Phú Thọ: 70 năm Chiến thắng Chân Mộng - Trạm Thản: Một mốc son chói lọi…

2022-11-28 13:25:15 0 Bình luận
Cách đây tròn 70 năm, ngày 17/11/1952, Chiến thắng Chân Mộng - Trạm Thản đã đi vào lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam nói chung và Phú Thọ nói riêng như một mốc son chói lọi. Chiến thắng ấy đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của quân và dân ta trong Chiến dịch Tây Bắc, đánh dấu sự phát triển, thế chủ động chiến lược để tiến tới giành toàn thắng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.

Ngày 17/11/2022 vừa qua, tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia Chiến thắng Chân Mộng - Trạm Thản (huyện Phù Ninh), huyện Phù Ninh tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Chân Mộng - Trạm Thản (17/11/1952 - 17/11/2022).

Tham dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí: Hoàng Công Thủy - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Thiếu tướng Trần Ngọc Tuấn - Phó Chính ủy Quân khu 2; Đại tá Nguyễn Như Bách - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 2; Nguyễn Hữu Quyền - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thành, thị ủy; đại diện một số đơn vị trực thuộc Quân khu 2; gia đình thân nhân tham gia trận đánh Chân Mộng - Trạm Thản; nhân chứng lịch sử cùng đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân địa phương.

Toàn cảnh buổi Lễ.

Tại buổi Lễ, bà Nguyễn Thị Tố Uyên - TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Phù Ninh chỉ rõ: Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Phú Thọ là một trong những tỉnh trong liên khu Việt Bắc cung cấp nhân tài, vật lực rất lớn cho các chiến dịch. Vì vậy, quân Pháp đã nhiều lần tấn công Phú Thọ nhằm phá hoại hậu phương kháng chiến của ta. Song, Đảng bộ đã lãnh đạo quân và dân toàn tỉnh dũng cảm chiến đấu, góp phần đánh bại nhiều trận tấn công, càn quét của địch lên địa bàn, góp phần vào chiến công chung của cả nước; trong đó lớn nhất, vẻ vang nhất là Chiến thắng Chân Mộng- Trạm Thản năm 1952”.

“Chiến thắng Chân Mộng - Trạm Thản đã khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng; sự chỉ huy sáng suốt của các cấp uỷ Đảng và của Bộ Tư lệnh chiến dịch; là khúc ca hùng tráng về ý chí quyết tâm, tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường, đoàn kết một lòng, hợp đồng chặt chẽ giữa bộ đội chủ lực với quân và dân tỉnh Phú Thọ. Thắng lợi đó không thể tách rời công lao to lớn của nhân dân địa phương Trạm Thản và các xã lân cận trong việc đùm bọc, giúp đỡ bộ đội, dẫn đường, phục vụ chiến đấu, tham gia chiến đấu cùng bộ đội để làm nên chiến thắng, góp phần cùng quân và dân cả nước đánh bại hoàn toàn thực dân Pháp mà kết thúc là Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”- Bà Uyên nhấn mạnh thêm.

70 năm đã trôi qua, Chiến thắng Chân Mộng - Trạm Thản vẫn luôn in đậm trong tâm trí của quân và dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ nói chung, huyện Phù Ninh nói riêng; là nguồn động lực thôi thúc các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân trong huyện tiếp tục tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân huyện Phù Ninh quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết Đai hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; xây dựng huyện Phù Ninh giàu mạnh, văn minh và hạnh phúc, xứng đáng là huyện anh hùng trên quê hương Đất Tổ.

Các đại biểu thắp hương tại các phần mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang Chiến dịch Trạm Thản - Ảnh: Internet.

Cũng tại buổi lễ, đại diện đơn vị tham gia trận đánh Chân Mộng - Trạm Thản và thế hệ trẻ huyện Phù Ninh đã phát biểu cảm tưởng, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những công lao to lớn và sự hy sinh xương máu của các thế hệ cha anh đi trước trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Đồng thời thể hiện quyết tâm phát huy truyền thống yêu nước cách mạng, tích cực phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp, văn minh.

Theo dòng lịch sử

Sau thất bại nặng ở chiến dịch Hoà Bình (cuối năm 1951), được Đế quốc Mỹ viện trợ trên 100 tỷ Franc cùng nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại (máy bay, xe tăng, tàu thuyền, pháo 105 ly…), thực dân Pháp tăng nguỵ quân, lập thêm các binh đoàn cơđộng mạnh G.M (groupement mobile), nâng tổng quân số lên 34 vạn tên, trong đó có 90 tiểu đoàn Âu - Phi làm nòng cốt; đồng thời tăng cường càn quétở trung du, đồng bằng, gây cho ta nhiều khó khăn.

Về phía ta, với những thắng lợi đã đạt được trước đó, lực lượng vũ trang ta mạnh lên rất nhiều cả về kỹ thuật, chiến thuật tác chiến; từ các binh đoàn chủ lực đến bộ đội địa phương, dân quân du kích được bổ sung, huấn luyện, chỉnh quân chính trị, quyết tâm thực hiện tốt những yêu cầu ngày càng cao hơn của cuộc kháng chiến.

Tháng 9/1952, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở chiến dịch Tây Bắc, với quyết tâm tiêu diệt địch, giải phóng miền Tây Bắc, nơi đất rộng người thưa, cư dân hầu hết thuộc đồng bào các dân tộc ít người, đời sống còn thấp kém do bị bóc lột nặng nề. Tây Bắc là một vùng chiến lược quan trọng; phía Tây là biên giới Việt - Trung, phía Nam là tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ và các tỉnh Liên khu 3, Liên khu 4. Từ đây địch có thể uy hiếp căn cứđịa Việt Bắc, vùng tự do Phú Thọvà che chở cho Thượng Lào, thực hiệnâm mưu chiếmđóng lâu dài, lập nên “xứ Thái tự trị” để chia rẽ và bóc lột đồng bào ta.

Đợt I chiến dịch Tây Bắc bắt đầu từ ngày 14 đến ngày 24/10/1952 đã kết thúc thắng lợi. Quân ta đã tiêu diệt phân khu Nghĩa Lộ, đập tan tuyến phòng thủ vành ngoài Tây Bắc của địch. Một dải đất mênh mông bờ tả ngạn sông Đà từ bắc Quỳnh Nhai xuống Vạn Yên sạch bóng quân thù. Ta hoàn toàn làm chủ con đường 13 nối liền thị xã Yên Bái với Nghĩa Lộ.

Trong lúc chúng ta tích cực chuẩn bị cho đợt II chiến dịch, Pháp vội vã tăng cường cho Tây Bắc tới 7 tiểuđoàn, hòng củng cố phòng tuyến Sơn La - Lai Châu, đồng thời, mở cuộc hành quân Loren với một binh lực lớnđánh lên Phú Thọ, nhằmphân tán chủ lực của ta, quấy rối và phá hoại hậu phương trực tiếp của chiến dịch, hy vọng cứu vãn tình thế hết sức nguy ngập của chúngở Tây Bắc.

Phán đoán được âm mưu của thực dân Pháp, ngay từ tháng 9/1952, Tổng Quân uỷđã ra Chỉ thị cho Tỉnh uỷ Phú Thọ nêu rõ: “Trong khi chủ lực ta đánh mạnh trên các chiến trường chính thì địch sẽ đối phó bằng cách tấn công ra Phú Thọ để kiềm chế, chia sẻ lực lượng ta, đồng thời phá hoại kinh tế, kho tàng, mùa màng của ta, khủng bố nhân dân, bắt thanh niên đi lính. Tóm lại, chúng nhằm phá hoại nguồn cung cấp nhân, vật lực của ta, gây khó khăn cho tiền tuyến. Vì vậy, nhiệm vụ của Đảng bộ và các lực lượng vũ trang là phải tích cực đánh địch bằng mọi cách để bảo vệ kho tàng, mùa màng, bảo vệ nhân dân”.

Thực hiện Chỉ thị trên, Tỉnh uỷ nhanh chóng tổ chức cuộc họp với các huyện để phổ biến tình hình, âm mưu của địch và bàn các phương án tác chiến, chống càn quét. Cácđồng chí Tỉnh uỷ viên được phân công xuống thị sát các huyện có nhiều kho tàng và cơ quan Trung ương đóng, chỉđạo công tác bảo vệ và phân tán tài sản ra nhiều nơi, đề phòngđịch tấn công bất ngờ…

Đợt I Chiến dịch Tây Bắc bắt đầu từ ngày 14 - 24/10/1952 đã kết thúc thắng lợi. Trong lúc quân ta tích cực chuẩn bị cho đợt II chiến dịch, quân Pháp vội vã tăng cường lực lượng cho Tây Bắc. Ngày 28/10/1952, Bộ Chỉ huy Pháp mở cuộc hành quân Loren do tướng Đờ Li-na-rét (De Linares), Tư lệnh quân Pháp ở Bắc Bộ trực tiếp chỉ huy với một binh lực lớn đánh lên Phú Thọ nhằm phân tán chủ lực của ta, quấy rối và phá hoại hậu phương trực tiếp của chiến dịch, hy vọng cứu vãn tình thế ở Tây Bắc.

Các lão thành cách mạng, nhân chứng lịch sử tại buổi Lễ - Ảnh: Internet.

Tuy nhiên, các lực lượng vũ trang và nhân dân Phú Thọ đã chiến đấu ngoan cường, bẻ gãy nhiều mũi tiến công của địch. Trong suốt chiến dịch, quân dân Phú Thọ đã sát cánh cùng bộ đội chủ lực đánh nhiều trận hiệp đồng thắng lợi giòn rã khiến địch buộc phải rút quân.

Dự đoán trước việc rút quân của địch, ngày 9/11/1952, Bộ Tổng tư lệnh điều Trung đoàn Bắc - Bắc (Trung đoàn 36 thuộc Đại đoàn Quân tiên phong 308) từ chiến trường Tây Bắc về Phú Thọ, cùng quân và dân địa phương chặn đánh địch. Trên cơ sở phân tích tình hình, Ban Chỉ huy mặt trận Phú Thọ cùng Ban Chỉ huy Trung đoàn Bắc - Bắc quyết định tổ chức trận phục kích táo bạo trên Quốc lộ 2, đoạn Chân Mộng - Trạm Thản (giáp ranh huyện Đoan Hùng - Phù Ninh - Thanh Ba). Được sự giúp đỡ của nhân dân địa phương, các đơn vị bộ đội chủ lực lần lượt vào chiếm lĩnh trận địa theo đúng kế hoạch đã định.

Sáng 17/11/1952, đúng như dự kiến, đội hình hành quân của địch lọt vào trận địa phục kích của ta. Các chiến sĩ Trung đoàn 36 và lực lượng vũ trang xã Trạm Thản cùng các xã lân cận đã anh dũng xông lên, chụp lửa xuống đoàn xe địch. Cuộc hành quân của chúng bị cắt làm đôi, số địch đi đầu thoát chết chạy thẳng về Phú Hộ, số còn lại nằm gọn trong tầm bắn của bộ đội ta. Sau một ngày chiến đấu, ta tiêu diệt hơn 400 tên địch, phá huỷ 44 xe cơ giới, trong đó có 17 xe tăng, xe bọc thép, thu nhiều quân trang, quân dụng của địch. Đây là trận đánh phá huỷ được nhiều xe cơ giới nhất ở Đông Dương kể từ ngày đầu cuộc kháng chiến.

Sau trận Chân Mộng - Trạm Thản, quân ta tiến theo Quốc lộ 2 truy đuổi địch, tiêu diệt 108 tên, bắt sống 7 tên, đưa tổng số quân địch bị tiêu diệt và bị bắt lên đến hơn 600 tên. Bị thiệt hại nặng nề, Bộ Chỉ huy Pháp ra lệnh cho tướng Đờ Li-na-rét kết thúc cuộc hành quân Loren, rút lực lượng về đối phó với mặt trận đồng bằng Tây Bắc. Ngày 25/11/1952, quân Pháp rút khỏi Phú Thọ.

Đến những năm 1955 - 1956, huyện Phù Ninh đã xây dựng Nghĩa trang Chiến dịch Trạm Thản, đưa những người con thân yêu của mọi miền Tổ quốc đã hy sinh trong trận Chân Mộng - Trạm Thản đến nơi an nghỉ ngàn thu.

Ghi nhận những đóng góp, cống hiến to lớn của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Trạm Thản trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đặc biệt là Chiến thắng Chân Mộng - Trạm Thản, ngày 22/8/1998, Đảng, Nhà nước ta đã phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ chống Pháp” cho Đảng bộ và nhân dân xã Trạm Thản.

 Chiến thắng đã đi vào lịch sử oai hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó có sự đóng góp to lớn của quân và dân Phú Thọ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trong trận chiến này, ta đã tiêu diệt hơn 400 tên địch, phá hủy 44 xe cơ giới, trong đó có 17 xe tăng, xe bọc thép, thu nhiều quân trang, quân dụng của địch. Đây được coi là trận đánh phá hủy nhiều xe cơ giới nhất ở Đông Dương kể từ ngày đầu cuộc kháng chiến.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ xây mới nhà thiệt hại do bão số 3

Những ngày qua, TP.Hải Phòng đã nhận dc sự quan tâm, chung tay, góp sức từ các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…trong việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây ra. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho Hải Phòng thiệt hại về người và tài sản lên tới 11.000 tỷ đồng.
2024-09-19 19:48:34

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Đại nhạc hội sinh viên kinh tế 2024 chính thức ấn định ngày trở lại

Một tin vui bất ngờ dành cho cộng đồng sinh viên NEU! Sau khi tạm hoãn vì những lý do khách quan, BTC NEU Concert 2024 đã chính thức xác nhận thời gian trở lại vào ngày 5/10.
2024-09-19 15:25:44

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

UBMTTQ Việt Nam TP.Hải Phòng tiếp nhận hơn 60 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3

18/9, Quân khu 7 và các doanh nghiệp đã đến trao tặng kinh phí, nhu yếu phẩm, trang thiết bị, vật tư hỗ trợ Hải Phòng khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, tổng số tiền 2 tỷ đồng. Tính đến nay, UBMTTQ Việt Nam TP.Hải Phòng tiếp nhận kinh phí ủng hộ khoảng hơn 60 tỷ đồng.
2024-09-19 10:31:19
Đang tải...