Ngân hàng Việt Nam qua lăng kính Kiểm toán: Tốt xấu lẫn lộn, nhiều việc chậm xử lý

2019-05-22 07:59:22 0 Bình luận
Tổng kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc vừa gửi Báo cáo Kết quả kiểm toán năm 2018 tới Quốc hội, với nhiều thông tin liên quan tới hệ thống ngân hàng Việt Nam.


Tốt trộn cùng... chưa tốt


Theo đó, để góp phần hỗ trợ doanh nghiệp (DN), tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, NHNN tiếp tục điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát… Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2019, hưởng ứng lời kêu gọi của Thống đốc NHNN, 4 NHTM là Vietcombank, Agribank, VietinBank, BIDV đã giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay để hỗ trợ cho các DN hoạt động trong các lĩnh vực ưu tiên. Cùng với đó, NHNN đã và đang chủ động triển khai nhiều giải pháp căn cơ, quyết liệt góp phần đẩy lùi tín dụng đen…

Trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2019 là 6,8% và lạm phát dưới 4%, NHNN đã định hướng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2019 khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. NHNN đã triển khai các giải pháp, thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đến từng tổ chức tín dụng, yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung phân bổ vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhất là lĩnh vực ưu tiên; đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp… Nhờ thực hiện các giải pháp trên, tính đến ngày 17/4/2019, tăng trưởng tín dụng ở mức 3,23% so với đầu năm.

Liên quan tới tỷ giá, kiểm toán nhà nước cho biết NHNN đã điều hành chủ động, linh hoạt theo tín hiệu thị trường, phù hợp với cung cầu ngoại tệ. Cuối năm 2018, tỷ giá trung tâm ở mức 22.825 đồng/USD tăng 1,78% so với cuối năm 2017. Tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng dao động quanh mức 23.200 đồng/USD tăng 2,16% nhưng so với tốc độ mất giá từ 3,5% - 18% của các đồng tiền mới nổi khác, thì tỷ giá của Việt Nam được đánh giá tương đối ổn định. Mặt bằng lãi suất thị trường trong năm 2018 về cơ bản ổn định.

Theo Báo cáo kiểm toán, một số ngân hàng đầu tư tài chính không hiệu quả, hoặc hiệu quả thấp, như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư 2.391 tỷ đồng vào 6 công ty con, cổ tức/lợi nhuận được chia năm 2017 chỉ là 12 tỷ đồng. Một số ngân hàng còn chưa xử lý dứt điểm công nợ tồn đọng từ nhiều năm. Ví dụ Ngân hàng Chính sách xã hội, các khoản tham ô, chiếm dụng từ các tổ tiết kiệm và vay vốn tại 28 chi nhánh từ trước năm 2010 và các khoản nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp, Kho bạc Nhà nước nợ đọng 3,4 tỷ đồng.

Hạch toán doanh thu, thu nhập, chi phí chưa phù hợp, chính xác cũng là vấn đề được chỉ ra tại báo cáo kiểm toán. Ở mục nội dung này, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lại được nêu tên, với hạch toán thừa lãi dự thu 136 tỷ đồng. Ngân hàng này cũng phân loại nợ chưa phù hợp, với việc Kiểm toán Nhà nước điều chỉnh giảm dư nợ nhóm 1 là 1.254,5 tỷ đồng, tăng dư nợ nhóm 2 là 703,6 tỷ đồng, tăng dư nợ nhóm 3 là 55,4 tỷ đồng, giảm dư nợ nhóm 4 là 100,4 tỷ đồng, tăng dư nợ nhóm 5 là 595,9 tỷ đồng. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chưa chính xác cũng dân tới việc Kiểm toán Nhà nước đã điều chỉnh tăng chi phí dự phòng cụ thể 341,5 tỷ đồng, giảm chi phí dự phòng chung 4,9 tỷ đồng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn còn có sai sót về trình tự, thủ tục cho vay, hỗ trợ lãi suất sai quy định.

Với Ngân hàng Chính sách xã hội, cơ quan kiểm toán cho rằng, việc xóa nợ 95,37 tỷ đồng cho 9.187 khách hàng được coi là mất tích theo xác nhận của UBND và công an xã/phường, không phù hợp với quy định của Bộ Luật dân sự 2015, trong đó một số khách hàng vẫn có thẻ bảo hiểm y tế, đóng bảo hiểm xã hội hoặc về thăm người thân.

Ngoài ra, ngân hàng này không đàm phán mức phí huy động vốn với các tổ chức tín dụng, mà thanh toán bằng mức tối đa theo quy định của Ngân hàng Nhà nước là 1,35%, ảnh hưởng đến cấp bù chênh lệch lãi suất từ ngân sách nhà nước, báo cáo kiểm toán cho biết.

Nhiều việc bị kéo dài

Báo cáo kiểm toán cho biết, một số tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng vượt mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Đó là các ngân hàng thương mại cổ phần: Bảo Việt, Đông Nam Á, Nam Á, Đại Chúng, Việt Nam Thương tín (với tổng dư nợ vượt 6.988 tỷ đồng).

Vi phạm quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần có Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long sở hữu cổ phần trực tiếp qua lại lẫn nhau.

5 tổ chức tín dụng gồm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần TNHH MTV Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nắm giữ cổ phần của hơn 2 tổ chức tín dụng khác.

Kiểm toán còn phát hiện Công ty TNHH MTV Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa thực hiện vai trò trong việc mua nợ và xử lý nợ xấu. Cụ thể là không thẩm định giá mua (giá mua bằng dư nợ trừ (-) dự phòng rủi ro do tổ chức tín dụng tự xác định); không kiểm tra, đánh giá khách hàng vay, tính trung thực, chính xác của hồ sơ, tài liệu và tài sản đảm bảo của khoản nợ... VAMC xử lý nợ xấu sau khi mua chủ yếu thông qua việc ủy quyền lại cho các tổ chức tín dụng bán nợ, kết quả kiểm toán nêu rõ.

Kết quả kiểm toán cũng cho thấy Ngân hàng Nhà nước chưa xây dựng lộ trình giảm tỷ trọng tiền mặt xuống dưới 10% tổng phương tiện thanh toán theo đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 (giai đoạn 2011 đến 2017, tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán ở mức gần 12%.) Hệ số an toàn vốn (CAR) toàn hệ thống, theo báo cáo kiểm toán là chưa tin cậy. Loại trừ các ngân hàng yếu kém và các ngân hàng được mua 0 đồng, một số ngân hàng thương mại đầu tư trái phiếu chéo lẫn nhau, làm "cải thiện ảo" hệ số CAR , nhiều ngân hàng thương mại phân loại nợ không đúng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, tác động giảm hệ số CAR.

Ngân hàng Nhà nước còn chậm quyết toán các chương trình hỗ trợ lãi suất, chưa thu hồi nợ tồn đọng nhóm 2 và nợ có tính chất tồn đọng nhóm 2 để hoàn trả ngân sách Nhà nước, đến 31/12/2017 là 108,22 tỷ đồng và 2,2 triệu USD. Gồm: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam 40,03 tỷ đồng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 30,95 tỷ đồng; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam 36,23 tỷ đồng và 2,2 triệu USD...

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân

Ngày 21/11, tại TP Hà Nội, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới, đồng tổ chức Diễn Đàn: Thực thi Luật Đất đai 2024 và các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân.
2024-11-22 12:05:00
Đang tải...