Thanh niên khuyết tật chân, mở xưởng chổi đót thu về hơn trăm triệu đồng/năm

2022-04-14 17:20:28 0 Bình luận
Phiêu bạt hơn 10 tỉnh thành để tìm việc làm, anh Lê Văn Thạch (38 tuổi), ở xã Đoàn Kết, TP.Kon Tum (Kon Tum) cuối cùng cũng tìm được "bến đỗ", ổn định với xưởng chổi đót và giúp đỡ người cùng cảnh.

Anh Lê Văn Thạch (38 tuổi) bị sốt bại liệt, đôi chân teo tóp từ năm 2 tuổi.  Học hết THCS, anh Thạch đành nghỉ học vì con đường đến trường THPT dài hơn 10 cây số, trở nên quá sức với đôi chân tật nguyền…

Ước mơ cháy bỏng được ngắm nhìn cuộc sống đó đây, anh đi làm đủ việc để kiếm tiền. Cứ có tiền, anh lại nhảy việc. Sau hơn 10 năm  lang thang hơn 10 tỉnh và trải qua đủ thứ nghề từ bán vé số, công nhân may mặc đến thợ cơ khí…, anh Thạch quyết định trở về quê nhà…

Tại quê nhà, anh Thạch gặp một người bạn cùng cảnh ngộ đang làm nghề bện chổi. Thấy tò mò nên anh Thạch xin theo học nghề. Cũng từ đây anh chuyển hẳn sang nghề bện chổi.

Anh Thạch mở xưởng sản xuất chổi đót, đào tạo người cùng cảnh ngộ (Ảnh: Thanh niên)

Đầu năm 2016, TP.Kon Tum triển khai dự án “Hòa nhập người khuyết tật trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai và đa dạng hóa thu nhập” nhằm hướng dẫn, gợi mở định hướng làm kinh tế phù hợp thực tế và nhu cầu của người khuyết tật. Anh Thạch hứng khởi đăng ký tham gia, và thành lập nhóm “Tự lực” sản xuất chổi đót và vận động thêm 13 người cùng cảnh ngộ tham gia dự án.

Năm 2021, cả nhóm thực hiện đơn đặt hàng làm 5.000 cây chổi cho một đơn vị tại TP.HCM. Anh Thạch rất vui mừng khi nghĩ đến cảnh cả nhóm sẽ có thu nhập tốt hơn, đủ trang trải cuộc sống vơi đơn hàng khủng này. Tuy nhiên, do dịch bệnh phức tạp khiến giao thông đi lại khó khăn, đơn hàng tồn kho chẳng thể gửi đi.

“Thời điểm đó tui nghĩ lung lắm, phải làm sao để trả lương cho anh em. Vậy rồi tui đánh liều đến gặp Thành đoàn Kon Tum nhờ giúp đỡ. Vài ngày sau Thành đoàn đã huy động các đơn vị giải cứu chổi đót cho anh em”, anh Thạch nhớ lại.

Được biết, nhóm của anh Thạch có tấtt cả 13 người, trong đó có  1 người khiếm thị, 1 người khiếm thính, 3 người khuyết tật thần kinh, còn lại là người khuyết tật vận động. Hơn một nửa số thành viên là gia đình thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Sau nhiều năm hoạt động, nhóm “Tự lực” làm được khoảng 10.000 cây chổi/năm. Với giá bán hiện tại khoảng 35.000 - 60.000 đồng/cây, trừ đi chi phí sản xuất, doanh thu của nhóm đạt từ 150 - 250 triệu đồng/năm...

Tương tự anh Thạch, anh  Lường Văn Hiếu (SN 1987, dân tộc Tày) sinh ra trong gia đình nghèo ở huyện miền núi Đà Bắc, Hòa Bình. Năm 2011, anh phát hiện mắc bệnh lao xương, không có điều kiện chữa trị. Từ một thanh niên khỏe mạnh bình thường, anh trở thành người khuyết tật ở chân, vận động khó khăn, không thể đi xe đạp, xe máy.

Sau khi bị bệnh, anh đã đến Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp người khuyết tật Long Thành (TP Hòa Bình) học nghề may công nghiệp.Trong quá trình học nghề, anh đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức, từ việc làm quen kiến thức, kỹ thuật cắt, may... đến chuyện đạp máy may. Phải mất hơn ba năm, anh mới có thể sử dụng thành thạo máy may.

Đến nay, anh Hiếu đã vững tay nghề, có việc làm ổn định. Trong vai trò một kỹ thuật viên của xưởng, anh hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức đến các bạn thanh niên khuyết tật, kém may mắn khác. 
 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 sẽ diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh

Chiều 22/4, tại Hà Nội, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu về Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 6 đến 8/5 với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”.
2025-04-22 21:54:23

Một lá cờ trong ly cà phê và thông điệp lặng lẽ về lòng yêu nước

Giữa những dòng trạng thái nhạt nhòa lòng biết ơn, tinh thần dân tộc lại bừng lên từ một ly cà phê – được pha bằng cả trái tim...
2025-04-22 14:35:39

Phú Quốc đang hình thành “siêu đô thị” trong tương lai thế nào?

Hệ thống công trình phục vụ APEC 2027 được đầu tư tại Phú Quốc, dự báo sẽ tạo nên diện mạo mới cho Phú Quốc, đô thị biển đảo mang tầm cỡ thời đại, một trung tâm phát triển mang giá trị toàn cầu.
2025-04-22 10:31:38

SHB được Fitch xếp hạng tín nhiệm “BB-“ với triển vọng ổn định

Fitch Ratings lần đầu công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm quốc tế với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB). Theo đó, SHB được Fitch xếp hạng phát hành nợ dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ (Long-Term Issuer Default Ratings – IDRs) ở mức “BB–”, với triển vọng xếp hạng ổn định, thuộc nhóm đầu ngành ngân hàng.
2025-04-22 10:26:06

OMODA & JAECOO kỷ niệm 2 năm: Hành trình thần tốc chạm mốc 500.000 khách hàng toàn cầu

Chỉ sau hai năm kể từ ngày chính thức ra mắt, thương hiệu xe ô tô OMODA & JAECOO đã thiết lập một cột mốc ấn tượng khi đạt được 500.000 khách hàng trên toàn thế giới. Sự kiện đánh dấu một bước tiến vượt bậc trong ngành công nghiệp ô tô và khẳng định vị thế của OMODA & JAECOO như một trong những thương hiệu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất hiện nay.
2025-04-22 10:18:53

Xe điện giúp ích cho người khuyết tật tại Expo 2025

Tại expo 2025, Honda đã giới thiệu xe điện rảnh tay, xe điện giúp ích cho người bị liệt thân dưới có thể di chuyển dễ dàng
2025-04-22 09:31:58
Đang tải...