Thương binh Nguyễn Văn Bình: Xảy ra sai phạm trong TTĐT là trách nhiệm của chính quyền địa phương

2023-05-28 10:25:00 0 Bình luận
Sau khi xem tư liệu thực trạng sai phạm trên đất nông nghiệp và phá vỡ quy hoạch đô thị của một số địa phương, trong đó có xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì có nhiều doanh nghiệp cố tình vi phạm xây dựng trong khu dân cư và đất nông nghiệp.

Hiện nay, vấn đề quản lý, xử lý doanh nghiệp xây dựng vi phạm về trật tự xây dựng đã trở thành chủ đề nóng được dư luận đặc biệt quan tâm tại Hà Nội. Do đó, UBND TP. Hà Nội đã quyết liệt chỉ đạo các quận, huyện phải xử lý nghiêm tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, tránh tái diễn, kéo dài.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 14-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đô thị và trật tự xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội. Trong đó có nội dung đáng chú ý là yêu cầu các cấp, ngành, đặc biệt là UBND các quận, huyện, thị xã chấn chỉnh kỷ cương, thực hiện chế độ xử lý trách nhiệm nếu để xảy ra vi phạm trong quản lý trật tự xây dựng (TTXD) trên địa bàn.

Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Chỉ thị số 44/CT-UBND về việc tăng cường công tác chỉ đạo khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đã đưa vào hoạt động và các công trình xây dựng không phép, trái phép (đất nông nghiệp, lâm nghiệp, hành lang bảo vệ đê điều, lưới điện, hành lang bảo vệ rừng, sai mục đích sử dụng đất) trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Mặc dù Chỉ thị của Thành ủy và Chủ tịch UBND thành phố đã ban hành nhưng hàng loạt công trình nhà ở, kho bãi, nhà hàng… xây dựng trên đất nông nghiệp vẫn đua nhau “mọc” lên trên nhiều địa bàn phường,xã của thành phố Hà Nội. Thông thường, khi xử lý sai phạm, cơ quan quản lý thường xử lý chủ đầu tư, nhưng chưa thấy có chế tài để xử lý những doanh nghiệp là nhà thầu thi công các công trình này, thấy sai những vẫn cố tình thi công trái quy định về quy hoạch. 

Với mong muốn đồng hành cùng Thủ đô trong công cuộc chống sai phạm liên quan đến đất đai và trật tự xây dựng, Tạp chí điện tử Hòa Nhập tổ chức chuỗi Tọa đàm: Nâng cao trách nhiệm tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp xây dựng và vai trò giám sát của chính quyền địa phương", Tọa đàm là diễn đàn để các nhà nghiên cứu, chuyên gia, nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp trao đổi, thảo luận và đóng góp ý kiến, chia sẻ thực trạng và giải pháp nâng cao tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp xây dựng, đặc biệt là phát huy vai trò giám sát của chính quyền địa phương.

Thực trạng xây dựng trên đất nông nghiệp và phá  vỡ quy hoạch đô thị

Ngày 25/5, UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 154/KH-UBND về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp; xử lý việc lấn, chiếm và xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất rừng tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP.

Thế nhưng dựa trên tư liệu tại buổi Toạ đàm, trong khi nhiều sai phạm cũ chưa được xử lý dứt điểm thì trên thực tế tại địa bàn xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội, vẫn tồn tại hàng loạt công trình xây dựng kiên cố trên đất nông nghiệp, nhưng chưa thấy chính quyền ngăn chặn, xử lý dứt điểm. 

Nhiều công trình nhà ở kiên cố xây dựng trên đất nông nghiệp tại xóm Nội.

Bên cạnh những công trình vi phạm xây dựng cũ chưa được khắc phục, thì lại liên tục xuất hiện nhiều công trình mới xây dựng trên đất nông nghiệp. Cụ thể, tại xóm Nội, xóm Đồng, thôn Quỳnh Đô (phía sau chợ Quỳnh Đô) đang tồn tại nhiều công trình có dấu hiệu xây dựng trái phép đất nông nghiệp, với quy mô kiên cố 2 tầng.

Công trình phía sau chợ Quỳnh Đô.

Hầu hết các công trình trên đều nằm trong các ngõ ngách, khi thi công đều quây tôn kín mít bên ngoài để che chắn phần công trình xây dựng sai phạm nằm phía trong. Những công trình trên đang được chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện, đưa vào sử dụng.

Công trình được quây tôn lại để che chắn phần sai phạm bên trong.

Đáng chú ý, các công trình xây dựng trên chỉ nằm cách trụ sở UBND xã Vĩnh Quỳnh không xa, nhưng không bị lực lượng chức năng có liên quan phát hiện, kiểm tra, ngăn chặn xử lý dứt điểm vi phạm theo đúng quy định của pháp luật

Thủ đoạn của các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản và một số cá nhân có dấu hiệu vi phạm về sử dụng đất đai, TTXD là xây dựng vượt tầng, không đúng quy hoạch, là rao bán, huy động vốn những dự án không có thật hoặc chưa đủ pháp lý, xây dựng trên đất nông nghiệp, đất quy hoạch công trình công cộng…

Từ những thực trạng về những công trình có dấu hiệu sai phạm trên, đặt ra nhiều vấn đề và đâu là nguyên nhân cho những sai phạm này:

Phải chăng hành lang pháp lý chưa chặt chẽ, chưa đầy đủ?

Liệu có liên minh giữa chủ đầu tư và đơn vị xây dựng để cố tình sai phạm?

Do vai trò giám sát của chính quyền địa phương còn hạn chế? Hay vì lý do gì mà các sai phạm này vẫn ngang nhiên tồn tại mà chính quyền địa phương không xử lý?

Trách nhiệm của địa phương và doanh nghiệp trong việc tuân thủ pháp luật

Trước thực trạng trên tại xã Vĩnh Quỳnh và một số địa phương trên địa bàn Hà Nội, Tạp chí điện tử Hòa Nhập đã gửi thư mời tham gia tọa đàm tới UBND xã Vĩnh Quỳnh nhưng chính quyền địa phương đã từ chối không tham gia tọa đàm.

Chỉa sẻ tại Toạ đàm, Thương binh Nguyễn Văn Bình có nói thực trạng GPXD cấp 3,4 tầng nhưng xây dựng đến 5,6 tầng là có rất nhiều, lỗi đầu tiên để dẫn đến việc đó là thuộc về chính quyền sở tại. Đang có 1 hiện trạng hơi tiêu cực đó là nhiều nhà dân chỉ đặt viên gạch hay chở xi măng là TTXD phường đã đến kiểm tra, nhưng nhiều công trình gần mặt đường vẫn được làm ngơ để cho xây dựng, theo ông trách nhiệm đầu tiên để xảy ra việc này thuộc về lãnh đạo cấp phường, thứ 2 là đến tổ TTXD.

 Thương binh Nguyễn Văn Bình, Công ty 27/7

Liên quan đến vấn đề tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp xây dựng và vai trò giám sát của chính quyền địa phương, Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng Văn phòng Luật Sư Tinh Thông Luật phát biểu, tuân thủ pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, theo đó, chủ thể pháp luật kiểm soát và kiềm chế hành vi của mình, nhằm tránh vi phạm vào các quy định bị cấm theo pháp luật hiện hành. Hành vi của chủ thể được thể hiện ở dạng không hành động, dù cho có cơ hội để thực hiện chúng.

Đối với việc đảm bảo thi hành pháp luật ở địa phương còn có nhiều hạn chế và những bất cập, do tầm hiểu biết của một số người còn chưa chuyên sâu hoặc không tiếp cận được pháp luật. Trong đó có những đặc điểm sau:

Về phạm vi địa bàn:

- Địa bàn địa phương đã được xác định một cách ổn định và cụ thể.

- Địa bàn hẹp, phức tạp là một xã hội thu nhỏ với trình độ phát triển, những nét văn hóa, truyền thống, tập quán riêng.

- Về chủ thể quan hệ pháp luật:

- Cá nhân là những người dân bao gồm cả những người lãnh đạo và những người dân thường với trình độ văn hóa, học vấn, nhận thức khác nhau, điều kiện bản thân, gia đình, mức sống, nhu cầu tự do, sở thích, quyền lợi khác nhau.

- Tổ chức là các chủ thể quan hệ pháp luật có trách nhiệm thực hiện pháp luật và bảo đảm thi hành pháp luật, đó là các cơ quan thuộc chính quyền địa phương, các cơ quan bảo vệ pháp luật, các tổ chức, cơ quan khác trong hệ thống chính trị.

Về phía chính quyền địa phương, cần phải có trách nhiệm trong việc quyết định việc thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp và Pháp luật ở địa phương; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân; áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

Các tổ chức Đảng giữ vai trò lãnh đạo toàn diện trong đó có việc thực hiện pháp luật ở địa phương. Đảng đề ra các chủ trương, đường lối và yêu cầu các tổ chức và Đảng viên gương mẫu trong thực hiện pháp luật và tuyên truyền, vận động, kiểm tra việc thực hiện pháp luật. Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố quan trọng trong tổ chức hệ thống chính trị để đảm bảo thi hành pháp luật.

Các đoàn thể và tổ chức xã hội là lực lượng to lớn trong thực hiện pháp luật của Nhà nước và tuyên truyền, phổ biến và động viên các hội viên, tổ chức của mình cũng như toàn dân thực hiện pháp luật và giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương.

Như vậy, có thể nói việc bảo đảm thi hành pháp lụât ở địa phương được thực hiện bằng nhiều biện pháp đồng bộ của các cơ quan chính quyền địa phương, từ việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương đến các biện pháp tuyên truyền, giáo dục và thi hành pháp luật.

Bên cạnh đó, Luật sư Diệp Năng Bình cũng cho hay, để cơ quan quản lý khuyến khích doanh nghiêp tự nguyện tuân thủ pháp luật thì bản thân cơ quan chức năng cũng cần phải có xây dựng được cơ chế bảo vệ doanh nghiệp tuân thủ pháp luật. 

Trong buổi tọa đàm này, khách mời cũng đã gợi mở nhiều vấn đề vân đang tồn tại và đưa ra nhiều giải pháp để phát huy vai trò giám sát của chính quyền địa phương, đặt biệt cần xử lý nghiêm  người đứng đầu địa phương khi xảy ra sai phạm, bên cạnh đó, cần phải tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và nâng cao tính tuân thủ pháp luật doanh nghiệp xây dựng.

Kết luận buổi tọa đàm, Ông Nguyễn Ngọc Quyết, Tổng Biên tập Tạp chí Điện tử Hòa Nhập ghi nhận những ý kiến chia sẻ và gợi mở nhiều nội dung khách mời đã đưa ra. Đồng thời, những buổi tọa đàm này rất cần có sự tham gia của chính quyền địa phương để có thêm những thực trạng khó khăn của chính quyền địa phương trong giám sát thực thi pháp luật của doanh nghiệp cũng như chủ đầu tư tại địa phương. Tạp chí sẽ tiếp tục tổ chức những buổi tọa đàm tương tự để có cái nhìn tổng quan hơn nữa về những vấn đề còn tồn tại và thu thập thêm những giải pháp để khắc phục từ chính những doanh nghiệp xây dựng, từ đó đưa ra những khuyến nghị với cơ quan quản lý.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ xây mới nhà thiệt hại do bão số 3

Những ngày qua, TP.Hải Phòng đã nhận dc sự quan tâm, chung tay, góp sức từ các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…trong việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây ra. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho Hải Phòng thiệt hại về người và tài sản lên tới 11.000 tỷ đồng.
2024-09-19 19:48:34

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Đại nhạc hội sinh viên kinh tế 2024 chính thức ấn định ngày trở lại

Một tin vui bất ngờ dành cho cộng đồng sinh viên NEU! Sau khi tạm hoãn vì những lý do khách quan, BTC NEU Concert 2024 đã chính thức xác nhận thời gian trở lại vào ngày 5/10.
2024-09-19 15:25:44

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

UBMTTQ Việt Nam TP.Hải Phòng tiếp nhận hơn 60 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3

18/9, Quân khu 7 và các doanh nghiệp đã đến trao tặng kinh phí, nhu yếu phẩm, trang thiết bị, vật tư hỗ trợ Hải Phòng khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, tổng số tiền 2 tỷ đồng. Tính đến nay, UBMTTQ Việt Nam TP.Hải Phòng tiếp nhận kinh phí ủng hộ khoảng hơn 60 tỷ đồng.
2024-09-19 10:31:19
Đang tải...