Quân khu 9: Cần làm rõ thông tin về quân nhân Nguyễn Văn Hanh

2019-09-15 18:47:06 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã khép lại gần 45 năm nhưng nỗi đau của Mẹ Ái vẫn chưa nguôi khi thông tin về người con trai thứ 2 hy sinh ở chiến trường miền Nam đến nay vẫn còn rất mù mờ. Hơn 8 năm trực tiếp chiến đấu, nhưng khi hy sinh, Quân khu 9 (QK9) không hề lưu giữ bất cứ thông tin nào về quân nhân này. Thế nhưng, năm 1982, phòng Cán bộ QK9 đã “vô tư” báo tử anh Hanh là “quân nhân từ trần”...

Như bao lớp thanh niên miền Bắc lớn lên trong chiến tranh, anh Nguyễn Văn Hanh (sinh năm 1950) được gọi nhập ngũ khi mới bước sang tuổi 17. Sau 3 tháng huấn luyện ở 1 đơn vị đóng quân tại xã Quỳnh Tam (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An), anh Hanh được lệnh vào Nam chiến đấu. Trên đường đi, đơn vị anh dừng chân ở cầu Dền (ngay xã Văn Thành, Yên Thành, Nghệ An) nên anh được đơn vị cho về thăm gia đình 1 đêm và sáng sớm hôm sau tiếp tục lên đường.


Phóng viên Hòa Nhập về thăm Mẹ Ái. Nhiều tài liệu gia đình lưu giữ được cho thấy phòng Cán bộ - Quân khu 9 chưa làm tròn trách nhiệm với đồng đội đã ngã xuống nơi chiến trường


Trên đường hành quân, đơn vị anh Hanh đã tham gia chiến đấu tại Quảng Trị, sau đó tiếp tục vào Nam. Những lá thư hiếm hoi đầu tiên gia đình nhận được, không còn lưu giữ do thời gian, mưa lũ, chỉ còn lại duy nhất 1 lá thư cuối cùng được viết từ chiến trường, khi ngày toàn thắng chỉ còn hơn 3 tháng nữa. Toàn văn bức thư như sau:

“Châu Thành, Tây Ninh 25/01/1975.

Cha mẹ kính nhớ,

Lại một năm nữa trôi qua. Tính ra đã 8 năm con xa cha mẹ cùng các em yêu quý. Trong những ngày này, ngoài ta vừa tranh thủ cấy, vừa kéo mật để chuẩn bị ăn Tết. Con chắc cha mẹ cung các em nhắc con nhiều. Cảnh sống gia đình sum họp vui vẻ đã gợi lại cho con bao nỗi nhớ nhung gia đình cũng như quê hương ta vô hạn. Con tranh thủ biên thư về để cha mẹ vui lòng, an tâm ăn Tết, đón năm mới, đón những điều phúc hạnh. Toàn gia mạnh khỏe, sản xuất thắng lợi, học tập công tác tiến bộ.


Bức thư duy nhất, cuối cùng anh Nguyễn Duy Hanh gửi về từ chiến trường cho thấy, anh Hanh đã từ Tiền Giang về Tây Ninh từ tháng 11/1974


Cha mẹ kính mến!

Con chắc rằng trên thế gian này không ai muốn trong gia đình có một sự chia ly, mẹ xa con, vợ xa chồng, cha xa con, anh phải xa em. Con muốn rằng cha mẹ thông cảm cho con trong khi chiến tranh vẫn còn, máu còn phải đổ. Mặc dầu con xa cha mẹ đã lâu ngày nhưng chưa có dịp về thăm gia đình, thăm bà, thăm anh em nội ngoại được. Cái ngày mà ai cũng mong đó chắc không còn xa nữa. Ở trong này ngày đêm chỉ cầu mong cho cha mẹ khỏe mạnh, các em ngoan, học giỏi, đợi ngày hòa bình con trở về thăm. Khi thấy nhà ta mạnh khỏe, vui hạnh phúc, các em đều giỏi là con mừng nhất. Con mong cha mẹ an tâm sản xuất, đừng lo nghĩ về con nhiều mà hại đến sức khỏe.

Trai thì trung hiếu, gái thì tiết hạnh. Dẫu sao đi nữa, chúng con cũng không bao giờ dám làm những điều xấu để phiền đến cha mẹ hoặc làm xấu đến gia đình ta đâu cha mẹ ạ.


Ông Nguyễn Xuân Nghi từng ở cùng đơn vị với anh Nguyễn Văn Hanh và được kết nạp đảng cùng đợt tại chiến trường, chia sẻ nhiều thông tin quý về đồng đội



Cha mẹ ạ. Năm nay chúng con ăn Tết cũng vui, vật chất, tinh thần cũng tương đối. Hiện nay con vẫn khỏe. Trong năm 1974, con không nhận được lá thư nào cả. Cũng tại con cả thôi vì đã chuyển đi nơi khác rồi. Hiện giờ con đã về Đồng bằng Sông Cửu Long (miền Trung Nam bộ). Con mới ở Mỹ Tho lên đây được 3 tháng. Hiện chưa đi công tác đâu cả.

Cha mẹ kính mến!

Năm qua nhà ta có mạnh khỏe cả không? Kinh tế có gì khó khăn không? Đã nhận được thư của anh Huynh chưa? Bà còn mạnh khỏe nữa không? Anh em nội ngoại có ai đi đâu không? Có khỏe cả không? Các em biên thư cho anh hay với.

Riêng các em gái phải hết sức khắc phục, cố gắng học cho tốt để có nghề mà làm ăn. Các em hiểu nhiều, vì hiện tại vẫn còn chiến tranh, thanh niên hết lớp này đến lớp khác vào lính, còn lại phần lớn là phụ nữ. Các em đến tuổi thì lấy chồng, nhưng phải đảm bảo hạnh phúc lâu dài, đừng làm mất thanh danh gia đình, làm xấu cha mẹ là được rồi.

Thư con viết đã dài, xin dừng tại đây. Lần nữa kính chúc cha mẹ, các em mạnh khỏe, học giỏi, sản xuất giỏi, tiến bộ nhiều. Nhờ gia đình chuyển lời chúc sức khỏe tới tất cả anh em nội ngoại. Trong này con có gặp anh Văn con ông Minh, anh ấy vẫn khỏe và gần ở chỗ con.
Con của cha mẹ

Nguyễn Văn Hanh

Địa chỉ: C2, đoàn 650, Quân khu 8”


Bức ảnh của anh Hanh chụp ở chiến trường, được ông Nghi lưu giữ như một kỷ vật về đồng chí, đồng đội nơi chiến trường miền Nam


Gia đình anh Hanh có 10 anh chị em. Bố là Nguyễn Duy Nguyên (sinh năm 1917, đã mất năm 2005), mẹ là Phan Thị Ái (sinh năm 1925). Anh trai đầu là liệt sỹ Nguyễn Duy Huynh, hy sinh năm 1972, khi anh Hanh còn ở chiến trường. Anh Hanh là con trai thứ 2. Em gái kế anh Hanh là chị Nguyễn Thị Ngại, bị mất vì tai nạn giao thông. Còn lại 7 người con (5 gái, 2 trai) đều đã trưởng thành, hiện nay kinh tế đều ổn định.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, không thấy tin tức gì về anh Hanh, bác Nguyên (bố anh Hanh) đã lần tìm những người trở về từ chiến trường miền Nam để hỏi tin tức về con. Ông may mắn gặp được ông Nguyễn Xuân Nghi ở xóm 1, xã Diễn Minh (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An). Ông Nghi cho biết là từng ở cùng Tiểu đoàn (nhưng khác trung đội) với anh Hanh một thời gian. Sau khi gặp lại 2 đồng đội cùng đơn vị là anh Trần Văn Em (quê Nam Đàn, Nghệ An) và anh Lương Minh Lung (quê ở Vũ Bản, Hà Nam Ninh), ông Nghi có hỏi về anh Hanh thì hay tin: “Anh Hanh đã hy sinh trên đường đi công tác do bị địch phục kích”. Do chiến tranh phải di chuyển liên tục nên những đồng đội của anh Hanh không biết phần mộ của anh Hanh ở đâu.


Năm 1999, anh Nguyễn Duy Thành đã đi tìm hài cốt anh Hanh nhưng tại “Khu căn cứ Đồng Tâm” không có ngôi mộ nào. Sự thật thêm 1 lần chua xót


Bác Nguyên gặp được ông Đường Như Trinh, là bạn học cấp 2 với anh Hanh (người cùng xã Văn Thành) nhưng nhập ngũ sau. Họ gặp nhau trên đường hành quân tại thị trấn Memot, Kampong Cham (Campuchia) và sau đó mỗi người mỗi ngã.

Mãi đến năm 1978 vẫn không thấy anh Hanh trở về, bằng những thông tin góp nhặt được về con mình, bác Nguyên đã gửi thư hỏi Bộ tư lệnh Quân khu 9. Thư và đơn của bác Nguyên gửi đi rất nhiều nhưng cho mãi đến tháng 9 năm 1980, gia đình mới nhận được phúc đáp của Phòng Cán bộ - QK9 do ông Nguyễn Văn Dưỡng ký tên, đóng dấu, không ghi cấp bậc, chức vụ. Nội dung văn bản này ghi:

“Phòng Cán bộ Quân khu 9 có nhận được thư của ông báo có con trai là Nguyễn Duy Hanh đã hy sinh ngày 07/5/1975. Chúng tôi đã kiểm tra toàn bộ danh sách cán bộ hy sinh, từ trần trong chiến tranh chống Mỹ không thấy có Nguyễn Văn Hanh (cũng có thể trong chiến tranh hồ sơ còn thất lạc). Để có đủ yếu tố báo cáo trên xét hoặc truy tìm được dễ dàng, Xin ông vui lòng báo rõ hơn về cái chết của anh Hanh.

Anh Hanh ở hòm thư hoặc đơn vị nào? Lý do chết? Ai báo cho gia đình? Người đó hiện nay ở đâu? Hoặc trước đó anh Hanh ở chung với ai? Ở đơn vị nào của quân khu nào? Hiện nay đồng chí đó ở đâu?”.


Sau nhiều năm chờ đợi, tháng 8/1980 phòng Cán bộ QK9 mới có thư phúc đáp gửi về gia đình anh Hanh


Bác Nguyên tiếp tục cung cấp thông tin về những nhân chứng biết ít nhiều về anh Hanh cho phòng Cán bộ QK9, nhưng không thấy ai về gặp các nhân chứng để xác minh. Thế nhưng, không rõ căn cứ vào đâu, ngày 05/5/1982, thiếu tá Phạm Xuân Phong- Phó Trưởng phòng Cán bộ QK9 đã ký “Giấy báo tử” số 22/PCB9 xác nhận “đồng chí Nguyễn Văn Hanh” là “quân nhân từ trần” trong trường hợp “Dọn về sinh doanh trại xong, dốt rát (đốt rác-PV), ngồi chơi trong nhà bị trái nổ (mìn nổ-PV) trúng chết”. Giấy báo tử ghi: “Thi hài mai táng tại: Khu căn cứ Đồng Tâm, Bình Đức, thị xã Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang”.

Theo thông tin được ghi trong Giấy báo tử, anh Nguyễn Duy Thành (công tác tại phòng Điều tra hình sự- Công an tỉnh Nghệ An) xin nghỉ phép để cùng ông Nghi vào Khu căn cứ Đồng Tâm tìm hài cốt anh Hanh nhưng thật đau xót là không hề có ngôi mộ nào ở đây... (còn nữa)


Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân

Ngày 21/11, tại TP Hà Nội, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới, đồng tổ chức Diễn Đàn: Thực thi Luật Đất đai 2024 và các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân.
2024-11-22 12:05:00
Đang tải...