Những vận động viên khuyết tật chinh phục đấu trường thế giới, truyền cảm hứng mạnh mẽ

2022-05-29 17:51:50 0 Bình luận
Mặc dù khiếm khuyết về cơ thể, song những con người đó không ngừng nỗ lực vươn lên để khẳng định tài năng và bản lĩnh của mình trước thách thức cuộc sống.

"Triệu phú" huy chương của làng thể thao người khuyết tật

Đó là kình ngư Võ Thanh Tùng, đến từ Cần Thơ. Số phận kém may khi anh bị liệt hai chân từ năm 6 tuổi, việc đi đứng trở nên khó khăn. Vượt qua nỗi mặc cảm, tự ti, Tùng  quyết chí dùng cánh tay của mình để lựa chọn một đường đua khác cho cuộc đời, đó là bơi lội. Sau 4 năm, chàng trai 8x của miền sông nước từng bước cố gắng, nỗ lực để rồi trở thành kình ngư của đội tuyển bơi lội dành cho người khuyết tật Việt Nam.

Năm 2005, ngay trong lần đầu tham dự Đại hội thể thao người khuyết tật toàn quốc, kình ngư sinh năm 1985 đã đoạt đến 3 huy chương vàng. 4 năm sau ở giải đấu quốc tế đầu tiên trong cuộc đời,  “Michael Phelps” của bơi lội khuyết tật Việt Nam lại thiết lập 2 kỷ lục mới ở các cự ly 50m và 100m tự do.

Năm 2009, Tùng được gọi vào đội tuyển bơi lội Việt Nam, bắt đầu một chặng đường mới với nhiều vinh quang nhưng không ít thử thách. Mười năm liên tiếp (từ năm 2010 - 2020) được bầu chọn là VĐV người khuyết tật xuất sắc toàn quốc.

Từ chỗ giành về 1 HCV, 1 HCB tại kỳ đại hội Asian Para Games 2010, đến thời điểm 4 năm sau, Tùng lập kỳ tích, đưa thêm vào bộ sưu tập huy chương thêm 5 HCV và 2 kỷ lục của giải Asian Para Games 2014. Thành tích đó đưa tên tuổi Võ Thanh Tùng lên vị trí trang trọng của làng thể thao châu lục.

Sau tấm HCB tại Paralympic Rio 2016, Tùng tiếp tục khẳng định vị trí số 1 ở những nội dung bơi ngắn của châu lục khi tiếp tục có thêm 3 HCV, 2 HCB ở Asian Para Games 2018, phá 3 kỷ lục châu Á các nội dung 50m bơi ngửa nam, 100m tự do nam và 200m tự do nam.

Tại đấu trường khu vực, Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á (ASEAN Para Games) Võ Thanh Tùng cũng là cái tên “gặt vàng” cho thể thao người khuyết tật Việt Nam. Chỉ tính riêng kỳ Para Games thứ 9 diễn ra tại Malaysia năm 2017, Tùng xuất sắc đạt 3 HCV và phá 2 kỷ lục Đông Nam Á.

Chàng trai bại não nuôi đam mê điền kinh

Trần Xuân Diệu đến từ Hà Tĩnh mang trong mình căn bệnh bại não, khiến đôi chân yếu ớt, nhũn nhẽo. Thế nhưng, chàng trai này lại có niềm đam mê đặc biệt với môn điền kinh. Năm 15 tuổi, vượt qua những mặc cảm tự ti, anh quyết định đi tìm cho mình những cơ hội mới. Sau nhiều năm bôn ba ở Hà Nội rồi đến Sài Gòn, trải qua đủ loại công việc, may mắn cuối cùng đã mỉm cười.

Anh được giới thiệu vào Đoàn Thể thao Người Khuyết tật TP.HCM. Những ngày đầu chưa quen với cường độ luyện tập, hai bàn chân đau buốt, nhưng anh chưa từng bỏ cuộc mà luôn tự nhủ bản thân phải cố gắng hơn nữa.

Và sau những ngày tháng gian nan là lúc hái quả ngọt. Từ năm 2006 đến 2016, anh đạt 5 huy chương vàng, 7 huy chương bạc, 10 huy chương đồng tại các đại hội thể thao người khuyết tật toàn quốc. Niềm đam mê điền kinh đã giúp anh tìm thấy bản thân và khẳng định giá trị của mình.

Hiện tại Diệu đang là chủ của một quán in, photo nhỏ ở Thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc. Anh đầu tư 2 máy in, 1 máy may, 1 máy tính, 1 máy in áo với tổng số vốn 50 triệu đồng. 

Nữ kình ngư cụt tay phá kỷ lục thế giới

Trần Nguyên Thái (SN 1966), ở Hà Nội mất đi bàn tay phải từ lúc hai tháng tuổi. Những năm cuối cấp 2, bà Thái biết đến bể bơi Thanh Niên, không có tiền nên bà chỉ biết cách học lỏm. Đến năm 1998, bà được giới thiệu tham gia vào đội bơi của người khuyết tật và chính thức thi đấu chuyên nghiệp từ năm 1999.

Tại kỳ Para Game năm 2001 tổ chức trên đất Malaysia, cái tên Trần Nguyên Thái đã làm rạng danh cho thể thao người khuyết tật Việt Nam khi bà đã xuất sắc đem về cho nước nhà 5 HCV. Trong đó bà đã phá kỷ lục thế giới ở nội dung bơi ếch 50m nữ với thành tích 52 giây 77. Bà cũng là vận động viên khuyết tật đầu tiên của Việt Nam phá kỷ lục thế giới.

Đô cử ngồi xe lăn "săn" huy chương

Lê Văn Công (sinh năm 1984) tại Hà Tĩnh bị khuyết tật chân từ nhỏ. Năm 2005, anh vào TP Hồ Chí Minh học Kỹ thuật điện tử tại một trường nghề dành cho người khuyết tật, sau đó tham gia tập luyện thể thao. 

Tại đây, anh bén duyên với bộ môn cử tạ và được trao cơ hội rèn luyện. Chỉ sau một thời gian ngắn làm quen, Công đã gặt hái thành quả đầu tiên: HC bạc giải quốc gia 2005. Sau đó, thành tích liên tục đến với anh như HC vàng châu Á 2007, HC bạc thế giới 2007, HC vàng Para Games 2009, 2014, HC bạc thế giới tháng 2014, HC vàng Đại hội thể thao châu Á 2014, HC vàng châu Á 2015, phá kỷ lục thế giới tại Paralympic 2016, HC vàng và lập kỷ lục thế giới năm 2017 rồi HC bạc Paralympic Tokyo 2020.

Năm 2021, anh lần nữa giành huy chương bạc, mang niềm tự hào về với làng thể thao người khuyết tật.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chuyến tàu biển Nhật Bản với 1.700 du khách đầu tiên đến Quảng Ninh

Ngày 30/4/2025, tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Chương trình đón Đoàn khách du lịch trên tàu biển Pacific World do Công ty Peace Boat (Nhật Bản) quản lý điều hành, đưa khoảng 1.700 du khách (chủ yếu là khách Nhật Bản) đến Quảng Ninh.
2025-04-30 19:45:53

Quảng Ninh: Liên hoan Lân Sư Rồng Hạ Long mở rộng lần thứ 2 năm 2025

Tại Quảng trường 30/10 TP Hạ Long, sáng 30/4 - UBND thành phố Hạ Long đã tổ chức chương trình Liên hoan Lân Sư Rồng Hạ Long mở rộng lần thứ 2 năm 2025. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh cùng đông đảo nhân dân địa phương và du khách đến dự và cổ vũ.
2025-04-30 19:33:05

Du khách chôn chân tại cửa khẩu Lạng Sơn

Cửa khẩu Lạng Sơn, bao gồm các cửa khẩu quan trọng như Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma, Cốc Nam, và Na Hình, là điểm nối quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc, không chỉ cho giao thương hàng hóa mà còn cho du lịch.
2025-04-30 15:10:03

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tạp chí Điện tử Hòa Nhập trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
2025-04-30 08:30:00

Bằng chất lượng ổn định Xi măng Long Sơn vươn tầm quốc tế

Từ nguồn nguyên liệu tốt nhất Việt Nam để sản xuất xi măng kết hợp với 4 dây chuyền đồng bộ, hiện đại có tổng công suất hơn 10,5 triệu tấn/năm. Công ty Xi măng Long Sơn luôn cung cấp các dòng sản phẩm chất lượng cao và ổn định đáp ứng yêu cầu và làm hài lòng khách hàng trong nước cũng như quốc tế.
2025-04-30 07:55:00

Bài học về nghệ thuật tác chiến hiệp đồng quân binh chủng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975

Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhìn lại Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ta thấy đây là chiến dịch cuối cùng của Cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của quân và dân ta. Đây là một điển hình, là nét đặc sắc nổi bật nhất của nghệ thuật tác chiến hiệp đồng quân binh chủng trong chiến dịch tiến công quy mô lớn, với đặc trưng tiến công “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, giành thắng lợi hoàn toàn, triệt để, trong thời gian ngắn.
2025-04-30 07:10:00
Đang tải...