Phố nhỏ Hà Nội “gồng” mình “gánh” chung cư
2016-09-17 10:13:10
0 Bình luận
Các tòa chung cư cao tầng không chỉ mọc lên san sát tại nhiều đường lớn ở Hà Nội, mà hiện còn đua nhau "chui" vào các phố nhỏ.
Cứ có khu đất nào trống, thì dù đường chật hẹp, dân cư đông đúc, chung cư vẫn được cho phép xây dựng. Hậu quả của tình trạng này là giao thông bị “bức tử”, quá tải về hạ tầng, áp lực về dân số, môi trường... Một cuộc sống ngột ngạt vì chỗ nào cũng thấy chung cư là những gì mà người dân Hà Nội đang phải gánh chịu.
Phố Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội vốn đã rất chật hẹp, lòng đường chỉ rộng khoảng 3 mét, thường xuyên xảy ra tình trạng ách tắc giao thông vào giờ cao điểm. Thế nhưng, con phố này phải “gồng” mình “gánh” thêm cả nghìn người dân tại 2 tòa chung cư cao tầng số 283 Khương Trung.
Đó là chưa kể hiện chủ đầu tư đang tiến hành thi công xây dựng tiếp một tòa cao ốc với khoảng 250 căn hộ. Đường không những không mở rộng mà còn bị băm nát vì xe chở vật liệu xây dựng, dân số tăng đột biến, khiến cuộc sống của những người dân ở khu vực này luôn trong tình trạng bức bối vì bụi bặm, chật chội, thiếu không gian, ách tắc giao thông...
Cũng tại quận Thanh Xuân, con phố Chính Kinh chỉ rộng chừng hơn 4m. Người dân ở đây đang rất lo ngại khi một dự án cao 21 tầng sắp hoàn thành sẽ khiến giao thông trở nên căng thẳng.
Bà Nguyễn Thanh Vân, người dân sống tại phố Chính Kinh bức xúc, cứ có khu đất nào, dù ở đường nhỏ cũng biến hết thành chung cư, trong khi các tiện ích để nâng cao chất lượng đời sống cho người dân như công viên, sân chơi, chợ… thì không được đầu tư xây dựng.
Tại các quận nội thành Hà Nội, hiện có tới vài chục dự án chung cư cao tầng đang xây dựng nằm trên các con phố, con ngõ chật chội. Cứ mỗi một chung cư mọc lên là dân số tăng cả nghìn người, trong khi hạ tầng không theo kịp. Quá tải là điều tất yếu, vì hạ tầng giao thông, điện, nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, trường học, chỗ vui chơi… trước đây chỉ được thiết kế cho một lượng người nhất định.
Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phân tích, trên thực tế, có thể khi được phê duyệt, các hạng mục và thiết kế của dự án có chú ý đến phát triển hạ tầng công cộng như cây xanh, vườn hoa, hồ nước, trường học…, nhưng trong quá trình triển khai thực hiện, chủ đầu tư lại xin điều chỉnh dần, hoặc tự ý điều chỉnh, bớt xén các hạng mục mà không có cơ quan nào xử lý nghiêm túc.
Ông Võ cho rằng, cơ quan quản lý cấp phép xây dựng chung cư tràn lan, lại không quản lý chặt chẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường cho sự phát triển đô thị và cuộc sống người dân.
Theo ông Trần Ngọc Chính – Chủ tịch Hội Quy hoạch Đô thị Việt Nam, trong tư vấn và lập quy hoạch, không ai lại đưa chung cư cao tầng vào những khu vực nội đô chật hẹp vì sẽ gây áp lực lớn cho hạ tầng đô thị. Trong quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết đều phân ra các khu vực cao tầng và thấp tầng. Khu vực đường phố nhỏ hẹp có nghĩa là nằm trong nội đô cũ, chỉ xây dựng thấp tầng mới phù hợp, do đó nếu gom các khu đất để xây dựng các khu nhà cao tầng thì đây không phải là theo quy hoạch mà xây dựng theo kiểu bột phát. Nhưng vì sao tình trạng này vẫn diễn ra? Nguyên nhân ở đây vẫn là vì lợi nhuận, còn trách nhiệm rõ ràng thuộc về các cấp quản lý của chính quyền địa phương.
Phát triển thị trường bất động sản, phục vụ nhu cầu nhà ở cho người dân là một nhiệm vụ quan trọng, nhưng không thể vì làm nhà để bán cho dân mà xây dựng chung cư bằng bất cứ giá nào. Bài học nhãn tiền là khu đô thị “kiểu mẫu” Linh Đàm, Hà Nội đã bị “băm nát” vì 12 tòa cao ốc sừng sững mọc lên, đưa một lượng người khổng lồ bằng dân số của cả 1 phường về ở. Và chắc chắn khi hỏi những người dân Thủ đô về chất lượng cuộc sống, câu trả lời nhận được sẽ là nhiều cái lắc đầu, thở dài… vì cao ốc, vì tắc đường, bụi bặm, ngập lụt… và cả vì sự thờ ơ của các cấp chính quyền địa phương.
Dự án chung cư cao tầng số 283 Khương Trung đã xây dựng và đưa vào sử dụng 2 tòa nhà |
Phố Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội vốn đã rất chật hẹp, lòng đường chỉ rộng khoảng 3 mét, thường xuyên xảy ra tình trạng ách tắc giao thông vào giờ cao điểm. Thế nhưng, con phố này phải “gồng” mình “gánh” thêm cả nghìn người dân tại 2 tòa chung cư cao tầng số 283 Khương Trung.
Đó là chưa kể hiện chủ đầu tư đang tiến hành thi công xây dựng tiếp một tòa cao ốc với khoảng 250 căn hộ. Đường không những không mở rộng mà còn bị băm nát vì xe chở vật liệu xây dựng, dân số tăng đột biến, khiến cuộc sống của những người dân ở khu vực này luôn trong tình trạng bức bối vì bụi bặm, chật chội, thiếu không gian, ách tắc giao thông...
Dự án 283 Khương Trung vẫn đang tiếp tục xây dựng thêm 1 cao ốc nằm ngay sát mặt đường chính |
Cũng tại quận Thanh Xuân, con phố Chính Kinh chỉ rộng chừng hơn 4m. Người dân ở đây đang rất lo ngại khi một dự án cao 21 tầng sắp hoàn thành sẽ khiến giao thông trở nên căng thẳng.
Bà Nguyễn Thanh Vân, người dân sống tại phố Chính Kinh bức xúc, cứ có khu đất nào, dù ở đường nhỏ cũng biến hết thành chung cư, trong khi các tiện ích để nâng cao chất lượng đời sống cho người dân như công viên, sân chơi, chợ… thì không được đầu tư xây dựng.
Chung cư này mọc lên ngay đúng vị trí người dân thường tập trung họp chợ trên phố Chính Kinh |
Tại các quận nội thành Hà Nội, hiện có tới vài chục dự án chung cư cao tầng đang xây dựng nằm trên các con phố, con ngõ chật chội. Cứ mỗi một chung cư mọc lên là dân số tăng cả nghìn người, trong khi hạ tầng không theo kịp. Quá tải là điều tất yếu, vì hạ tầng giao thông, điện, nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, trường học, chỗ vui chơi… trước đây chỉ được thiết kế cho một lượng người nhất định.
Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phân tích, trên thực tế, có thể khi được phê duyệt, các hạng mục và thiết kế của dự án có chú ý đến phát triển hạ tầng công cộng như cây xanh, vườn hoa, hồ nước, trường học…, nhưng trong quá trình triển khai thực hiện, chủ đầu tư lại xin điều chỉnh dần, hoặc tự ý điều chỉnh, bớt xén các hạng mục mà không có cơ quan nào xử lý nghiêm túc.
Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Ông Võ cho rằng, cơ quan quản lý cấp phép xây dựng chung cư tràn lan, lại không quản lý chặt chẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường cho sự phát triển đô thị và cuộc sống người dân.
Theo ông Trần Ngọc Chính – Chủ tịch Hội Quy hoạch Đô thị Việt Nam, trong tư vấn và lập quy hoạch, không ai lại đưa chung cư cao tầng vào những khu vực nội đô chật hẹp vì sẽ gây áp lực lớn cho hạ tầng đô thị. Trong quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết đều phân ra các khu vực cao tầng và thấp tầng. Khu vực đường phố nhỏ hẹp có nghĩa là nằm trong nội đô cũ, chỉ xây dựng thấp tầng mới phù hợp, do đó nếu gom các khu đất để xây dựng các khu nhà cao tầng thì đây không phải là theo quy hoạch mà xây dựng theo kiểu bột phát. Nhưng vì sao tình trạng này vẫn diễn ra? Nguyên nhân ở đây vẫn là vì lợi nhuận, còn trách nhiệm rõ ràng thuộc về các cấp quản lý của chính quyền địa phương.
Người dân ở Khương Trung lo ngại, khi hoàn thành, đưa dân về ở tại dự án này, thì áp lực về hạ tầng, giao thông, không gian ngày càng tăng cao |
Phát triển thị trường bất động sản, phục vụ nhu cầu nhà ở cho người dân là một nhiệm vụ quan trọng, nhưng không thể vì làm nhà để bán cho dân mà xây dựng chung cư bằng bất cứ giá nào. Bài học nhãn tiền là khu đô thị “kiểu mẫu” Linh Đàm, Hà Nội đã bị “băm nát” vì 12 tòa cao ốc sừng sững mọc lên, đưa một lượng người khổng lồ bằng dân số của cả 1 phường về ở. Và chắc chắn khi hỏi những người dân Thủ đô về chất lượng cuộc sống, câu trả lời nhận được sẽ là nhiều cái lắc đầu, thở dài… vì cao ốc, vì tắc đường, bụi bặm, ngập lụt… và cả vì sự thờ ơ của các cấp chính quyền địa phương.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo vov.vn