Nghị lực vươn lên của cô giáo khuyết tật Phạm Thị Lý

2019-11-24 14:01:39 0 Bình luận
“Có khi, chính do mình chịu thiệt thòi từ khi còn bé nhiều nên đó cũng trở thành động lực để mình vươn lên vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống và sống một cuộc sống ý nghĩa cho mình và cả những người khác.”.

Đó là lời chia sẻ của cô giáo Phạm Thị Lý ở thôn Đỗ Xá, thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. 

Sinh ra trong một gia đình gia giáo, nề nếp tại vùng quê thôn Đỗ Xá, từ nhỏ, cô bé Phạm Thị Lý đã phải chịu thiệt thòi hơn các bạn cùng trang lứa vì mất đi người cha thân thương sau một lần ông bị cảm. Kể từ khi bố mất, mẹ của Lý chạy đôn chạy đáo để lo cho các con từng bữa ăn. Thấu hiểu được nỗi truân chuyên của mẹ khi phải gánh trên vai trách nhiệm của người trụ cột gia đình, trong suốt quá trình học tập ở trường, cả 3 anh em Lý đều không làm mẹ phải thất vọng. Riêng đối với Lý, nhiều năm liền đều có đạt thành tích học tập khá cao.



Từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, cô gái trẻ Phạm Thị Lý luôn ấp ủ một ước mơ, đó chính là được đứng trên bục giảng để nuôi dưỡng mầm xanh cho đất nước. Mong ước là vậy, thế nhưng, may mắn đã không mỉm cười với Lý khi cô liên tục vấp phải những khó khăn, trở ngại. Sau khi tốt nghiệp THPT, cô gái trẻ đem theo ước mơ của mình để thi vào ngành sư phạm, song đã không thể bước vào được cánh cửa trường đại học. Buồn bã, thất vọng về bản thân. Được sự động viên của gia đình, bạn bè, đặc biệt là từ người mẹ thân thương, Lý quyết tâm ôn thi để năm sau tiếp tục thi để trở thành giáo viên.
 

Cô giáo khuyết tật Phạm Thị Lý đang hướng dẫn các em nhỏ học bài 


Song chỉ vài tháng sau khi kỳ thi đại học kết thúc cũng là lúc tai họa giáng xuống đầu 3 anh em Lý, khi mất đi người mẹ sau một tai nạn. Những tưởng những bất hạnh, đau khổ của Lý chỉ dừng ở đó, nào ngờ chỉ một thời gian ngắn sau khi mẹ mất, căn bệnh tim bẩn sinh của Lý tái phát khiến cô phải nhập viện cấp cứu.

Trải qua ca phẫu thuật thập tử nhất sinh vì sức khỏe yếu, tim của Lý được cứu nhưng biến chứng sau ca mổ đã khiến đôi chân của Lý teo tóp và liệt hoàn toàn. Nếu muốn di chuyển đi lại trong nhà, Lý phải dùng 2 tay thay đôi chân để lết người đi.

Biết Lý chịu nhiều thiệt thòi, những người thân trong nhà, đặc biệt là người chị gái và anh trai đã cố gắng tìm mọi cách để giúp Lý điều trị đôi chân, giúp Lý luyện tập hằng ngày để có thể đi lại bình thường. Thế nhưng mọi cố gắng đều không có kết quả khi đôi chân của chị ngày càng không còn cảm giác. 

Mơ ước được đứng trên bục giảng tưởng chừng như đã khép lại với cô gái trẻ, thế nhưng thẳm sâu trong trái tim người con gái đó vẫn đang tồn tại ngọn lửa đam mê cháy bỏng với sách vở, với ước mơ được dạy dỗ các em nhỏ. Sau những ngày vật lộn với những cơn đau do bệnh tật, người ta lại thấy Lý vùi mình bên những tài liệu, sách vở bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do người chị gái đưa đến.

Chưa từng nghĩ đến hạnh phúc gia đình, cũng chưa từng nghĩ bản thân sẽ trở thành một người mẹ. Thế nhưng, giờ đây chị Phạm Thị Lý lại trở thành người mẹ thứ 2 của hàng trăm em nhỏ trong thôn Đỗ Xá. Mỗi buổi tối trong tuần, con ngõ nhỏ dẫn vào nhà Lý lại thêm tấp nập, đông đúc hơn bởi tiếng nói cười rộn rã của những đứa trẻ.
 

Lớp học đặc biệt của cô giáo khuyết tật Phạm Thị Lý


Chị Phạm Thị Lý nhớ lại: “Ban đầu, khi biết mình dạy kèm cho một số bạn học sinh là con của người quen, trong làng cũng có một số lời lẽ không hay. Nhiều người cho rằng một người bị liệt như vậy thì làm sao có thể đủ sức dạy học, hơn nữa chưa qua đào tạo nghiệp vụ chuyên môn thì làm sao có thể dạy cho học sinh hiểu được..?”. Tuy nhiên, với tinh thần học hỏi và sự nhiệt huyết của bản thân, chị Phạm Thị Lý đã chứng tỏ cho mọi người thấy người khuyết tật cũng có thể dạy học, làm đẹp cho đời nếu như có niềm tin và nghị lực.

Chia sẻ về cái duyên được dạy dỗ các em nhỏ trong thôn Đỗ Xá, cô giáo khuyết tật Phạm Thị Lý cho biết:“Mình làm công việc kèm cặp các em học sinh đã được gần chục năm. Sau đợt mình bị di chứng sau đợt phẫu thuật tim khiến chân bị liệt, những ngày ở nhà rảnh rỗi, mình kèm một bé vừa vào lớp 1 của người quen. Sự tiến bộ của bé sau những buổi học với mình đã khiến nhiều người trong làng, trong xã dẫn con cháu đến nhờ mình dạy hộ. Mình dạy độ tuổi từ lớp 1 đến lớp 5 là chủ yếu, khi dạy các cháu thì mình chủ yếu là dạy kiến thức cơ bản cùng với việc giải đáp thắc mắc của các em khi làm bài. Bên cạnh đó với các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 thì mình cũng luyện chữ, hướng dẫn các em tập đọc để các em có hành trang vững vàng khi bắt đầu vào năm học mới.”

Lớp học tình thương được khởi đầu chỉ với số học sinh ít ỏi, thế nhưng tính đến thời điểm hiện tại, số học sinh theo học chị Lý đã lên tới hàng trăm em. Để đảm bảo điều kiện học tập cho các em, chị Lý đã phân chia thành các ca học để từ đó có thể quan tâm, chỉ bảo các em nhiều hơn. Không có công việc ổn định và hàng tháng vẫn phải lên bệnh viện lấy thuốc uống duy trì huyết áp ở mức ổn định, thế nhưng khi các phụ huynh ngỏ ý gửi tiền học phí, chị Lý kiên quyết không nhận.

Chị Lý giải thích: “Mình có tiền trợ cấp cho người tàn tật hơn 1 triệu đồng/tháng, trong khi đó thuốc của mình được phát miễn phí và không mất tiền mua bởi vậy mình sẽ không lấy tiền học phí của phụ huynh. Có khi mình phải cảm ơn các phụ huynh vì đã tin tưởng giao các con cho mình kèm cặp, nhờ có các con mà mình thấy cuộc sống vui vẻ và có ý nghĩa hơn. Chỉ cần nhìn thấy các con ngoan ngoãn học hành, chơi đùa là mình cảm thấy hạnh phúc rồi…”

Theo học mẹ Lý từ khi đang học lớp 1, đến nay cô bé Đỗ Thị Lương đã bước sang tuổi 14. Nhờ sự quan tâm, chỉ bảo cặn kẽ của người mẹ thứ 2 này mà thành tích của Lương ngày càng tiến bộ. Chia sẻ về sự quan tâm, chăm sóc của mẹ Lý đối với bản thân, Lương cho hay: “Nhà em ở sát với nhà mẹ Lý nên từ nhỏ em đã làm quen tiếp xúc với mẹ Lý, do bố mẹ bận công việc nên hằng ngày mẹ Lý đều là người chăm sóc em và em trai của em. Dù chân mẹ bị liệt nhưng mà mẹ vẫn lo cho chúng em từ bữa cơm đến giấc ngủ cho đến chuyện học tập. Nhờ sự chỉ bảo của mẹ Lý mà từ năm lớp 1 đến năm lớp 7 em đều được học sinh giỏi, có những năm em còn được học sinh giỏi cấp huyện. Đối với các em nhỏ theo học mẹ Lý thì mẹ rất sát sao, đối với các em học sinh có học lực kém thì mẹ sẽ dậy từ kiến thức cơ bản cho đến khi các em hiểu hoàn toàn và có thể tự làm bài nhanh và đúng.”.

Chưa từng được đào tạo chuyên môn ngành sư phạm, thế nhưng cô giáo khuyết tật Phạm Thị Lý vẫn đang cố gắng từng ngày để có thể truyền thụ nhiều hơn kiến thức cho các em nhỏ. Những đứa trẻ chị đang dạy dỗ vẫn đang vô từ lớn lên trong tình thương của mẹ Lý mà chúng không hề hay biết rằng chính sự vô tư, hồn nhiên đó chính là nguồn động lực lớn lao để mẹ Lý tiếp tục hành trình vượt lên mặc cảm của bản thân và kiên trì với ước mơ nuôi dưỡng mầm xanh cho quê hương, đất nước.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

NNƯT Trần Thị Huệ: Cống hiến cả cuộc đời để gìn giữ văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu

Nghệ nhân ưu tú Trần Thị Huệ sinh năm 1958 ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Bà sinh ra trong một gia đình “cha truyền con nối”, nhiều đời có “căn quả” hầu đồng.
2024-09-30 13:36:28

Trực Tuấn (Trực Ninh, Nam Định) xứng danh vùng quê kiểu mẫu

Sau khi đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, xã Trực Tuấn tiếp tục xây dựng NTM bền vững, thiết thực góp phần xây dựng Trực Ninh đạt chuẩn huyện NTM nâng cao năm 2024. Nổi bật nhất ở Trực Tuấn hiện nay là thực hiện công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường.
2024-09-30 08:54:00

Những thời khắc quan trọng ngày Giải phóng Thủ đô

Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954) là sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng, khẳng định thắng lợi hoàn toàn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng thời mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long- Đông Đô - Hà Nội.
2024-09-30 08:14:44

Ô tô, xe máy đi thế nào sau vụ sạt lở đất ở Hà Giang?

Tối 29/9, Sở GTVT Hà Giang đã ra thông báo phân phân luồng giao thông do sạt lở taluy dương trên Quốc lộ 2 đoạn qua xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang.
2024-09-30 00:31:29

Sau những vụ TNGT học sinh, CSGT mở cao điểm xử lý vi phạm liên quan học sinh

Từ 1/10 đến 31/10, lực lượng CSGT tăng cường xử lý hành vi vi phạm giao thông với lứa tuổi học sinh, người giao phương tiện cho các em khi chưa đủ điều kiện điều khiển.
2024-09-30 00:14:39

Điều kiện chuyển công tác từ Quân đội nhân dân sang Công an nhân dân

Theo quy định tại Thông tư số 21/2023/TT-BCA và Thông tư số 62/2023/TT-BCA, để được tiếp nhận vào Công an nhân dân, cần đáp ứng các tiêu chuẩn về nhu cầu biên chế, trình độ chuyên môn, tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và sức khỏe. Việc xét tuyển sẽ do Hội đồng kiểm tra của Công an địa phương thực hiện theo quy trình quy định.
2024-09-29 23:54:12
Đang tải...