Mỹ khủng hoảng nhân lực giáo dục trẻ khuyết tật trong Covid-19
Chuyên gia cảnh báo rằng, hậu quả của thất bại này có thể khiến kéo dài trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ. Tại Mỹ, có hơn 7 triệu học sinh đủ điều kiện nhận các dịch vụ giáo dục đặc biệt theo Đạo luật Giáo dục Cá nhân Khuyết tật liên bang (IDEA). Mỗi em sẽ theo một chương trình giáo dục dành riêng cho từng cá nhân, chiếm khoảng 14% tổng số học sinh Mỹ.
Thế nhưng, hầu hết các em đều khó có thể thích nghi và tiếp thu tốt khi học ở nhà. Khi các trường học đóng cửa từ mùa xuân năm ngoái, gánh nặng trên vai những phụ huynh có con em khuyết tật càng tang. Các trường học thiếu hụt giáo viên giáo dục đặc biệt, thậm chí có khu học phải thuê những người không có bằng cấp. Điều đó dẫn đén việc những trẻ khuyết tật có nhu cầu lớn nhất thường được dạy bởi những giáo viên kém chất lượng nhất, theo báo cáo năm 2020 của Viện chính sách học tập có trụ sở tại California.
(Ảnh: The Washington Post)
Bên cạnh đó, các nhân lực như bác sĩ chuyên khoa ngôn ngữ, những người huấn luyện trẻ em gặp khó khăn trong giao tiếp, các nhà trị liệu thể chất làm việc với những em gặp khó khăn trong đi lại cũng khan hiếm. Đáng ngại hơn, trong bối cảnh dịch bệnh những lao động này không thể tới nhà học sinh. Mặc dù một số học khu có thể cung cấp dịch vụ đặc biệt này trực tuyến song hiệu quả không cao.
Việc học trực tuyến có thể hiệu quả với một số học sinh, song cũng có những em khuyết tật không tiếp thu tốt (Ảnh: The Washington Post)
Như Moet Archer- nhà tư vấn giáo dục đặc biệt ở thành phố Atlanta, bang Georgia đã phải bỏ mặc 2 cô con gái tuổi teen khuyết tật học một mình ở nhà, để hỗ trợ trực tiếp một số học sinh trong đại dịch. Tuy nhiên, trường học ảo cũng đã o mang lại lợi ích cho một số học sinh khuyết tật. Cậu bé Ryan Desai ở quận Loudoun, bang Virginia mắc bệnh xương hiếm gặp khiến bàn tay cứng và sưng lên, các khớp chính bị cong.
Sự khác biệt về cơ thể khiến Ryan mang rào cản khi muốn hoà nhập cộng đồng. Nhưng trong trường học ảo, Ryan không còn cảm thấy mình "ngoài cuộc". Tháng 9 năm ngoái, Ryan mặc một chiếc sơ mi và tự lăn xe, tự tin nhìn vào máy quay nói: "Xin chào mọi người, thật tốt khi được ở đây. Tớ là Ryan Desai. Tớ muốn trở thành lớp trưởng".
Tại Trung Quốc, dịch vụ giáo viên tình nguyện tới nhà dạy học cho trẻ khuyết tật đã đi vào hoạt động từ năm 2015. Những giáo viên được chọn có tinh thần trách nhiệm và kinh nghiệm thực tế dày dặn để đảm nhận công việc. Trong những năm qua, phòng Giáo dục huyện Lũng Tây (Trung Quốc) đã tổ chức bốn lớp tập huấn giảng dạy tận nơi cho hơn 300 giáo viên và đến nay, họ đã dạy hơn 170 trẻ em.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.