Nhìn từ vụ thanh niên tình nguyện tỉnh Thanh Hóa

2018-06-18 09:30:18 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Kể từ năm 1947 đến nay, hệ thống văn bản chính sách ưu đãi người có công (NCC) đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện với hơn 1.400 văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với NCC.

Với hành lang pháp lý tương đối đầy đủ trên công tác đền ơn đáp nghĩa trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện vẫn còn một số hạn chế: Nhiều người vẫn còn vô cảm với nỗi đau mất mát của NCC và thân nhân của họ; Nhiều cán bộ vẫn không cập nhật đầy đủ thông tin pháp lý… dẫn đến tình trạng nhiều NCC vẫn chưa được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Để minh chứng cho nhận định trên, chúng tôi xin đưa ra những trường hợp điển hình trong vụ thanh niên tình nguyện tỉnh Thanh Hóa để phân tích.


Hồ sơ xin xác nhận liệt sĩ cho 3 TNTN Đội 4212 đã hy sinh


Diễn tiến vụ việc

“Để phát huy truyền thống cách mạng của Thanh niên, đưa thanh niên đi làm nghĩa vụ lao động xây dựng đất nước, giáo dục rèn luyện thanh niên trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa”, ngày 15/11/1976, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 2226/NC/UBTH (sau đây gọi tắt là QĐ 2226).
  
QĐ 2226 có 14 điều, trong đó Điều 1 quy định: “Nay động viên 17.000 thanh niên để thành lập các đội 'thanh niên tình nguyện' xây dựng kinh tế mới (gọi tắt là Đội thanh niên Tình nguyện - TNTN) trong tỉnh và giao cho các ngành: Thủy lợi, Giao thông vận tải, Lâm nghiệp, Chi cục Muối được quản lý, sử dụng”. Và tại khoản 3 (Trợ cấp khi bị chết), Điều 7 (Chế độ bảo hiểm xã hội) QĐ 2226 cũng quy định: “Chết vì tai nạn lao động, ốm đau, tai nạn rủi ro thì thân nhân người đó được trợ cấp 1 lần như sau: Nếu được công nhận là liệt sĩ thì thân nhân được hưởng các quyền lợi chung như chính sách của Nhà nước quy định đối với gia đình liệt sĩ và trợ cấp 1 lần 300 đồng…”.

Căn cứ QĐ 2226, ngày 7/12/1976, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 2320/QĐ/UBTH (sau đây gọi tắt là QĐ 2320). QĐ 2320 có 4 điều, trong đó Điều I quy định: “Nay thành lập 2 đội thanh niên tình nguyện thuộc ty Giao thông Vận tải quản lý và lấy tên như sau: Đội thanh niên tình nguyện 4212; - Đội thanh niên tình nguyện 4213”.

Thực hiện 2 QĐ trên, cuối năm 1976, tỉnh Thanh Hóa đã huy động 17 ngàn thanh niên ở các độ tuổi (đối với nữ từ 17 đến 21 tuổi, nam từ 17 đến 25) có sức khỏe lao động và công tác, không có bệnh kinh niên và truyền nhiễm lên tuyến đường Hồi Xuân - Phù Nhi để làm nhiệm vụ mở đường; Thời hạn phục vụ là 3 năm.

Ngày 21/8/1977, trong khi đang làm nhiệm vụ mở đường (tuyến đường Hồi Xuân – Phù Nhi), thì đất đồi bị sạt lở làm cho một số TNTN 4212 bị vùi lấp. Trước tình cảnh đó anh Lê Viết Dũng; chị Lê Thị Tràn và chị Lê Thị Hương đã anh dũng lao vào cứu đồng đội và hy sinh tại chỗ. Sau khi mất, các anh chị đã được gia đình đưa về an táng tại nghĩa trang quê nhà.

Hành trình đi tìm công lý

Để thể hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối với thương bệnh binh và gia đình liệt sĩ và những người có công hoặc hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng Tổ quốc; Và theo đề nghị của đồng chí Bộ trưởng Bộ Thương binh và xã hội, ngày 20/9/1980 Hội đồng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 301-CP “Bổ sung về tiêu chuẩn để xác nhận là liệt sĩ, thương binh và chính sách đối với thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ” (sau đây gọi tắt là QĐ 301).

Sau khi nghiên cứu kỹ QĐ 301, QĐ 2226 và các văn bản liên quan đang có hiệu lực thi hành, thân nhân của 3 người đã hy sinh đều đồng loạt làm đơn gửi cơ quan chức năng trong tỉnh để xin được xác nhận liệt sĩ cho anh Dũng, chị Tràn, chị Hương.

Song, trải qua gần 30 năm, cả 3 gia đình của 3 TNTN đã hy sinh trên đã làm đơn nhiều lần, gõ cửa nhiều nơi, nhưng không nơi nào giải quyết. Năm 2017 ba gia đình trên buộc lòng phải gửi đơn khởi kiện Sở GTVT (trước kia là Ty GTVT - đơn vị quản lý trực tiếp TNTN 4212) đến TAND tỉnh Thanh Hóa.

Ngày 16/6/2017, tại trụ sở TAND tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành đối thoại giữa các bên trong vụ án. Biên bản vụ án có nội dung chính như sau:

+ Đại diện theo ủy quyền của Sở GTVT Thanh Hóa trình bày: Sở GTVT đồng ý với đề nghị của các gia đình có thân nhân hy sinh, Sở sẽ tiến hành lập hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ trình UBND tỉnh để xem xét trình cấp có thẩm quyền xác nhận liệt sĩ cho những người đã mất. Đề nghị các gia đình làm lại đơn yêu cầu theo mẫu quy định tại Thông tư số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013, Sở GTVT sẽ lập hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét.

+ Đại diện Sở LĐTBXH tỉnh Thanh Hóa trình bày:

“Sở LĐTBXH thống nhất ý kiến với đại diện Sở GTVT đã trình bày. Sở LĐTBXH sẽ phối hợp với Sở GTVT lập hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét theo quy định”.

Sau khi thống nhất với Sở GTVT Thanh Hóa tại Biên bản đối thoại ngày 16/6/2017, ba gia đình đã hoàn thiện các tài liệu giấy tờ theo yêu cầu của Sở GTVT và Sở LĐTBXH tỉnh Thanh Hóa.

Tưởng rằng mọi việc đến đây đã kết thúc hành trình đi tìm công lý của 3 gia đình trên. Công việc còn lại là trách nhiệm của các cơ quan chức năng tham mưu cho UBND tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm tra hồ sơ, thủ tục xác nhận liệt sĩ chuyển Bộ LĐTBXH thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” như quy định tại Điều 18, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ.

Song không hiểu vì lý do gì, ngày 7/9/2017, Sở LĐTBXH tỉnh Thanh Hóa lại làm công văn số 3023/SLĐTBXH-NCC gửi Cục NCC xin ý kiến xác nhận liệt sĩ đối với TNTN Lê Viết Dũng, Lê Thị Tràn, Lê Thị Hương.

Phúc đáp CV số 3023, ngày 22/11/2017, Cục NCC - Bộ LĐTBXH đã có công văn số 2893/NCC-CS1 trả lời. Tại CV số 2893, Cục NCC đã ghi: “Theo hồ sơ, ngày 21/8/1997 ông Dũng, bà Hương và bà Tràn đã từ trần trong khi đang làm nhiệm vụ mở đường bị đất đồi lở sập vùi lấp, không phải hy sinh trong khi chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Nhiệm vụ mở đường cũng không phải công việc cấp bách và không nguy hiểm tới mức đòi hỏi sự dũng cảm, xả thân. Bên cạnh đó cũng không có cơ sở khẳng định nhiệm vụ mở đường là trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh. Do vậy chưa có cơ sở xác nhận liệt sĩ đối với ông Dũng, bà Hương và bà Tràn”.


CV số 2893/NCC-CS1 của Cục NCC - Bộ LĐTBXH


Trong bài này, tôi không muốn đi vào phân tích từ ngữ được dùng trong CV trên kẻo lại mang tiếng “xát muối vào nỗi đau của người đã khuất”, mà chỉ xem xét tới tính pháp lý của CV này. Qua nội dung trả lời tại CV số 3023, có thể thấy hình như Cục NCC chưa nghiên cứu kỹ 2 QĐ của tỉnh Thanh Hóa (QĐ 2226 và QĐ 2320), QĐ 301 của Hội đồng Chính phủ và các văn bản có liên quan trong giai đoạn trước khi Pháp lệnh Ưu đãi NCC với cách mạng ra đời. Bởi lẽ:

Thứ nhất, ngay tại mục 1, Điều 2 QĐ 2226 của tỉnh Thanh Hóa đã xác định rõ việc mở đường của Đội TNTN là “Thực hiện nghĩa vụ lao động của thanh niên xây dựng đất nước”.

Thứ hai, tuyến đường Hồi Xuân – Phù Nhi mà Đội TNTN thực hiện nằm trên huyện Quan Hóa đây là vùng núi rẻo cao của tỉnh Thanh Hóa đã được công nhận tại QĐ số 21/UB-QĐ “về công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao” ngày 26/01/1993 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Miền núi.

Từ hai căn cứ trên, có thể thấy anh Dũng, chị Hương và chị Tràn có đủ tiêu chuẩn xác nhận là liệt sĩ như quy định tại mục 1 hoặc mục 3 Điều 1 QĐ 301 quy định.

Ngoài ra, chúng tôi còn được biết, trong Đội TNTN 4212 có anh Nguyễn Văn Cầu ở thôn Sơn Lương, xã Đông Nam, huyện Đồng Sơn, tỉnh Thanh Hóa cũng hy sinh như trường hợp của Anh Dũng, chị Hương, chị Tràn, đã được Nhà nước công nhận là Liệt sĩ.

Những quân nhân, công nhân, viên chức, thanh niên xung phong, dân công... trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, hoặc làm nhiệm vụ quốc tế đã tỏ rõ tinh thần phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, có ý thức tổ chức kỷ luật nếu bị thương hoặc bị chết (từ ngày 01 tháng 5 năm 1975 trở về sau) trong những trường hợp sau đây thì được xét để xác nhận là liệt sĩ, thương binh, hoặc được hưởng chính sách như thương binh:

- Bị thương, hoặc ốm đau, tai nạn dẫn đến bị thương hoặc chết trong khi làm nhiệm vụ ở vùng có chiến sự, vùng tiếp giáp với địch, vùng núi rẻo cao và hải đảo.

- Bị ốm đau, tai nạn dẫn đến bị thương hoặc chết trong khi làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào, Campuchia hoặc nước khác;

- Bị thương hoặc chết vì đã dũng cảm và tự nguyện làm những công việc nguy hiểm nhằm phục vụ sản xuất và xây dựng, khôi phục quốc phòng và an ninh, xứng đáng nêu gương cho mọi người học tập.

(Điều 1, Quyết định 301/CP ngày 20/09/ 1980) của Hội đồng Chính phủ

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

CSGT Lào Cai dùng 'mắt thần' đặc biệt đối phó xe phóng ẩu

Quá trình làm nhiệm vụ, Tổ công tác Phòng CSGT Công an tỉnh Lào Cai đã dùng "mắt thần" phát hiện, ghi hình hàng loạt tài xế ô tô lái xe chạy quá tốc độ.
2024-11-25 11:03:24

VPBankS khẳng định vị thế số 1 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Hai giải thưởng Top 1 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam ngành Dịch vụ tài chính khối Doanh nghiệp vừa và Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam khối Doanh nghiệp là kết quả của sự nỗ lực chung của cả tập thể hơn 500 nhân sự của VPBankS.
2024-11-25 10:21:02

Từ chiến trường đến thương trường

Trong số những doanh nghiệp làm ăn giỏi trên địa bàn Hà Nội, có một doanh nghiệp khá đặc biệt. Ðó là Công ty Bao bì 27-7 Hà Nội, đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, doanh nghiệp của những người thương binh và các đối tượng chính sách, do Tổng giám đốc là một thương binh năng động "chèo lái".
2024-11-25 09:47:14

Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh

Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh), tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
2024-11-24 07:35:00

Phát hiện, xử lý nhiều thanh niên tụ tập gây rối trật tự công cộng

Công an thị xã Sa Pa đã kịp thời phát hiện, xử lý nhóm thanh thiếu niên có hành vi tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự.
2024-11-23 13:52:22

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00
Đang tải...