Người cựu chiến binh ươm mầm hữu nghị Việt Nam-Campuchia
Cựu chiến binh Trần Quang Du nhập ngũ tháng 9 năm 1978 vào lực lượng Công an vũ trang nay là Bộ đội Biên phòng. Sau đó, ông tham gia chiến đấu tại chiến trường nước bạn Campuchia. Đến tháng 2 năm 1979, ông cùng đồng đội đóng quân tại dãy núi Đoong-Rếk.
Cựu chiến binh Trần Quang Du dạy học tại trường Quân sự Quân khu 7.
Ông kể “Trải qua khoảng thời gian làm nghĩa vụ quốc tế gắn bó với quân đội và nhân nhân nước bạn. Là Bộ đội Biên phòng đơn vị của ông luôn đóng quân ở nơi đầu sóng ngọn gió, có đường Biên giới chung giữa Campuchia - Thái Lan (gần Căn cứ của địch trên đất Thái). Vì lẽ đó ngày nào cũng nổ súng, khi nào không nghe tiếng súng mới là chuyện lạ.
Trước ngày 7 tháng giêng năm 1979 cả đất nước Chùa Tháp là một nhà tù khổng lồ, không trường học, không chợ, không tiền, không chùa chiền,…đất nước hoang tàn, thành phố đổ nát nhân dân lầm than.
Thời điểm tháng 2 năm 1979, đơn vị tôi đóng quân nơi Biên giới. Tôi tranh thủ học nói tiếng Khmer để giao tiếp sinh hoạt và trao đổi công việc với họ và học dân để làm công tác dân địch vận giúp bạn xây dựng chính quyền cơ sở phum, xã…”.
Năm 1989, ông Du hoàn thành nhiệm vụ và về nước, sau đó ông được điều về trường Trung cấp Biên phòng 2/ BTL-BĐBP dạy tiếng Khmer. Mặc dù đã nghỉ hưu, nhưng vẫn mong muốn cống hiến chút sức tuổi già trong sự nghiệp giảng dạy. Ông tham gia vào Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam-Campuchia, là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội - Phó Giám đốc thường trực Trung tâm ngoại ngữ tiếng Khmer.
Cựu chiến binh Trần Quang Du còn tham gia giảng dạy tiếng Việt cho học viên là cán bộ nguồn Bộ đội và Công an Hoàng gia Campuchia tại Học Viện Kỹ Thuật Mật mã. Đồng thời, ông còn dạy tiếng Khmer cho cán bộ sỹ quan và quân nhân chuyên nghiệp tại trường Quân sự Quân khu 7.
Ông Du chụp ảnh lưu niệm cùng các học viên tại Học viện mật mã.
Học viên của ông hầu hết là những cán bộ, bộ đội và lực lượng công an…Học viên Trần Thị Nga tâm sự “Tôi may mắn được học thầy và hiện tại cùng thầy sức mình mình vào việc gắn kết tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Campuchia. Tôi nối bước thầy Du, đào tạo tiếng Việt cho lực lượng Công an, Quân đội Campuchia, sang học tập chuyên môn, nghiệp vụ tại Việt Nam. Khoảng năm 1996, tôi bắt đầu gắn bó với việc học tiếng Khmer. Sau đó tham gia vào phục vụ công tác giảng dạy tiếng Việt ở trường Học viện kỹ thuật mật mã, quân số thuộc trung tâm ngoại ngữ tiếng Khmer/Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia.
Thầy Du là người đã nhiều năm làm việc và chiến đấu tại đất Campuchia. Với thầy, văn hóa và phong tục nước láng giềng không còn quá xa lạ. Chúng tôi được truyền lửa, được thừa hưởng phẩm chất của người lính năm xưa, ấy là sự nhiệt huyết, mong muốn đóng góp chút sức vào sự nghiệp to lớn của đất nước, dân tộc”
Việt Nam - Campuchia trong quá trình lịch sử luôn kề vai sát cánh bên nhau cùng chống giặc ngoại xâm. Việt Nam đã giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng dưới chế độ độc tài Pôl Pốt-Yêng-Sa-Ry. Đối với ông Du, trong thời chiến học tiếng bạn để giúp bạn, trong thời bình dạy tiếng Khmer giúp cho thế hệ trẻ ở Việt Nam. Còn dạy tiếng Việt cho cán bộ nguồn Campuchia là việc làm tạo cầu nối hữu nghị láng giềng Việt Nam - Campuchia ngày càng bền vững.
“Trong xu thế hội nhập toàn cầu với mái nhà chung ASEAN việc học tiếng Khmer là vô cùng cần thiết. Quan hệ Việt Nam - Campuchia là quan hệ hữu nghị, biết bao nhiêu thế hệ cha, anh cuả ta và bạn đã đổ xương máu vun đắp. Để có được sự thanh bình và hạnh phúc trong độc lập tự do của mỗi nước ngày nay, để tương lai ngày càng bền vững thì việc giữ gìn tình hữu nghị giữa hai nước càng phải tiếp tục, được kế thừa”, ông Du quan niệm.
Ông Trần Quang Du tham gia thỉnh giảng tiếng Khmer.
Thời trẻ giúp bạn, trở về đời thường ông luôn giữ vững phẩm chất đạo đức và tinh thần của người lính cụ Hồ năm xưa.
Hiện tại, ông vẫn đang góp phần cùng Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia ươm mầm hữu nghị và truyền đạt lại những kiến thức phục vụ, làm cầu nối cho công tác đối ngoại hai nước Việt Nam - Campuchia. Đó chính là tâm huyết và niềm tự hào tình yêu quê hương, dân tộc của người cựu chiến binh đang tọa lạc tại phường 3, Gò Vấp - thượng tá Trần Quang Du.
Với những phấn đấu và cống hiến không ngừng nghỉ của bản thân, ông đã được Bộ giáo dục trao tặng Kỉ niệm chương Nhà giáo, Ngoài ra, ông còn được Học viện Quốc phòng trao tặng giấy chứng nhận phiên dịch cấp chiến dịch, chiến lược . Năm 2006 ông được trao quyết định biên soạn giáo trình tiếng Khmer do hiệu trường trường Trung cấp Biên phòng 2 giao công trình khoa học. Cựu chiến binh Trần Quang Du còn có nhiều bằng khen do TW Hội Hữu Nghị Việt Nam - Campuchia khen thưởng.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.