phát triển cánh tay giả có khả năng cử động ngay cả khi tháo rời khỏi cơ thể. Các chi tiết của cánh tay được tạo ra bằng công nghệ in 3D có trọng lượng nhẹ và khả năng chống nước.
2025-04-23 18:30:00

ROX Key dồn lực khai phá 'mỏ vàng' dữ liệu, bứt phá doanh thu

Tại Đại hội đồng cổ đông ngày 17/4/2025, ROX Key đã thông qua chiến lược tăng trưởng đầy tham vọng, lấy dữ liệu làm động lực đột phá doanh thu trong giai đoạn 2025-2027.
2025-04-23 15:25:57

Sân bay Vân Đồn mở đường bay Hàn Quốc

Chiều ngày 23/4, Đoàn công tác của Hiệp hội Du lịch tỉnh Cheongju (Hàn Quốc) đã họp bàn với lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du Lịch Quảng Ninh do Thường trực Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh chủ trì, về việc xúc tiến đường bay giữa sân bay quốc tế charter Hàn Quốc đến sân bay quốc tế Vân Đồn.
2025-04-23 13:42:00

Phường La Khê cần tích cực thực hiện quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1601/UBND-ĐT về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố trong thời gian từ nay cho đến khi hoàn thành việc sáp nhập đơn vị hành chính. Tuy nhiên gần đây Tạp chí điện tử Hòa nhập có nhận được kiến nghị của một số cán bộ hưu trí, thương bệnh binh trên địa bàn quận Hà Đông về việc nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng tại phường La Khê
2025-04-23 10:00:00

Đại hội đồng cổ đông SHB: Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%

Ngày 22/4, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của hàng nghìn cổ đông và người được ủy quyền.
2025-04-23 09:59:04

VPBank ghi nhận lợi nhuận tích cực trong quý I, bám sát mục tiêu tỷ đô năm 2025

PBank kết thúc quý đầu tiên của năm 2025 với các chỉ tiêu tài chính tích cực: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.015 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ, tổng tài sản vượt 994.000 tỷ đồng. Cùng với đó, tăng trưởng tín dụng và huy động đồng bộ ở mức cao, vượt trội so với bình quân toàn ngành. Những kết quả này bám sát kế hoạch tham vọng mà VPBank sẽ trình cổ đông thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2025.
2025-04-23 09:44:46
Đang tải...