Năm 2020: Mục tiêu lớn nhất chính sách tiền tệ là ổn định vĩ mô

2020-01-14 10:48:45 0 Bình luận
Đến cuối năm 2019, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13% so với cuối năm 2018; thanh khoản hệ thống được đảm bảo, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu chi trả cho nền kinh tế.

Dấu ấn điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã khá thành công khi tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác để điều hành chủ động, đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ (CSTT), duy trì ổn định thị trường tiền tệ, ngoại tệ; kiểm soát lạm phát cơ bản bình quân ở mức 2,01%, tạo dư địa thuận lợi để điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý, đặc biệt trong điều kiện ảnh hưởng phức tạp của dịch bệnh. Qua đó góp phần kiểm soát lạm phát CPI bình quân cả năm ở mức thấp nhất trong 3 năm qua.

                                              

Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại buổi họp báo

Thành công của chính sách tiền tệ

Đánh giá một cách tổng quan nhất về kết quả điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng có thể thấy ngành ngân hàng 2019 đã góp phần tạo lập môi trường kinh doanh tốt cho doanh nghiệp và người dân, chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh. Về điều hành lãi suất, NHNN bám sát chỉ đạo của Chính phủ, diễn biến thị trường để triển khai tổng thể các biện pháp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn vay chi phí hợp lý, hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Đầu năm 2019, khá nhiều nhận định, dự báo cho rằng chỉ cần giữ được ổn định lãi suất đã là một thành công đối với nền kinh tế. Nhưng thực tế đã diễn ra tốt đẹp nhiều hơn thế, khi mặt bằng lãi suất đã giảm mạnh sau hàng loạt chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Cụ thể, sau khi giảm 0,25% một loạt lãi suất vào tháng 9, trong tháng 11, NHNN tiếp tục giảm mạnh 0,5% trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng và lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên. Đáng lưu ý là đối với nhóm ngân hàng thương mại nhà nước, đợt giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên lần này là lần thứ ba kể từ đầu năm, theo đó tổng mức giảm đã lên tới 1,5%. Không chỉ vậy, NHNN cũng liên tiếp hạ lãi suất phát hành tín phiếu, hạ lãi suất trên thị trường mở (OMO), giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc nhằm thúc đẩy cung ứng vốn ra nền kinh tế và hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng với chi phí rẻ hơn, tạo điều kiện để các nhà băng tiết giảm chi phí để mở đường cho việc giảm lãi suất.

Động thái nới lỏng còn thể hiện qua việc nhà điều hành nới hạn mức tăng trưởng tín dụng cho một số ngân hàng sớm về đích trước hạn việc triển khai Basel 2. Theo đó, Vietcombank, VIB, ACB, MBBank, Techcombank, OCB... đã được điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ cuối tháng 6/2019.

Chưa dừng lại ở đó, nhà điều hành còn bơm một lượng lớn tiền đồng vào hệ thống, mở rộng lượng cung tiền tệ qua việc mua ròng ngoại tệ với số lượng lớn để tăng dự trữ ngoại hối. Thống kê cho thấy dự trữ ngoại hối đã lên 80 tỷ USD, tức NHNN đã mua đến 17 tỷ USD từ đầu năm đến nay. Ngoài ra, động thái bơm ròng liên tiếp trên thị trường mở để hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống đã giúp các nhà băng gặp căng thẳng vốn không phải đua lãi suất tiền gửi như trước đây. Việc giữ các biến số quan trọng như lạm phát hay tỷ giá ổn định là yếu tố quan trọng góp phần vào chính sách nới lỏng tiền tệ có thể được thực thi trong năm 2020. Trước xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương (NHTƯ) toàn cầu, từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), NHTƯ châu Âu (ECB) đến Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (PBoC), nhằm ngăn chặn đà kinh tế giảm tốc, thì việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Việt Nam trong năm nay được cho là phù hợp.

Về điều hành tín dụng, tín dụng tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ, tập trung phân bổ vào lĩnh vực sản xuất, ưu tiên tạo động lực cho phát triển, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu hợp pháp về vốn,  nhất là vốn tín dụng tiêu dùng của người dân, góp phần hạn chế tín dụng đen. Tín dụng ngoại tệ tiếp tục được kiểm soát theo đúng lộ trình hạn chế đô la hóa theo chủ trương của Chính phủ; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát ở mức hợp lý.

Trong năm 2019, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, để góp phần hạn chế, đẩy lùi tín dụng đen, trong các Chỉ thị từ đầu năm, Thống đốc NHNN đều yêu cầu các TCTD đẩy mạnh triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và người dân tiếp cận vốn; có giải pháp tín dụng phù hợp đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân, góp phần hạn chế tín dụng đen. Đồng thời, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định 1178/QĐ-NHNN về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai Chỉ thị 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/4/2019 về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen.

Bên cạnh đó, công tác cải cách thủ tục hành chính cũng được NHNN đặc biệt quan tâm. NHNN đã liên tiếp 4 năm liền xếp vị trí số 1 về cải cách hành chính (CCHC) trong các Bộ, cơ quan ngang bộ. NHNN xác định mục tiêu xuyên suốt là đẩy mạnh CCHC trong hệ thống NHNN gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm và phải tạo chuyển biến rõ nét về cải thiện môi trường kinh doanh trong hoạt động ngân hàng.

Với việc triển khai các giải pháp quyết liệt trên, ngành Ngân hàng cơ bản đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, các nhu cầu đời sống chính đáng của người dân. Đến cuối năm 2019, tín dụng tăng khoảng trên 13% so với cuối năm 2018. Cơ cấu tín dụng tiếp tục có sự điều chỉnh tích cực, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát ở mức hợp lý. Ước đến 31/12/2019, tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 11% so với cuối năm 2018, chiếm khoảng 25% tổng dư nợ nền kinh tế; tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng khoảng 16%, tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng khoảng 15%. Theo báo cáo về Môi trường kinh doanh 2020 được Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 24/10/2019, Chỉ số Tiếp cận tín dụng của Việt Nam xếp hạng 25/190 nền kinh tế, đứng thứ 2 trong các nước ASEAN (chỉ sau Brunei - hạng 1/190).

Công tác cơ cấu lại các TCTD cũng tiếp tục được đẩy mạnh. Sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD được giữ vững, thể hiện ở các mặt như: Năng lực tài chính của các TCTD tiếp tục được củng cố, vốn điều lệ tăng dần qua các năm; quy mô hệ thống các TCTD tiếp tục tăng; năng lực quản trị điều hành, hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ và quản lý rủi ro của các TCTD từng bước được nâng cao để tiệm cận với thông lệ quốc tế; sự minh bạch trong hoạt động của hệ thống các TCTD đã được nâng cao một bước… Các giải pháp xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ cùng với các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh đã góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các TCTD.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của NHNN và sự nỗ lực của hệ thống các TCTD, ước tính đến tháng 12/2019, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các TCTD ở mức 1,89% (hoàn thành mục tiêu dưới 2%). Tính từ năm 2012 đến cuối tháng 12/2019, toàn hệ thống các TCTD ước tính đã xử lý được 1.064 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 12/2019, ước tính toàn hệ thống TCTD đã xử lý được 305,7 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 (không bao gồm sử dụng dự phòng rủi ro và khoản bán nợ cho VAMC thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt). Tính trung bình từ 15/8/2017 đến tháng 12/2019, mỗi tháng toàn hệ thống xử lý được khoảng 10,5 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn 4,9 nghìn tỷ đồng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình từ 2012-2017 trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực. Đồng thời cũng là dấu hiệu tích cực cho thấy Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD.

Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), NHNN cũng đã bám sát thực tiễn, chủ động, kịp thời phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khảo sát, đề xuất với Chính phủ xây dựng Nghị định mới về TTKDTM; trình và triển khai Đề án cơ chế quản lý thử nghiệm hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng (Regulatory Sandbox); Báo cáo cơ chế thí điểm quản lý hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) tại Việt Nam; Đề án thử nghiệm các mô hình thanh toán mới,...Đồng thời NHNN cũng chỉ đạo các TCTD tiếp tục đầu tư, phát triển hạ tầng thanh toán; tăng cường công tác an ninh, bảo mật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của khách hàng; triển khai ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng 4.0 trong cung ứng dịch vụ thanh toán. Nhờ đó, TTKDTM tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Trong lĩnh vực thanh toán đã ứng dụng tất cả công nghệ mới trên thế giới (ATM, POS, Internet Banking, Mobile Banking, QR Code, Tokenization...), phục vụ hầu hết các ngành kinh tế trọng điểm và thu được kết quả ấn tượng, cụ thể: Đến cuối tháng 10/2019, đã có trên 78 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 47 tổ chức thực hiện qua điện thoại di động (ĐTDĐ). Trong 10 tháng đầu năm 2019, số lượng và giá trị giao dịch tài chính qua kênh Internet tăng tương ứng hơn 67% và trên 36%; số lượng và giá trị giao dịch tài chính qua kênh ĐTDĐ tăng tương ứng 186% và 221% so với cùng kỳ năm 2018. Thanh toán qua QR Code tuy là hình thức thanh toán điện tử mới nhưng cũng đạt mức tăng trưởng khá.

Về điều hành tín dụng, tín dụng tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ, tập trung phân bổ vào lĩnh vực sản xuất, ưu tiên tạo động lực cho phát triển, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu hợp pháp về vốn, nhất là vốn tín dụng tiêu dùng của người dân, góp phần hạn chế tín dụng đen. Tín dụng ngoại tệ tiếp tục được kiểm soát theo đúng lộ trình hạn chế đô la hóa theo chủ trương của Chính phủ; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát ở mức hợp lý.

Trong năm 2019, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, để góp phần hạn chế, đẩy lùi tín dụng đen, trong các Chỉ thị từ đầu năm, Thống đốc NHNN đều yêu cầu các TCTD đẩy mạnh triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và người dân tiếp cận vốn; có giải pháp tín dụng phù hợp đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân, góp phần hạn chế tín dụng đen. Đồng thời, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định 1178/QĐ-NHNN về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai Chỉ thị 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen.

Bên cạnh đó, công tác cải cách thủ tục hành chính cũng được NHNN đặc biệt quan tâm. NHNN đã liên tiếp 4 năm liền xếp vị trí số 1 về cải cách hành chính (CCHC) trong các Bộ, cơ quan ngang bộ. NHNN xác định mục tiêu xuyên suốt là đẩy mạnh CCHC trong hệ thống NHNN gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm và phải tạo chuyển biến rõ nét về cải thiện môi trường kinh doanh trong hoạt động ngân hàng.

                                          

Các công cụ chính sách đồng bộ đã giúp lạm phát luôn được kiểm soát ở mức thấp, mặc dù lượng tiền bơm ra nền kinh tế rất lớn

Khó nới lỏng mạnh chính sách tiền tệ trong năm 2020

Trên cơ sở các mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ và dự báo kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong và ngoài nước năm 2020, NHNN điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, thận trọng phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu bình quân dưới 4%; ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức    hợp lý, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Trong đó, NHNN tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm, trong năm 2020 như sau: (1) Điều hành nghiệp vụ thị trường mở, điều tiết thanh khoản hợp lý để hỗ trợ ổn định thị trường tiền tệ, thực hiện mục tiêu CSTT; (2) Điều hành công cụ dự trữ bắt buộc đồng bộ với các công cụ CSTT khác, phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ và mục tiêu CSTT; (3) Điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu CSTT nhằm ổn định thị trường, tăng Dự trữ ngoại hối Nhà nước khi điều kiện và bối cảnh phù hợp.

Chỉ đạo các TCTD nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân, góp phần đẩy lùi tín dụng đen. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Kiểm soát cho vay bằng ngoại tệ và có lộ trình phù hợp giảm dần cho vay bằng ngoại tệ.

Tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 42/2017/QH14, Quyết định số 1058/QĐ-TTg; Nghiên cứu đề xuất định hướng, giải pháp cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu các TCTD giai đoạn 2021-2025; Phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%; Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42.

Trong hoạt động thanh toán: Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý, trong đó chú trọng đến sự đáp ứng yêu cầu thực tiễn và xu hướng phát triển dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, nhất là đối với ngân hàng số, thanh toán số; Đẩy mạnh TTKDTM trong dân cư; Tiếp tục nghiên cứu, triển khai phát triển thanh toán tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa gắn với triển khai Chiến lược Quốc gia về tài chính toàn diện tại Việt Nam; Tăng cường công tác phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh thanh toán điện tử; Đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về TTKDTM, giáo dục tài chính; tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ thanh toán...

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các giao dịch hành chính với NHNN và giao dịch với TCTD góp phần cải thiện môi trường kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy doanh nghiệp nói chung và TCTD nói riêng phát triển bền vững.

Dù vậy, năm 2020, NHNN khó có thể tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ với cường độ mạnh vì có thể gây ra những hệ quả tiêu cực. Trong cuộc họp cuối tháng 12 mới đây, FED cũng tuyên bố sẽ giữ lãi suất ổn định như ở mức hiện nay trong năm 2020, chứ không thể tiếp tục giảm thêm được nữa.

Về phía Việt Nam, Chính phủ và NHNN vẫn ưu tiên mục tiêu ổn định nền kinh tế hơn là tăng trưởng. Do đó, dù rất muốn giảm thêm lãi suất, nới lỏng cung tiền để hỗ trợ tăng trưởng, nhưng những nguy cơ đi kèm có thể tích lũy rủi ro, cần phải được tính tới. Nguy cơ này không phải không có cơ sở, khi nhìn vào áp lực lạm phát trong những tháng gần đây bất ngờ gia tăng mạnh, trong khi tỷ giá năm 2020 được cho là sẽ khó lường hơn trước tình hình bất ổn hiện nay. Với những dự báo khủng hoảng hay suy thoái có thể xuất hiện trong năm 2020 hoặc 2021, rõ ràng mục tiêu giữ ổn định nền kinh tế cần phải tiếp tục được ưu tiên.

Cũng cần lưu ý những chính sách gần đây của NHNN như Thông tư 22/2019/TT-NHNN theo đó nâng hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay bất động sản lên 200%, các khoản vay  cho tiêu dùng bị áp hệ số rủi ro 120% từ ngày 1/1/2020 và tiếp tục tăng lên 150% từ ngày 1/1/2021, cũng được cho là khiến dòng vốn cho vay sẽ bị hạn chế nhiều hơn.

Lộ trình giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn trong hai năm tới không chỉ ảnh hưởng lên việc cho vay của các nhà băng, mà trở thành áp lực phải tăng cường huy động vốn, nên việc giảm thêm lãi suất là khá khó khăn.

Trong khi đó, khả năng NHNN sẽ tiếp tục đặt ra ở mức tăng trưởng tín dụng thấp như hai năm gần đây, đồng thời kiểm soát chặt chẽ dòng vốn chảy vào các lĩnh vực có thể có rủi ro. Rõ ràng với dấu hiệu nợ xấu đang gia tăng trở lại, việc thắt chặt cho vay là cần thiết trong giai đoạn tới. Với một tỷ lệ tín dụng trên GDP đạt 130% như hiện nay, định hướng kiểm soát tín dụng trong năm 2020 của NHNN sẽ được kiểm soát trong khoảng là 14%. Mức tăng trưởng này cũng phải đảm bảo được yêu cầu về quản lý tín dụng tại các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, còn đáp ứng yêu cầu về mở rộng tín dụng phải đi kèm với quản trị tăng trưởng tín dụng để giữ được an toàn trong hệ thống.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

'Một thời Quảng Trị' - Cuốn hồi ức chiến tranh đặc sắc

Đất nước ta đã đi qua gần một nửa thế kỷ không còn tiếng súng chiến tranh, nhưng ký ức bi tráng về những tháng ngày đầy gian khổ vẫn còn in sâu trong tâm trí những con người của thời đạn bom. Đó là từng trận đánh ác liệt, kéo dài; đó là những người đồng đội, đồng chí đã vĩnh viễn hoà mình vào Tổ quốc. Trong không khí chào mừng kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Tạp chí điện tử Hoà Nhập xin mời quý vị độc giả nhìn lại thời kỳ hào hùng ấy của dân tộc qua những dòng chia sẻ từ Đại tá, nhà văn Nguyễn Tiến Hải về cuốn hồi ức “Một thời Quảng Trị” của Thượng tướng, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu.
2024-11-27 16:52:49

Mãi ngời sáng “Trang văn bia” về một tiểu đoàn 3 lần anh hùng

Trong lịch sử dài xa của Việt Nam - Đất nước anh hùng, công cuộc đánh giặc giữ nước và dựng xây đất nước của dân tộc ta đã hóa thành bản “anh hùng ca” vang động, chảy dài, trong niềm kiêu hãnh, tự hào qua rất nhiều thời đại.
2024-11-27 14:43:46

Quảng Ninh: Người khuyết tật được quan tâm xây nhà mới

Vừa qua tại TP Móng Cái, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT-TMC) tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân TP Móng Cái và CLB Thiện nguyện Nhân tâm Hạ Long đã tổ chức khánh thành nhà tình thương cho gia đình người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.
2024-11-27 13:58:48

Bắc Kạn: Giải thể Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp K27 do không triển khai hoạt động đào tạo

Ngày 18/11/2024, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 2054/QĐ-UBND về việc giải thể Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp K27 Bắc Kạn.
2024-11-27 11:31:01

Khám phá thiên nhiên và bản sắc văn hoá Làng du lịch Tân Hoá

Minh Hóa (Quảng Bình) là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và cũng là vùng đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Ðây là cơ sở quan trọng để địa phương xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng.
2024-11-27 07:00:00

Xúc tiến, quảng bá Du lịch đêm Hà Nội 2024 với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”

Vào 18 giờ ngày 29/11/2024, tại không gian tuyến phố ẩm thực Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) sẽ khai mạc chương trình quảng bá sản phẩm du lịch "Đêm Hà Nội 2024" với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”; công bố Quyết định công nhận 3 điểm du lịch mới của Thủ đô và khai trương Tuyến tàu điện số 6.
2024-11-26 14:31:36
Đang tải...