Lỗ hổng đa cấp: Có trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước!
2016-04-06 20:30:50
0 Bình luận
Vụ việc Công ty Cổ phần liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (công ty Liên kết Việt) lôi kéo 45.000 người kinh doanh đa cấp, với số tiền lừa đảo lên đến 1.900 tỷ vừa bị cơ quan chức năng bóc gỡ không phải là trường hợp duy nhất trong thời gian qua.
Hiện dư luận đang bức xúc và đặt câu hỏi vì sao các công ty đa cấp hoạt động sai trái, thậm chí là không phép suốt một thời gian dài nhưng vẫn có thể tồn tại và lừa đảo.
Để làm rõ hơn vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã có một số trao đổi với báo chí về góc độ quản lý của Bộ nhất việc quản lý và cấp phép kinh doanh đa cấp.
- Xin chào thứ trưởng, hiện vụ việc Liên Kết Việt đang tiếp tục được cơ quan công an điều tra, làm rõ sai phạm, vậy với vai trò trách nhiệm của Bộ Công Thương, xin ông cho biết quan điểm của Bộ trong việc quản lý lĩnh vực này?
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Bán hàng đa cấp là một phương thức bán hàng được nhiều nước trên thế giới thừa nhận và khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Việt Nam đã cam kết và sẽ cho phép hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ra các quy định pháp luật để cho phép đồng thời quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.
Các quy định pháp luật của chúng ta tương đối hoàn chỉnh, cụ thể là trên thế giới quy định quản lý bán hàng đa cấp như thế nào, cấm hoạt động gì chúng ta cũng đưa ra các quyết định tương tự.
Ví dụ như cấm hoạt động kinh doanh theo kiểu kim tự tháp, cấm buộc người muốn tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp phải trả tiền mua một số lượng hàng hóa nhất định mới được tham gia vào hệ thống này...
Tức là chúng ta đã có một hệ thống pháp luật tương đối tương đồng với pháp luật quản lý hoạt động bán hàng đa cấp của thế giới.
Tuy nhiên, trong quá trình chúng ta thực hiện việc cho phép các công ty hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam thì đã có một số phức tạp nảy sinh, những phức tạp này có thể chia làm ba loại, bao gồm: Các công ty đã được cấp giấy chứng nhận bán hàng đa cấp nhưng trong quá trình hoạt động bán hàng đa cấp đã vi phạm một số điều khoản của Nghị định 42/CP về quản lý hoạt động này.
Loại vi phạm thứ hai là có những công ty bán hàng đa cấp nhưng chưa có Giấy chứng nhận kinh doanh do Bộ Công Thương cấp điều đó chắc chắn vi phạm pháp luật.
Loại thứ ba là người ta không bán hàng mà chỉ sử dụng phương thức đa cấp đấy để huy động tài chính, ví dụ như vi phạm của MB24, hay tiền ảo hiện nay... đây là những mô hình có phương thức đa cấp ở đó, tức là người vào trước có thể được hưởng hoa hồng của người vào sau nhưng mà pháp luật chỉ cho phép hoạt động đa cấp được bán hàng còn các hành vi khác sẽ bị cấm.
- Vậy các vụ vi phạm đó, nhất là sau vụ Liên Kết Việt, quan điểm của ông như thế nào?
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Sau khi Nghị định 42/CP ban hành gần một năm, phía Bộ Công Thương đã lập đoàn kiểm tra và đã xử lý nhiều doanh nghiệp với số tiền trên 5 tỷ đồng và Công ty Liên kết Việt cũng đã bị xử lý trong đợt đó, còn 13 Sở Công Thương tiến hành kiểm tra và đã xử phạt với số tiền hơn 3 tỷ đồng.
Tuy nhiên, mặc dù với tất cả hoạt động quản lý, giám sát, kiểm tra đó thì những câu chuyện như Liên Kết Việt vẫn tiếp tục xảy ra.
Với vụ việc như trên, theo tôi chắc chắn có trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, vì cơ quan quản lý nhà nước luôn luôn có hai trách nhiệm song hành đó là việc xây dựng khuôn khổ pháp luật và việc vận hành các khuôn khổ pháp luật đó.
Quan điểm của Bộ Công Thương trong chuyện này là không bao giờ từ chối trách nhiệm của mình.
Cụ thể, sau vụ việc Liên Kết Việt, phía Bộ Công Thương đã phối hợp với cơ quan điều tra để làm rõ hành vi lừa đảo của công ty này.
Tuy vậy, lãnh đạo Bộ cũng rất mong muốn các sở công thương trên toàn quốc cùng vào cuộc để quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, bởi đây là hoạt động bán hàng trực tiếp diễn ra ở nhiều địa bàn cũng như tại nhiều địa điểm khác nhau, nếu như chỉ mong đợi vào việc Bộ Công Thương phải đi theo sát tất cả các hoạt động này thì dường như chưa hợp lý và cần sự vào cuộc của sở công thương các tỉnh.
Trên tinh thần đó Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ra chỉ thị đề nghị tất cả các Sở Công Thương phải cùng vào cuộc và công bố công khai số điện thoại để người dân cũng như những người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp nếu muốn có thể gọi điện khiếu nại với Sở Công Thương cũng như với Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương).
- Trên thực tế rất nhiều sản phẩm trong hoạt động bán hàng đa cấp bị nâng giá trị rất nhiều hoặc không đúng bảo chất lượng như quảng cáo, vậy đâu là nguyên nhân, thưa thứ trưởng?
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Ở đây chúng ta cần chứng minh được những hiện tượng như bịp bợm, gian lận. Đơn cử như giá một chiếc điện thoại di động chỉ khoảng 200 USD nhưng khi bán ra gần 900 USD thì có sai phạm hay không?
Cần phải hiểu giá thành của sản phẩm đó là một chuyện, còn khi bán ra thị trường bán ra mức nào và xã hội có chấp nhận mức giá đó hay không đó hoàn toàn là giao dịch dân sự và không thể tham gia được, đứng ở giác độ cơ quan quản lý nhà nước sẽ không can thiệp được.
Việc lừa chỉ xảy ra trong trường hợp như công ty quảng cáo trong sản phẩm thực phẩm chức năng của họ có đúng như công bố hay không đây là hành vi gian dối và lừa đảo.
Nếu ai có bằng chứng nào thì hãy cung cấp ngay cho Cục Quản lý cạnh tranh, phía Bộ Công Thương sẽ lập tức làm rõ việc này.
- Chắc chắn sẽ còn có những công ty đang có dấu hiệu lừa đảo chưa bị phát hiện, vậy Bộ Công Thương đã có những giải pháp như thế nào để quản lý hiệu quả lĩnh vực này?
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Ở các nước hành lang pháp lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp cũng như Việt Nam và họ quy định thế nào thì Việt Nam cũng quy định tương tự, thậm chí nhiều điều khoản còn hơn, ví dụ như khi doanh nghiệp mở rộng hoạt động đến một địa phương khác, hoặc tổ chức hội thảo... thì phải thông báo với Sở Công Thương và được xác nhận của Sở Công Thương.
Hành lang pháp lý của Việt Nam về quản lý đa cấp không thiếu và vẫn có thể cải thiện thêm nhưng vấn đề ở đây chính là khi đi vào thực tế thì dường như ở các nước mọi người có cái nhìn cảnh giác hơn với những lời mời chào đại loại như một vốn nhưng 400 lời trong khi một bộ phận người dân của chúng ta vẫn tin vào những lời quảng cáo như vậy.
Do vậy, Bộ Công Thương khuyến cáo người dân nếu có ai đó quảng cáo mức độ làm giàu nhanh như vậy thì cần cảnh giác và cần thông báo cho các cơ quan chức năng vào cuộc.
- Như thứ trưởng nói hành lang pháp lý đủ, bộ máy quản lý cũng có, nhưng tại sao người tiêu dùng vẫn là nạn nhân và số lượng cũng nhiều?
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Xin khẳng định là Bộ Công Thương không ngồi yên và chỉ chông chờ vào khiếu nại và nếu không có khiếu nại thì không làm gì cả.
Trên thực tế, từ giữa năm 2015 (sau 1 năm thực hiện Nghị định 42/CP), thì Cục Quản lý cạnh tranh cũng đã tổ chức đoàn kiểm tra 39 doanh nghiệp và không chờ khiếu nại từ người tiêu dùng.
Tuy nhiên, khả năng phát hiện ra những vi phạm như quảng cáo quá mức, nhận tiền mà không đưa hàng... rất thấp vì hình thức kinh doanh này là trực tiếp, trong khi chỉ kiểm tra trên sổ sách, giấy tờ sẽ khó phát hiện, do vậy khi người dân nhận thấy những dấu hiệu bất ổn như trên thì cần phải đứng lên và khiếu nại thì Bộ sẽ có cơ sở để xử lý mạnh tay.
Việc thu hồi giấy phép hoạt động của doanh nghiệp cũng phải tuân thủ đúng quy định của Nghị định 42/CP và không ai có tội khi chưa có bản án kết luận của tòa án.
- Xin cảm ơn thứ trưởng./.
Để làm rõ hơn vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã có một số trao đổi với báo chí về góc độ quản lý của Bộ nhất việc quản lý và cấp phép kinh doanh đa cấp.
- Xin chào thứ trưởng, hiện vụ việc Liên Kết Việt đang tiếp tục được cơ quan công an điều tra, làm rõ sai phạm, vậy với vai trò trách nhiệm của Bộ Công Thương, xin ông cho biết quan điểm của Bộ trong việc quản lý lĩnh vực này?
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Bán hàng đa cấp là một phương thức bán hàng được nhiều nước trên thế giới thừa nhận và khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Việt Nam đã cam kết và sẽ cho phép hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ra các quy định pháp luật để cho phép đồng thời quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.
Các quy định pháp luật của chúng ta tương đối hoàn chỉnh, cụ thể là trên thế giới quy định quản lý bán hàng đa cấp như thế nào, cấm hoạt động gì chúng ta cũng đưa ra các quyết định tương tự.
Ví dụ như cấm hoạt động kinh doanh theo kiểu kim tự tháp, cấm buộc người muốn tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp phải trả tiền mua một số lượng hàng hóa nhất định mới được tham gia vào hệ thống này...
Tức là chúng ta đã có một hệ thống pháp luật tương đối tương đồng với pháp luật quản lý hoạt động bán hàng đa cấp của thế giới.
Tuy nhiên, trong quá trình chúng ta thực hiện việc cho phép các công ty hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam thì đã có một số phức tạp nảy sinh, những phức tạp này có thể chia làm ba loại, bao gồm: Các công ty đã được cấp giấy chứng nhận bán hàng đa cấp nhưng trong quá trình hoạt động bán hàng đa cấp đã vi phạm một số điều khoản của Nghị định 42/CP về quản lý hoạt động này.
Loại vi phạm thứ hai là có những công ty bán hàng đa cấp nhưng chưa có Giấy chứng nhận kinh doanh do Bộ Công Thương cấp điều đó chắc chắn vi phạm pháp luật.
Loại thứ ba là người ta không bán hàng mà chỉ sử dụng phương thức đa cấp đấy để huy động tài chính, ví dụ như vi phạm của MB24, hay tiền ảo hiện nay... đây là những mô hình có phương thức đa cấp ở đó, tức là người vào trước có thể được hưởng hoa hồng của người vào sau nhưng mà pháp luật chỉ cho phép hoạt động đa cấp được bán hàng còn các hành vi khác sẽ bị cấm.
- Vậy các vụ vi phạm đó, nhất là sau vụ Liên Kết Việt, quan điểm của ông như thế nào?
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Sau khi Nghị định 42/CP ban hành gần một năm, phía Bộ Công Thương đã lập đoàn kiểm tra và đã xử lý nhiều doanh nghiệp với số tiền trên 5 tỷ đồng và Công ty Liên kết Việt cũng đã bị xử lý trong đợt đó, còn 13 Sở Công Thương tiến hành kiểm tra và đã xử phạt với số tiền hơn 3 tỷ đồng.
Tuy nhiên, mặc dù với tất cả hoạt động quản lý, giám sát, kiểm tra đó thì những câu chuyện như Liên Kết Việt vẫn tiếp tục xảy ra.
Với vụ việc như trên, theo tôi chắc chắn có trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, vì cơ quan quản lý nhà nước luôn luôn có hai trách nhiệm song hành đó là việc xây dựng khuôn khổ pháp luật và việc vận hành các khuôn khổ pháp luật đó.
Quan điểm của Bộ Công Thương trong chuyện này là không bao giờ từ chối trách nhiệm của mình.
Cụ thể, sau vụ việc Liên Kết Việt, phía Bộ Công Thương đã phối hợp với cơ quan điều tra để làm rõ hành vi lừa đảo của công ty này.
Tuy vậy, lãnh đạo Bộ cũng rất mong muốn các sở công thương trên toàn quốc cùng vào cuộc để quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, bởi đây là hoạt động bán hàng trực tiếp diễn ra ở nhiều địa bàn cũng như tại nhiều địa điểm khác nhau, nếu như chỉ mong đợi vào việc Bộ Công Thương phải đi theo sát tất cả các hoạt động này thì dường như chưa hợp lý và cần sự vào cuộc của sở công thương các tỉnh.
Trên tinh thần đó Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ra chỉ thị đề nghị tất cả các Sở Công Thương phải cùng vào cuộc và công bố công khai số điện thoại để người dân cũng như những người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp nếu muốn có thể gọi điện khiếu nại với Sở Công Thương cũng như với Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương).
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh trao đổi với báo chí. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+) |
- Trên thực tế rất nhiều sản phẩm trong hoạt động bán hàng đa cấp bị nâng giá trị rất nhiều hoặc không đúng bảo chất lượng như quảng cáo, vậy đâu là nguyên nhân, thưa thứ trưởng?
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Ở đây chúng ta cần chứng minh được những hiện tượng như bịp bợm, gian lận. Đơn cử như giá một chiếc điện thoại di động chỉ khoảng 200 USD nhưng khi bán ra gần 900 USD thì có sai phạm hay không?
Cần phải hiểu giá thành của sản phẩm đó là một chuyện, còn khi bán ra thị trường bán ra mức nào và xã hội có chấp nhận mức giá đó hay không đó hoàn toàn là giao dịch dân sự và không thể tham gia được, đứng ở giác độ cơ quan quản lý nhà nước sẽ không can thiệp được.
Việc lừa chỉ xảy ra trong trường hợp như công ty quảng cáo trong sản phẩm thực phẩm chức năng của họ có đúng như công bố hay không đây là hành vi gian dối và lừa đảo.
Nếu ai có bằng chứng nào thì hãy cung cấp ngay cho Cục Quản lý cạnh tranh, phía Bộ Công Thương sẽ lập tức làm rõ việc này.
- Chắc chắn sẽ còn có những công ty đang có dấu hiệu lừa đảo chưa bị phát hiện, vậy Bộ Công Thương đã có những giải pháp như thế nào để quản lý hiệu quả lĩnh vực này?
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Ở các nước hành lang pháp lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp cũng như Việt Nam và họ quy định thế nào thì Việt Nam cũng quy định tương tự, thậm chí nhiều điều khoản còn hơn, ví dụ như khi doanh nghiệp mở rộng hoạt động đến một địa phương khác, hoặc tổ chức hội thảo... thì phải thông báo với Sở Công Thương và được xác nhận của Sở Công Thương.
Hành lang pháp lý của Việt Nam về quản lý đa cấp không thiếu và vẫn có thể cải thiện thêm nhưng vấn đề ở đây chính là khi đi vào thực tế thì dường như ở các nước mọi người có cái nhìn cảnh giác hơn với những lời mời chào đại loại như một vốn nhưng 400 lời trong khi một bộ phận người dân của chúng ta vẫn tin vào những lời quảng cáo như vậy.
Do vậy, Bộ Công Thương khuyến cáo người dân nếu có ai đó quảng cáo mức độ làm giàu nhanh như vậy thì cần cảnh giác và cần thông báo cho các cơ quan chức năng vào cuộc.
- Như thứ trưởng nói hành lang pháp lý đủ, bộ máy quản lý cũng có, nhưng tại sao người tiêu dùng vẫn là nạn nhân và số lượng cũng nhiều?
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Xin khẳng định là Bộ Công Thương không ngồi yên và chỉ chông chờ vào khiếu nại và nếu không có khiếu nại thì không làm gì cả.
Trên thực tế, từ giữa năm 2015 (sau 1 năm thực hiện Nghị định 42/CP), thì Cục Quản lý cạnh tranh cũng đã tổ chức đoàn kiểm tra 39 doanh nghiệp và không chờ khiếu nại từ người tiêu dùng.
Tuy nhiên, khả năng phát hiện ra những vi phạm như quảng cáo quá mức, nhận tiền mà không đưa hàng... rất thấp vì hình thức kinh doanh này là trực tiếp, trong khi chỉ kiểm tra trên sổ sách, giấy tờ sẽ khó phát hiện, do vậy khi người dân nhận thấy những dấu hiệu bất ổn như trên thì cần phải đứng lên và khiếu nại thì Bộ sẽ có cơ sở để xử lý mạnh tay.
Việc thu hồi giấy phép hoạt động của doanh nghiệp cũng phải tuân thủ đúng quy định của Nghị định 42/CP và không ai có tội khi chưa có bản án kết luận của tòa án.
- Xin cảm ơn thứ trưởng./.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Vietnamplus