Tài sản ngân hàng 'bốc hơi' gần 140.000 tỷ trong vòng 1 tháng
2019-05-06 08:58:01
0 Bình luận
Trong khi vốn tự có của các NHTM Nhà nước tăng 1,23% lên 271,9 nghìn tỷ thì các NHTM cổ phần giảm 1,82% xuống mức 332 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa cập nhật thêm một số chỉ tiêu cơ bản của hệ thống các TCTD đến cuối tháng 2/2019.
Theo đó, đến cuối tháng 2/2019, tổng tài sản toàn hệ thống TCTD đạt 10.987.958 tỷ đồng, giảm 0,69% tương đương với giảm 76.281 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2018.
So với 1 tháng trước đó tức là hồi cuối tháng 1, tổng tài sản của hệ thống đã sụt giảm tới 139.387 tỷ đồng.
Trong đó, tổng tài sản của 7 NHTM Nhà nước đạt 4,8 triệu tỷ, chiếm tới 43,9% cả hệ thống. Các NHTM Cổ phần có tổng tài sản đạt 4,5 tỷ, giảm 1,01% so với đầu năm. Các công ty tài chính, cho thuê cũng sụt giảm 0,32% xuống mức 167.280 tỷ đồng.
Cuối tháng 2, vốn tự có của toàn hệ thống là 805.688 tỷ đồng, giảm nhẹ 0,06% so với đầu năm.
Trong khi vốn tự có của các NHTM Nhà nước tăng 1,23% lên 271,9 nghìn tỷ thì các NHTM cổ phần giảm 1,82% xuống mức 332 tỷ đồng.
Vốn điều lệ của các ngân hàng cổ phần không thay đổi trong 2 tháng đầu năm, vẫn ở mức 267,2 nghìn tỷ. Trong khi đó, vốn điều lệ của các NHTM Nhà nước tăng nhẹ 0,75% đạt 149 nghìn tỷ.
Cuối tháng 2, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của cả hệ thống là 11,8%, cải thiện so với mức 11,57% cuối tháng 1, tuy nhiên vẫn thấp hơn khá nhiều so với mức 12,47% thời điểm đầu năm.
Các NHTM Nhà nước vẫn tiếp tục là khối có CAR thấp nhất, chỉ 9,42%. CAR cao nhất là ở các ngân hàng liên doanh, nước ngoài, đạt 24,67%. CAR của khối NHTM Cổ phần là 10,76%.
Trên thực tế, việc vốn tự có hay tổng tài sản của các TCTD sụt giảm trong những tháng đầu năm cũng không phải chuyện hiếm. Trong 2 tháng đầu năm 2018, tổng tài sản của các ngân hàng cũng từng "bốc hơi" gần 70 nghìn tỷ. Nguyên nhân nhiều khả năng là do yếu tố mùa vụ khi kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán rơi đúng vào tháng 2 khiến dư nợ cho vay sụt giảm mạnh.
Năm 2018, tổng tài sản có toàn hệ thống đã đạt 11,06 triệu tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng 11 và tăng 10,62% so với mức đạt được hồi cuối năm 2017.
Trong đó, tổng tài sản có của khối NHTM Nhà nước (gồm AgriBank, VietinBank, Vietcombank, BIDV, Ngân hàng Xây dựng, Dầu khí Toàn cầu, ngân hàng Đại Dương) dù vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (43,95%), đạt gần 4,9 triệu tỷ đồng nhưng có mức tăng trưởng chậm nhất trong các nhóm, với mức tăng 6,42% so với cuối năm trước.
Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần có tổng tài sản có tăng 13,07%, lên mức gần 4,6 triệu tỷ đồng trong khi tại nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài cũng ghi nhận tài sản có tăng tới 19,12%, lên 1,1 triệu tỷ đồng.
Vốn tự có của toàn hệ thống cũng tiếp tục tăng nhẹ trong tháng 12. Cụ thể, đến cuối tháng 12, vốn tự có của toàn hệ thống đạt hơn 806,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng 11 và tăng 12,89% so với cuối năm 2017.
Theo đó, đến cuối tháng 2/2019, tổng tài sản toàn hệ thống TCTD đạt 10.987.958 tỷ đồng, giảm 0,69% tương đương với giảm 76.281 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2018.
So với 1 tháng trước đó tức là hồi cuối tháng 1, tổng tài sản của hệ thống đã sụt giảm tới 139.387 tỷ đồng.
Trong đó, tổng tài sản của 7 NHTM Nhà nước đạt 4,8 triệu tỷ, chiếm tới 43,9% cả hệ thống. Các NHTM Cổ phần có tổng tài sản đạt 4,5 tỷ, giảm 1,01% so với đầu năm. Các công ty tài chính, cho thuê cũng sụt giảm 0,32% xuống mức 167.280 tỷ đồng.
Cuối tháng 2, vốn tự có của toàn hệ thống là 805.688 tỷ đồng, giảm nhẹ 0,06% so với đầu năm.
Trong khi vốn tự có của các NHTM Nhà nước tăng 1,23% lên 271,9 nghìn tỷ thì các NHTM cổ phần giảm 1,82% xuống mức 332 tỷ đồng.
Vốn điều lệ của các ngân hàng cổ phần không thay đổi trong 2 tháng đầu năm, vẫn ở mức 267,2 nghìn tỷ. Trong khi đó, vốn điều lệ của các NHTM Nhà nước tăng nhẹ 0,75% đạt 149 nghìn tỷ.
Cuối tháng 2, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của cả hệ thống là 11,8%, cải thiện so với mức 11,57% cuối tháng 1, tuy nhiên vẫn thấp hơn khá nhiều so với mức 12,47% thời điểm đầu năm.
Các NHTM Nhà nước vẫn tiếp tục là khối có CAR thấp nhất, chỉ 9,42%. CAR cao nhất là ở các ngân hàng liên doanh, nước ngoài, đạt 24,67%. CAR của khối NHTM Cổ phần là 10,76%.
Trên thực tế, việc vốn tự có hay tổng tài sản của các TCTD sụt giảm trong những tháng đầu năm cũng không phải chuyện hiếm. Trong 2 tháng đầu năm 2018, tổng tài sản của các ngân hàng cũng từng "bốc hơi" gần 70 nghìn tỷ. Nguyên nhân nhiều khả năng là do yếu tố mùa vụ khi kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán rơi đúng vào tháng 2 khiến dư nợ cho vay sụt giảm mạnh.
Năm 2018, tổng tài sản có toàn hệ thống đã đạt 11,06 triệu tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng 11 và tăng 10,62% so với mức đạt được hồi cuối năm 2017.
Trong đó, tổng tài sản có của khối NHTM Nhà nước (gồm AgriBank, VietinBank, Vietcombank, BIDV, Ngân hàng Xây dựng, Dầu khí Toàn cầu, ngân hàng Đại Dương) dù vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (43,95%), đạt gần 4,9 triệu tỷ đồng nhưng có mức tăng trưởng chậm nhất trong các nhóm, với mức tăng 6,42% so với cuối năm trước.
Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần có tổng tài sản có tăng 13,07%, lên mức gần 4,6 triệu tỷ đồng trong khi tại nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài cũng ghi nhận tài sản có tăng tới 19,12%, lên 1,1 triệu tỷ đồng.
Vốn tự có của toàn hệ thống cũng tiếp tục tăng nhẹ trong tháng 12. Cụ thể, đến cuối tháng 12, vốn tự có của toàn hệ thống đạt hơn 806,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng 11 và tăng 12,89% so với cuối năm 2017.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Linh Nhi/ANTT