Nữ sinh viên 24 năm đi bằng đầu gối, mong được đoàn tụ với bố mẹ
Phạm Thị Thuỷ (SN 1997, TP.HCM) đang là sinh viên năm cuối trường Đại học Sư phạm TP.HCM và đang là cô giáo thực tập chuyên khiếm thính tại một trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật ở Bình Dương.
Gần 2 tuần thực tập, ước mơ trở thành giáo viên chuyên ngành đặc biệt của những học sinh bị khuyết tật vận động, khiếm thị, tự kỷ,... đã được chạm đến thật gần. Tại đây, Thủy có thể giúp các em nhỏ học tập, ăn uống, sinh hoạt đặc biệt là truyền đến chúng tinh thần lạc quan, nguồn năng lượng chảy dạt dào trong mình.
Nhận thức bản thân mình khiếm khuyết, sống trong môi trường của những đứa trẻ khuyết 1 phần cơ thể, cô bạn đã có mong muốn rõ ràng về nghề nghiệp của bản thân ở tương lai. Ngoài ra, Thủy cũng có niềm đam mê đặc biệt với ngôn ngữ kí hiệu và mong muốn trở thành phiên dịch viên ngôn ngữ kí hiệu kết nối giữ người điếc và người nghe.
Thuỷ cho biết, bản thân mình bị teo chân từ nhỏ, sinh ra chưa một lần biết mặt bố mẹ. Thời gian học cấp 1, cô bạn thường bị các bạn trêu chọc là "con què", nhưng Thuỷ vãn khao khát được đến trường, học tập. Sau này, Thuỷ nhận thấy còn có nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, vì thế cô gái tự động viên mình cố gắng hơn.
Bên cạnh việc học tập, Thuỷ còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội của trường. Mới đây nhất, cô nàng cộng tác cùng 1 dự án xã hội có tên Khuyết với thông điệp được gửi gắm "Ai cũng có phần khuyết nhưng quan trọng ai cũng có đẹp trong phần khuyết ấy".
Với Thuỷ, bố mẹ hính là nguồn động lực để cô có được nguồn năng lượng tích cực. Dù chưa được gặp bố mẹ nhưng cô bạn luôn có một niềm tin mình sẽ sớm gặp họ và bản thân phải sống thật hạnh phúc để họ yên lòng.
"Mỗi khi có chuyện buồn, mình chỉ cho phép bản thân buồn không quá 1 ngày. Ngày mai lại là cuộc sống mới và mình lại chiến đấu, truyền năng lượng và lại hy vọng gặp bố mẹ.
Nếu bố mẹ có đọc được những dòng tâm sự này, có thấy hình mình, hy vọng bố mẹ hãy tìm mình. Mình muốn nhắn nhủ rằng, mình chưa bao giờ trách móc họ và luôn khao khát ngày gia đình được đoàn tụ", Thuỷ tâm sự.
Một tấm gương đáng ngưỡng mộ khác là Jessica Faith Lonergan (22 tuổi, Mỹ), mắc hội chứng down tốt nghiệp đại học. Dù kém may mắn so với những người bình thường, trải qua những cuộc phẫu thuật với 28 ốc vít ở lưng để có thể đi lại, cô gái này chưa bao giờ từ bỏ để vươn lên.
Bằng chứng, năm 2015, Jessica tham gia Thế vận hội mùa hè dành cho người khuyết tật và xuất sắc giành huy chương vàng ở nội dung đi bộ 25 và 50m.
Năm 2017, cô theo học trường Đại học Skagit Valley, trở thành đại sứ của Nothing Down. Năm 2021, cô nhận được nhận đề cử giải thưởng Transforming Lives Award- một giải thưởng ghi nhận sự nỗ lực vươn lên cho người khuyết tật.
Sau tốt nghiệp đại học, cô hoạt động với vai trò người truyền cảm hứng để khuyến khích các học sinh khiếm khuyết theo đuổi ước mơ của mình.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.