Nhà giáo Trần Xuân Trà: Làm thơ là duyên nợ, là niềm vui của nghề dạy học

2025-04-21 08:58:15 0 Bình luận
Là giáo viên dạy Văn, thầy giáo Trần Xuân Trà- Hiệu trưởng Trường THPT Xuân Trường B, tỉnh Nam Định rất say mê làm thơ. Thơ của thầy Xuân Trà luôn được đồng nghiệp, học trò, người thân yêu thích, chia sẻ nhưng chưa một lần in ấn, xuất bản. Trò chuyện với phóng viên Hòa Nhập, thầy hiệu trưởng cho rằng mình làm thơ là do duyên nợ, niềm vui, phản ánh đúng lòng mình, nhất là khi trải qua những “ngã rẽ” của nghề dạy học.

Thầy giáo Trần Xuân Trà, Hiệu trưởng Trường THPT Xuân Trường B Nam Định - Ảnh do cơ sở cung cấp

Thầy hiệu trưởng Trần Xuân Trà sinh năm 1971 tại xã Xuân Trung (nay là xã Trà Lũ) huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Anh là một trong những học sinh xuất sắc của Trường THPT Xuân Trường B. Năm thi vào đại học cùng lúc anh nhận được ba giấy báo trúng tuyển vào các trường có tên tuổi tại thủ đô. Ban đầu anh mang hồ sơ nộp vào khoa Luật trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn). Nhưng chưa đầy một tháng sau, thân phụ của anh lặn lội từ quê lên động viên anh chuyển sang học tại Trường Đại học Sư phạm với mong muốn anh nối dõi nghề “Dạy chữ, dạy người”. Theo tâm nguyện của cha, anh rút hồ sơ “rẽ” sang học khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Tháng 9 năm 1994, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội anh về nhận công tác tại Trường THPT Xuân Thủy A, nay là Trường THPT Giao Thủy B, tỉnh Nam Định. Sau hai năm, thầy giáo Xuân Trà được chuyển về chính ngôi trường trước đây đã được học, thêm một lần được các thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy, dìu dắt, chỉ bảo ân cần. Rồi 11 năm sau thầy lại được điều động về ngôi trường mới được tách ra từ ngôi trường cũ. Và 16 năm sau (tháng 8 năm 2023) thầy lại “mã hồi” về “bến cũ” trên cương vị Hiệu trưởng Trường THPT Xuân Trường B với bao trọng trách, lo lắng, trở trăn…

Là cán bộ quản lý hay trực tiếp đứng lớp, đã qua nhiều “ngã rẽ” cuộc đời, thầy giáo Xuân Trà luôn nặng lòng duyên nợ với thơ. Được sinh ra, lớn lên ở vùng “Đất học”, chất thơ từ lâu đã thấm vào tim, âm ỉ cháy và chỉ chờ dịp để bùng lên trong lòng, từ khi anh còn là sinh viên đại học. Để rồi, ngày ngày lên lớp, tới trường, anh lặng lẽ nhìn đời, nhìn người, viết lên những vần thơ ẩn chứa bao kỷ niệm, khát khao. Đọc thơ thầy, nhiều người thốt lên rằng thật bất ngờ, hứng thú, tứ thơ thật sâu sắc. Chẳng ai nghĩ anh lại làm thơ nhiều và hay đến vậy. Đến nay Xuân Trà đã có trên 1.000 bài thơ đủ các thể loại trên Facebook cá nhân, chưa hề được in ấn, xuất bản thành sách. Nhiều bài thơ của anh đã được chọn đăng trên các báo, kỷ yếu của các trường từ THPT đến đại học nơi thầy đã học tập và công tác. Nổi bật nhất là năm 1998, lần đầu tiên bài thơ “Thiếu em” của anh được đăng trên Tạp chí Tác phẩm mới. Bài thơ “Những trang sách tôi yêu” của Xuân Trà được đăng trên kỷ yếu của Nhà xuất bản Văn hóa nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập. Đặc biệt, năm 2019 bài thơ “Đưa đò” của anh được đăng trên báo Người Hà Nội đã tạo nên động lực mạnh mẽ, được bạn đọc đón nhận bởi hình ảnh cao quý của người giáo viên nhân dân. Tâm huyết của thầy được gửi gắm trong bài thơ hết sức giản dị: Người ta đi kiếm giầu sang/ Còn tôi một chuyến đò ngang đêm ngày/ Người ta lợi ích trồng cây/ Còn tôi…mãi mãi mê say…trồng người. Trên tạp chí Giáo dục Nam Định anh có hai bài thơ “Thầy tôi” và “Về An Giang” (2012) cùng một bài viết về vẻ đẹp của “Anh bộ đội Cụ Hồ” được bạn đọc yêu thích.

Thầy giáo Xuân Trà đọc thơ do mình sáng tác trước các giáo viên, học sinh tại một lớp học của Trường THPT Xuân Trường B - Ảnh do cơ sở cung cấp.

Với thầy giáo Xuân Trà, làm thơ là được thả hồn vào chốn riêng tư, không bon chen, không vụ lợi, không đua đòi. Thầy làm thơ như một cách để nói lên nỗi lòng hoặc những điều trăn trở nhưng mang chất liệu ngôn từ tốt, dễ đi vào lòng người. Trong giờ giải lao sau mỗi tiết học, thầy Xuân Trà thường dành thời gian đọc thơ do mình sáng tác cho học trò nghe. Những vần thơ nhỏ nhẹ, sâu sắc của thầy hiệu trưởng khiến học trò hứng thú, tròn mắt lắng nghe, những căng thẳng, mệt mỏi với các phép toán khô khan của các em đều đột nhiên tan biến. Trong bài thơ “Về thăm quê Bác” thầy Xuân Trà viết: Con lại về thăm quê Bác xưa/ Hoàng Trù vẫn giữ nét nguyên sơ/ Còn đây cánh võng đung đưa cũ/ Bên mái nhà tranh vẳng tiếng ru…Hay dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7 thầy Xuân Trà lại đọc cho học sinh nghe bài thơ “Chiêu hồn liệt sĩ” bằng những lời thơ xúc động lòng người: Hơn một triệu nam nhi, binh nữ/ Đã hy sinh, gìn giữ non sông/ Bao người chưa vợ, chưa chồng/ Chưa từng nếm trải mộng hồng, mơ hoa…

Cuối buổi trò chuyện, phóng viên đề nghị thầy hiệu trưởng “xuất khẩu thành thơ” nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025). Thầy Xuân Trà hứng khởi đọc ngay bài “Âm vang đại thắng Mùa Xuân”: Đại thắng mùa Xuân dẫu đã xa/ Nét son lịch sử chẳng phai nhòa/ Ngụy nhào thảm bại, hồn cao chạy/ Mỹ cút, tàn quân vía bạt xa/ Gấm vóc giang sơn về một mối/ Niềm vui thống nhất ắp muôn nhà/ Dư âm một thưở còn vang mãi/ Rộn rã tưng bừng tiếng hát ca.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Bài viết được thực hiện theo hoạt động phối hợp, hợp tác tuyên truyền, quảng cáo.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: Hội nghị ứng dụng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI)

Sáng 21/4, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị ứng dụng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ quản trị và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh.
2025-04-21 14:38:43

Gieo mầm yêu thương, chắp cánh ước mơ cho trẻ khiếm thị

Hòa chung không khí kỷ niệm Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4, Câu lạc bộ RB đã tổ chức một hoạt động giao lưu - nghệ thuật đặc biệt nhằm tôn vinh nghị lực của trẻ em khiếm thị và lan tỏa thông điệp yêu thương, sẻ chia đến cộng đồng. Sự kiện có sự tham gia của nhiều đại biểu, khách mời đặc biệt cùng sự đồng hành của các nhà tài trợ tâm huyết.
2025-04-21 14:22:58

SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm, dự kiến tổng tỷ lệ cổ tức 2024-2025 là 36%

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với những dấu ấn tăng trưởng đầy ấn tượng, tiếp tục khẳng định sức bật nội tại mạnh mẽ với chiến lược phát triển được hoạch định đúng hướng, bài bản.
2025-04-21 09:41:23

Nhà giáo Trần Xuân Trà: Làm thơ là duyên nợ, là niềm vui của nghề dạy học

Là giáo viên dạy Văn, thầy giáo Trần Xuân Trà- Hiệu trưởng Trường THPT Xuân Trường B, tỉnh Nam Định rất say mê làm thơ. Thơ của thầy Xuân Trà luôn được đồng nghiệp, học trò, người thân yêu thích, chia sẻ nhưng chưa một lần in ấn, xuất bản. Trò chuyện với phóng viên Hòa Nhập, thầy hiệu trưởng cho rằng mình làm thơ là do duyên nợ, niềm vui, phản ánh đúng lòng mình, nhất là khi trải qua những “ngã rẽ” của nghề dạy học.
2025-04-21 08:58:15

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, động viên các khối tham gia diễu binh, diễu hành

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, tặng quà các khối tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước tại Trường Quân sự Quân khu 7 và công viên bến Bạch Đằng.
2025-04-20 22:43:40

Cụm di tích nhà Mạc tại Hải Phòng đón Bằng xếp hạng ‘Di tích quốc gia đặc biệt’

Cụm di tích Vương triều nhà Mạc (huyện Kiến Thụy) vừa được đón nhận Bằng xếp hạng “Di tích quốc gia đặc biệt”. Đây là kinh đô ven biển đầu tiên của nước ta, đã để lại dấu ấn lịch sử tốt đẹp giai đoạn nửa đầu thế kỷ XVI.
2025-04-20 09:57:15
Đang tải...