Rủi ro tăng nếu tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ

2021-04-02 13:16:33 0 Bình luận
Nới lỏng tiền tệ có thể chỉ giúp giảm gánh nặng nợ vay hiện tại cho doanh nghiệp và ngân hàng hơn là mở rộng hơn nữa khoản tín dụng đi vào sản xuất. Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị, cần hết sức thận trọng về quy mô và thời gian kéo dài chính sách, đặc biệt là khi các hoạt động kinh tế sôi động trở lại.

Do tác động từ dịch bệnh khá mạnh nên nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp yếu.

Tại Hội thảo: Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng năm 2021 - Ứng phó và vượt qua đại dịch Covid-19, hướng tới phục hồi và phát triển tổ chức ngày 31/3, các chuyên gia đánh giá, năm 2021 đại dịch covid-19 nhiều khả năng còn diễn biến phức tạp, triển vọng kinh tế thế giới và trong nước còn khó lường. Bởi vậy trong thời gian tới, các nỗ lực chính sách nên tập trung vào việc cắt giảm lãi suất cho vay hơn là lãi suất huy động.

Lãi vay giảm chưa tương xứng 

Theo đánh giá của các chuyên gia, khác với hầu hết các nước trên thế giới, chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 10 năm qua vẫn là đa mục tiêu. Bên cạnh việc kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đôi khi phải gánh thêm mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng thông qua các kênh thúc đẩy, định hướng tín dụng và hỗ trợ lãi suất.

PGS.TS Tô Trung Thành (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) nhận định, một trong những thành công nổi bật của chính sách tiền tệ trước khi dịch Covid-19 xảy ra đó là kiểm soát tốt lạm phát và ổn định được giá trị đồng nội tệ. Chính sách điều hành tỷ giá cũng linh hoạt và đáng tin cậy hơn. Nhờ đó góp phần giữ mục tiêu lạm phát, doanh nghiệp và người dân tin tưởng hơn vào đồng nội tệ.

Đánh giá chính sách tiền tệ ứng phó với đại dịch Covid-19, ông Thành cho rằng NHNN đã kịp thời ban hành hàng loạt quyết định điều chỉnh giảm lãi suất điều hành. Cùng với chính sách tiền tệ hướng tới trọng tâm là cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi suất và hỗ trợ tín dụng với quy mô 250.000 tỷ đồng.

Theo đó, “Những chính sách này đã giúp thanh khoản trên hệ thống luôn trong tình trạng dồi dào và doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn hơn nhờ mặt bằng lãi suất cho vay giảm từ 1 - 2%/năm. Từ đó đã góp phần giúp nền kinh tế tăng trưởng dương trong năm qua”, ông Thành nói.

Dù vậy, các chuyên gia cũng cho rằng, do tác động từ dịch bệnh khá mạnh nên nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp yếu. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay đã giảm so với những năm trước nhưng so với “sức khoẻ” của doanh nghiệp thì vẫn chưa mang lại hiệu quả trong việc kích thích vay vốn cho sản xuất- kinh doanh do hầu hết các doanh nghiệp bị ảnh hưởng cả đầu ra, lẫn đầu vào.

"Chặn" dòng tiền chảy vào bất động sản

Đồng quan điểm, ông Phạm Thế Anh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP) cho rằng, lãi suất cho vay chỉ giảm rất ít so với lãi suất huy động, chưa thực sự kích thích được các doanh nghiệp có nhu cầu vay nợ. Ngoài ra, có không ít doanh nghiệp phàn nàn, đánh giá thấp về mức độ thuận lợi khi tiếp cận thông tin về chính sách tín dụng.

Theo kết quả điều tra của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho thấy, trong số các lý do doanh nghiệp không tiếp nhận được các hỗ trợ, có tới 54,67% doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện; 29,95% doanh nghiệp không biết đến các chính sách hỗ trợ; 14,88% đánh giá quy trình, thủ tục còn phức tạp.

Để tiếp tục hỗ trợ cho nền kinh tế, doanh nghiệp trong năm nay NHNN tiếp tục duy trì mức lãi suất huy động và cho vay thấp. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, rủi ro sẽ gia tăng khi chính sách tiền tệ tiếp tục nới lỏng mạnh.

“Chính sách này chỉ giúp giảm gánh nặng nợ vay hiện tại hơn là mở rộng hơn nữa khoản tín dụng đi vào sản xuất. Vì vậy, một phần dòng vốn có thể đã chuyển sang trú ẩn ở lĩnh vực chứng khoán, trái phiếu và bất động sản”, ông Thế Anh nhận xét.

Theo đó, các chuyên gia cho rằng, để phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam năm 2021, chính sách tiền tệ cần khắc phục những bất cập như: đơn giản hoá điều kiện và thủ tục vay vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp. Ngoài ra, NHNN cũng cần giám sát chặt chẽ dòng tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro, phi sản xuất để đảm bảo cơ cấu tín dụng lành mạnh và an toàn hệ thống trong tương lai.

Khuyến nghị về chính sách ở cấp độ định hướng vĩ mô, PGS.TS. Tô Trung Thành cho rằng chính sách tiền tệ nới lỏng cần hết sức thận trọng về quy mô và thời gian kéo dài, đặc biệt là khi các hoạt động kinh tế sôi động trở lại.

"Từ đầu năm đến nay, mặc dù giá cả tiêu dùng khá ổn định nhưng “bong bóng” giá tài sản là một rủi ro đáng quan ngại khi chính sách tiền tệ được nới lỏng. Giá chứng khoán và bất động sản đều đang tăng bất thường", ông Thành cho biết. 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Khai mạc Triển lãm Tinh hoa Đông y Dược Việt Nam 2025

Ngày 28/4/2025, trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Tập đoàn Đông Y Dược Việt Nam đã tổ chức Triển lãm Tinh hoa Đông y Dược Việt Nam 2025.
2025-04-28 22:52:00

Đến núi Bà Đen tìm bình yên với triển lãm tranh “Về Ngộ”

Nằm trong khuôn khổ sự kiện núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu Vesak 2025 vào ngày 8/5/2025, triển lãm tranh mang chủ đề Phật giáo “Về Ngộ” của hoạ sĩ Hoàng Phong là hành trình tìm kiếm sự an yên trong tâm hồn.
2025-04-28 17:15:30

Festival Tinh hoa Đông Y Dược Việt Nam 2025: Kết nối văn hóa và sức khỏe trong kỷ nguyên mới.

Hà Nội, từ ngày 28/4 đến 4/5/2025, tại khu du lịch giải trí Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội), Triển lãm “Festival Tinh hoa Đông Y Dược Việt Nam 2025” sẽ chính thức diễn ra, quy tụ 117 gian hàng trưng bày với quy mô khoảng 10.000m² và dự kiến thu hút hơn 20.000 lượt khách tham quan. Tôn vinh tinh hoa Y học cổ truyền trong thời đại số.
2025-04-28 16:05:00

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 27/4, tại đường Lê Duẩn, Quận 1, TPHCM đã diễn ra Chương trình tổng duyệt cấp Nhà nước diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
2025-04-27 22:29:29

Ra mắt Trung tâm Báo chí phục vụ lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng ngày 27/4, tại Trụ sở Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) ra mắt Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
2025-04-27 21:42:17

Từ tấm bản đồ má Sáu đến Đại thắng mùa Xuân: Chuyện chưa kể của người trong cuộc

Chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử sẽ mãi mãi là động lực tinh thần to lớn để Việt Nam kiên định, vững bước trên con đường mà Đảng và nhân dân ta đã chọn là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tiếp tục công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng mới.
2025-04-27 17:32:33
Đang tải...