Lún sâu trong nợ nần, Tân Tạo có nguy cơ bị đưa vào danh sách đen của ngân hàng
2016-10-01 10:22:04
0 Bình luận
Hoạt động cho thuê khu công nghiệp của ITA được đánh giá khá cao nhờ xu hướng đầu tư mạnh của doanh nghiệp FDI. Thế nhưng, ITA lại đang trong tình cảnh hết sức khó khăn, thậm chí có nguy cơ bị đưa vào danh sách đen của các ngân hàng.
Những dự báo có vẻ sáng sủa...
Hoạt động kinh doanh lĩnh vực cho thuê khu công nghiệp của CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA) ở 2 địa bàn chính là TP.HCM (khu công nghiệp Tân Tạo với diện tích 343,9 ha) và Long An. Tuy nhiên, các dự án ở khu công nghiệp Tân Đức (543 ha) và khu E-City Tân Đức có tổng mức tồn kho là 2.825 tỷ đồng, chiếm tới 83% tổng lượng hàng tồn kho tại thời điểm 30/6/2016.
Điều này cho thấy khu vực kinh doanh tương lai chủ yếu của Tân Tạo là các dự án ở tỉnh Long An. Trong các năm gần đây, Long An đứng đầu trong việc thu hút đầu tư FDI tại đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng PCI (năng lực cạnh tranh cấp tỉnh). Tính đến cuối năm 2015, tổng số vốn FDI đăng ký tỉnh Long An là 4,5 tỷ USD, trong đó số vốn thực hiện đat 2,7 tỷ USD (chiếm khoảng 60,7%).
Riêng năm 2015, tổng vốn FDI đăng ký là 904 triệu USD (chiếm 3,7% vốn FDI đăng ký vào Việt Nam) và vẫn đang duy trì xu hướng tăng. Với các hiệp định thương mại tự do đã ký kết và triển vọng hiệp định thương mại TPP sắp được thông qua thì kỳ vọng lượng vốn đầu tư FDI vào thị trường Việt Nam nói chung và tỉnh Long An nói riêng sẽ tiếp tục duy trì mức cao. Từ đó thúc đẩy được hoạt động kinh doanh khu công nghiệp của ITA tại Long An
Theo thông tin từ các cơ quan quản lý khu công nghiệp TP.HCM và Long An thì tỷ lệ lấp đầy 2 khu công nghiệp Tân Tạo và Tân Đức đạt khoảng 87% và 70%, với giá cho thuê khá cao so với các khu công nghiệp khác.
Nhưng thực tế cực khó
Theo nghị quyết ĐHCĐ, ITA đặt ra kế hoạch kinh doanh năm 2016 với doanh thu 1.172 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 385 tỷ đồng. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh của công ty bị suy giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2016. Doanh thu ghi nhận là 181 tỷ đồng (giảm 69% và hoàn thành 15% kế hoạch năm) và lợi nhuận trước thuế đạt 37 tỷ đồng (giảm 74% và hoàn thành 7,7% kế hoạch).
Dù kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm kém khả quan nhưng khó khăn chưa dừng lại ở mức này bởi tình hình 6 tháng cuối năm còn có thể xấu hơn. Nguyên nhân là trong tháng 7/2016, CTCP Tập đoàn Thiên Long đã yêu cầu thanh lý hợp đồng thuê đất với ITA.
Tổng doanh thu đã được ITA ghi nhận trước đây của hợp đồng này là 68 tỷ đồng sẽ phải được ghi nhận nghiệp vụ hàng bán trả lại trong kỳ 6 tháng cuối năm. Điều này sẽ tạo áp lực lớn lên việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh của ITA.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh yếu kém lại không đáng lo so với tình hình tài chính của ITA. Tính đến thời điểm ngày 30/6, nợ phải trả của ITA là 2.481 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 823 tỷ đồng.
Theo phân tích của CTCK KIS Việt Nam, chỉ số thanh toán tiền mặt các khoản nợ đến hạn cấp thiết phải trả như vay ngân hàng, phải trả người bán, chi phí phải trả của ITA trong tháng 6/2016 là khá thấp ở mức 0,03 lần, trong khi tỷ số thanh toán nhanh là 1,86 lần.
Điều này thể hiện tính thanh khoản dòng tiền của ITA khá yếu, việc hoàn thành trả nợ vay hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng thu hồi công nợ phải thu và tình hình tiêu thụ hàng hóa bán được trong hoạt động kinh doanh.
Tại thời điểm 30/6/2016, trong tổng cơ cấu tài sản của ITA thì các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất là 33%, tiếp theo là hàng tồn kho và các khoản đầu tư tài chính lần lượt chiếm 27% và 24% tổng tài sản.
Trong khoản phải thu là 4.243 tỷ đồng thì khoản phải thu các bên liên quan đến công ty là 2.680 tỷ đồng (tương ứng 21% tổng tài sản). Từ năm 2012 tới nay, ITA luôn duy trì tỷ lệ các khoản phải thu chiếm tỷ trọng trên 33% tổng tài sản thể hiện việc dòng tiền kinh doanh của ITA đang bị chiếm dụng cao và chậm thu hồi thể hiện qua dòng tiền hoạt động kinh doanh liên tục âm trong 4 năm gần đây.
Đặc biệt, ITA có một số khoản nợ ngân hàng đã quá hạn thanh toán nhưng chưa chi trả khoảng 80 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân. Việc chậm trả nợ ngân hàng cũng có thể làm cho tiêu chuẩn tín dụng của ITA bị chuyển nhóm nợ thấp hơn dẫn đến khả năng ITA khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng hơn đồng thời phải chi trả lãi vay cao hơn.
Hoạt động kinh doanh lĩnh vực cho thuê khu công nghiệp của CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA) ở 2 địa bàn chính là TP.HCM (khu công nghiệp Tân Tạo với diện tích 343,9 ha) và Long An. Tuy nhiên, các dự án ở khu công nghiệp Tân Đức (543 ha) và khu E-City Tân Đức có tổng mức tồn kho là 2.825 tỷ đồng, chiếm tới 83% tổng lượng hàng tồn kho tại thời điểm 30/6/2016.
Điều này cho thấy khu vực kinh doanh tương lai chủ yếu của Tân Tạo là các dự án ở tỉnh Long An. Trong các năm gần đây, Long An đứng đầu trong việc thu hút đầu tư FDI tại đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng PCI (năng lực cạnh tranh cấp tỉnh). Tính đến cuối năm 2015, tổng số vốn FDI đăng ký tỉnh Long An là 4,5 tỷ USD, trong đó số vốn thực hiện đat 2,7 tỷ USD (chiếm khoảng 60,7%).
Riêng năm 2015, tổng vốn FDI đăng ký là 904 triệu USD (chiếm 3,7% vốn FDI đăng ký vào Việt Nam) và vẫn đang duy trì xu hướng tăng. Với các hiệp định thương mại tự do đã ký kết và triển vọng hiệp định thương mại TPP sắp được thông qua thì kỳ vọng lượng vốn đầu tư FDI vào thị trường Việt Nam nói chung và tỉnh Long An nói riêng sẽ tiếp tục duy trì mức cao. Từ đó thúc đẩy được hoạt động kinh doanh khu công nghiệp của ITA tại Long An
Theo thông tin từ các cơ quan quản lý khu công nghiệp TP.HCM và Long An thì tỷ lệ lấp đầy 2 khu công nghiệp Tân Tạo và Tân Đức đạt khoảng 87% và 70%, với giá cho thuê khá cao so với các khu công nghiệp khác.
Nhưng thực tế cực khó
Theo nghị quyết ĐHCĐ, ITA đặt ra kế hoạch kinh doanh năm 2016 với doanh thu 1.172 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 385 tỷ đồng. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh của công ty bị suy giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2016. Doanh thu ghi nhận là 181 tỷ đồng (giảm 69% và hoàn thành 15% kế hoạch năm) và lợi nhuận trước thuế đạt 37 tỷ đồng (giảm 74% và hoàn thành 7,7% kế hoạch).
Dù kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm kém khả quan nhưng khó khăn chưa dừng lại ở mức này bởi tình hình 6 tháng cuối năm còn có thể xấu hơn. Nguyên nhân là trong tháng 7/2016, CTCP Tập đoàn Thiên Long đã yêu cầu thanh lý hợp đồng thuê đất với ITA.
Tổng doanh thu đã được ITA ghi nhận trước đây của hợp đồng này là 68 tỷ đồng sẽ phải được ghi nhận nghiệp vụ hàng bán trả lại trong kỳ 6 tháng cuối năm. Điều này sẽ tạo áp lực lớn lên việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh của ITA.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh yếu kém lại không đáng lo so với tình hình tài chính của ITA. Tính đến thời điểm ngày 30/6, nợ phải trả của ITA là 2.481 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 823 tỷ đồng.
Theo phân tích của CTCK KIS Việt Nam, chỉ số thanh toán tiền mặt các khoản nợ đến hạn cấp thiết phải trả như vay ngân hàng, phải trả người bán, chi phí phải trả của ITA trong tháng 6/2016 là khá thấp ở mức 0,03 lần, trong khi tỷ số thanh toán nhanh là 1,86 lần.
Điều này thể hiện tính thanh khoản dòng tiền của ITA khá yếu, việc hoàn thành trả nợ vay hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng thu hồi công nợ phải thu và tình hình tiêu thụ hàng hóa bán được trong hoạt động kinh doanh.
Tại thời điểm 30/6/2016, trong tổng cơ cấu tài sản của ITA thì các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất là 33%, tiếp theo là hàng tồn kho và các khoản đầu tư tài chính lần lượt chiếm 27% và 24% tổng tài sản.
Trong khoản phải thu là 4.243 tỷ đồng thì khoản phải thu các bên liên quan đến công ty là 2.680 tỷ đồng (tương ứng 21% tổng tài sản). Từ năm 2012 tới nay, ITA luôn duy trì tỷ lệ các khoản phải thu chiếm tỷ trọng trên 33% tổng tài sản thể hiện việc dòng tiền kinh doanh của ITA đang bị chiếm dụng cao và chậm thu hồi thể hiện qua dòng tiền hoạt động kinh doanh liên tục âm trong 4 năm gần đây.
Đặc biệt, ITA có một số khoản nợ ngân hàng đã quá hạn thanh toán nhưng chưa chi trả khoảng 80 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân. Việc chậm trả nợ ngân hàng cũng có thể làm cho tiêu chuẩn tín dụng của ITA bị chuyển nhóm nợ thấp hơn dẫn đến khả năng ITA khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng hơn đồng thời phải chi trả lãi vay cao hơn.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Infonet.vn