Thí điểm dạy tiếng Nhật, Hàn, Pháp: Chúng ta học để làm gì?
2016-09-20 14:34:09
0 Bình luận
“Học sinh Việt Nam sang Pháp, Hàn... đều chọn chương trình đào tạo bằng tiếng Anh. Các trường ĐH tuyển học sinh thì điều kiện cũng là các chứng chỉ bằng tiếng Anh.Vậy chúng ta học tiếng Pháp, Hàn, Trung...để làm gì???”, thầy Đỗ Minh Trung cho biết.
Bộ GD&ĐT đã xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung Quốc từ lớp 3 tới lớp 12 theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam để làm cơ sở biên soạn, lựa chọn sách giáo khoa và học liệu phục vụ dạy và học trong trường phổ thông.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến triển khai giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025 đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 do Bộ GD&ĐT tổ chức vừa qua.
Năm học 2016-2017, Bộ đã cho thí điểm dạy tiếng Nhật từ lớp 3 tiểu học tại 5 trường ở Hà Nội và TP HCM.
Tiếng Hàn, tiếng Pháp được thí điểm giảng dạy như ngoại ngữ thứ hai.
Năm học này, tiếng Hàn được thí điểm ở lớp 6 và lớp 10 tại một số trường có nguyện vọng ở Hà Nội và TP HCM.
Đối với tiếng Pháp, điều chỉnh, đổi mới chương trình song ngữ tiếng Pháp từ cấp tiểu học đến THPT theo hướng tinh giản và hiện đại hóa.
Thông tin Bộ GD&ĐT sẽ thí điểm chương trình giảng dạy tiếng Nga, tiếng Trung Quốc như ngoại ngữ thứ nhất và sẽ thí điểm từ lớp 3 đã khiến khá nhiều phụ huynh hoang mang, lo lắng.
Chị Hoàng Bích Ngọc (phụ huynh có con học tại trường Tiểu học Khương Thượng – một trong những trường được chọn thí điểm dạy tiếng Nhật từ lớp 3) cho hay: “Cháu lớn nhà tôi học lớp 7 tại THCS Khương Thượng, từ bé cháu chỉ học tiếng Anh.
Ngoài học ở lớp, tôi còn cho con đi học thêm ở trung tâm ngoại ngữ, rồi học thêm nhà cô. Tính trung bình mỗi tuần con học 5 buổi học thêm tiếng Anh. Vậy mà cho tới giờ con nói cũng chẳng được mà viết câu cú cũng “không ra hồn”, cứ học trước lại quên sau.
Cháu thứ hai hiện đang học tại tiểu học Khương Thượng, trước đó tôi cũng cho con đi học thêm tiếng Anh ở trung tâm. Tiếng Anh các cháu còn học chưa đâu vào đâu, giờ lại thí điểm tiếng Nhật tại tiểu học và cấp 2 có tiếng Hàn, tiếng Pháp nữa thì không hiểu các cháu học hành làm sao.
Thiết nghĩ, hãy để các cháu thành thạo một thứ tiếng thay vì mỗi loại tiếng biết một chút và sau này sẽ không làm được việc gì. Xin đừng biến các cháu thành những “con chuột bạch”.
Đồng tình với quan điểm trên, cô Tạ Minh Anh – nguyên giảng viên khoa Tiếng Anh trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho hay: “Thực ra, trong quá trình còn đứng lớp trên giảng đường tôi nhận ra năng lực học tiếng Anh của các giáo viên tương lai còn kém.
Các sinh viên còn mải chơi thay vì tìm tài liệu luyện tập và nghiên cứu. Đó là một trong những lý do mà khả năng nói tiếng Anh của học sinh Việt Nam còn kém. Điều đó được thể hiện rất rõ trong phổ điểm môn ngoại ngữ trong kỳ thi THPT quốc gia 2016.
Xin hỏi, hiện nay tại nhiều địa phương giáo viên tiếng Anh còn chưa đạt chuẩn thì làm sao mà thí điểm các ngoại ngữ khác? Đành rằng học thêm các ngoại ngữ khác để bắt kịp với hội nhập kinh tế thế giới nhưng chúng ta cũng cần cần xem lại trình độ, năng lực của giáo viên ở nhiều địa phương.
Cái thời “hoàng kim” của tiếng Nga ở những năm 90 về trước đã vĩnh viễn chỉ là “ký ức huy hoàng”, bao nhiêu người theo học rồi khổ sở, ra trường không biết đi đâu về đâu. Chẳng lẽ bây giờ chúng ta lại đi theo vết xe đổ ấy ư?
Học một ngoại ngữ là tiếng Anh chúng ta còn đang kém như vậy thì liệu thí điểm các ngoại ngữ khá như tiếng Hàn, Pháp, Trung liệu có hiệu quả? Thêm nữa, chúng ta có đảm bảo được đội ngũ giáo viên thực sự có năng lực để dạy thí điểm không? Rồi tương lai các cháu sẽ ra sao khi mang trong mình “thập cẩm các loại ngoại ngữ”?”.
Cũng liên quan đến vấn đề này, thầy Đỗ Minh Trung – giáo viên tiếng Anh nổi tiếng trên địa bàn Hà Nội bức xúc: “Tôi cho rằng đây là ý kiến thiếu tính thực tế, ngay như các nước châu Âu (Tiệp, Hà Lan, Đức...) cũng vẫn đang duy trì tiếng Anh là ngôn ngữ gần như chính, bắt buộc ở các trường cấp tiểu học, THCS và THPT.
Chúng ta cần phải xác định học Ngoại ngữ để giải trí, chơi, học cho vui hay học để sau này các em học sinh ra đời áp dụng?
Nếu xác định rõ mục tiêu thì chúng ta biết rằng chỉ có tiếng Anh mới là ngôn ngữ được áp dụng nhiều nhất. Nếu dạy thí điểm các tiếng trên thì Bộ GD&ĐT có đảm bảo đủ công việc sử dụng ngôn ngữ mà các em ấy đã học không?
Đề nghị Bộ GD&ĐT cần làm cuộc khảo sát hiện có bao nhiêu công ty của nước ngoài tại Việt Nam sử dụng những ngôn ngữ trên (mà không phải là tiếng Anh). Hãy tham khảo các nước hiện mà Bộ đang có đề án thí điểm dạy, xem tiếng Anh có phải là ngoại ngữ bắt buộc trong chương trình phổ thông của họ không (có thể trừ Trung Quốc)?.
Các nước trên thế giới hiện nay đang tiến tới toàn cầu hoá và tiếng Anh đang là ngôn ngữ chính. Ngay cả học sinh Việt Nam hiện nay Pháp, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc họ cũng chọn chương trình đào tạo bằng tiếng Anh và quan trọng là đất nước họ hoàn toàn ủng hộ.
Ngoài ra, cái vô cùng quan trọng nữa là hầu hết các trường ĐH tuyển du học sinh thì điều kiện cần và đủ hiện nay là các chứng chỉ bằng tiếng Anh. Vậy chúng ta học thêm mấy thứ tiếng như: Pháp, Hàn, Trung... để làm gì???
Nếu cần thiết hiện nay ở các tỉnh thành đều có trường chuyên, trong các trường chuyên hiện vẫn đang có các lớp ngôn ngữ trên. Vì vậy, nếu em nào có mong muốn, ý định học các ngôn ngữ đó các em có thể thi tuyển vào các trường này để học”.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến triển khai giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025 đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 do Bộ GD&ĐT tổ chức vừa qua.
Năm học 2016-2017, Bộ đã cho thí điểm dạy tiếng Nhật từ lớp 3 tiểu học tại 5 trường ở Hà Nội và TP HCM.
Tiếng Hàn, tiếng Pháp được thí điểm giảng dạy như ngoại ngữ thứ hai.
Năm học này, tiếng Hàn được thí điểm ở lớp 6 và lớp 10 tại một số trường có nguyện vọng ở Hà Nội và TP HCM.
Đối với tiếng Pháp, điều chỉnh, đổi mới chương trình song ngữ tiếng Pháp từ cấp tiểu học đến THPT theo hướng tinh giản và hiện đại hóa.
Thông tin Bộ GD&ĐT sẽ thí điểm chương trình giảng dạy tiếng Nga, tiếng Trung Quốc như ngoại ngữ thứ nhất và sẽ thí điểm từ lớp 3 đã khiến khá nhiều phụ huynh hoang mang, lo lắng.
Chị Hoàng Bích Ngọc (phụ huynh có con học tại trường Tiểu học Khương Thượng – một trong những trường được chọn thí điểm dạy tiếng Nhật từ lớp 3) cho hay: “Cháu lớn nhà tôi học lớp 7 tại THCS Khương Thượng, từ bé cháu chỉ học tiếng Anh.
Ngoài học ở lớp, tôi còn cho con đi học thêm ở trung tâm ngoại ngữ, rồi học thêm nhà cô. Tính trung bình mỗi tuần con học 5 buổi học thêm tiếng Anh. Vậy mà cho tới giờ con nói cũng chẳng được mà viết câu cú cũng “không ra hồn”, cứ học trước lại quên sau.
Cháu thứ hai hiện đang học tại tiểu học Khương Thượng, trước đó tôi cũng cho con đi học thêm tiếng Anh ở trung tâm. Tiếng Anh các cháu còn học chưa đâu vào đâu, giờ lại thí điểm tiếng Nhật tại tiểu học và cấp 2 có tiếng Hàn, tiếng Pháp nữa thì không hiểu các cháu học hành làm sao.
Thiết nghĩ, hãy để các cháu thành thạo một thứ tiếng thay vì mỗi loại tiếng biết một chút và sau này sẽ không làm được việc gì. Xin đừng biến các cháu thành những “con chuột bạch”.
Đồng tình với quan điểm trên, cô Tạ Minh Anh – nguyên giảng viên khoa Tiếng Anh trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho hay: “Thực ra, trong quá trình còn đứng lớp trên giảng đường tôi nhận ra năng lực học tiếng Anh của các giáo viên tương lai còn kém.
Các sinh viên còn mải chơi thay vì tìm tài liệu luyện tập và nghiên cứu. Đó là một trong những lý do mà khả năng nói tiếng Anh của học sinh Việt Nam còn kém. Điều đó được thể hiện rất rõ trong phổ điểm môn ngoại ngữ trong kỳ thi THPT quốc gia 2016.
Xin hỏi, hiện nay tại nhiều địa phương giáo viên tiếng Anh còn chưa đạt chuẩn thì làm sao mà thí điểm các ngoại ngữ khác? Đành rằng học thêm các ngoại ngữ khác để bắt kịp với hội nhập kinh tế thế giới nhưng chúng ta cũng cần cần xem lại trình độ, năng lực của giáo viên ở nhiều địa phương.
Cái thời “hoàng kim” của tiếng Nga ở những năm 90 về trước đã vĩnh viễn chỉ là “ký ức huy hoàng”, bao nhiêu người theo học rồi khổ sở, ra trường không biết đi đâu về đâu. Chẳng lẽ bây giờ chúng ta lại đi theo vết xe đổ ấy ư?
Học một ngoại ngữ là tiếng Anh chúng ta còn đang kém như vậy thì liệu thí điểm các ngoại ngữ khá như tiếng Hàn, Pháp, Trung liệu có hiệu quả? Thêm nữa, chúng ta có đảm bảo được đội ngũ giáo viên thực sự có năng lực để dạy thí điểm không? Rồi tương lai các cháu sẽ ra sao khi mang trong mình “thập cẩm các loại ngoại ngữ”?”.
Cũng liên quan đến vấn đề này, thầy Đỗ Minh Trung – giáo viên tiếng Anh nổi tiếng trên địa bàn Hà Nội bức xúc: “Tôi cho rằng đây là ý kiến thiếu tính thực tế, ngay như các nước châu Âu (Tiệp, Hà Lan, Đức...) cũng vẫn đang duy trì tiếng Anh là ngôn ngữ gần như chính, bắt buộc ở các trường cấp tiểu học, THCS và THPT.
Chúng ta cần phải xác định học Ngoại ngữ để giải trí, chơi, học cho vui hay học để sau này các em học sinh ra đời áp dụng?
Nếu xác định rõ mục tiêu thì chúng ta biết rằng chỉ có tiếng Anh mới là ngôn ngữ được áp dụng nhiều nhất. Nếu dạy thí điểm các tiếng trên thì Bộ GD&ĐT có đảm bảo đủ công việc sử dụng ngôn ngữ mà các em ấy đã học không?
Đề nghị Bộ GD&ĐT cần làm cuộc khảo sát hiện có bao nhiêu công ty của nước ngoài tại Việt Nam sử dụng những ngôn ngữ trên (mà không phải là tiếng Anh). Hãy tham khảo các nước hiện mà Bộ đang có đề án thí điểm dạy, xem tiếng Anh có phải là ngoại ngữ bắt buộc trong chương trình phổ thông của họ không (có thể trừ Trung Quốc)?.
Các nước trên thế giới hiện nay đang tiến tới toàn cầu hoá và tiếng Anh đang là ngôn ngữ chính. Ngay cả học sinh Việt Nam hiện nay Pháp, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc họ cũng chọn chương trình đào tạo bằng tiếng Anh và quan trọng là đất nước họ hoàn toàn ủng hộ.
Ngoài ra, cái vô cùng quan trọng nữa là hầu hết các trường ĐH tuyển du học sinh thì điều kiện cần và đủ hiện nay là các chứng chỉ bằng tiếng Anh. Vậy chúng ta học thêm mấy thứ tiếng như: Pháp, Hàn, Trung... để làm gì???
Nếu cần thiết hiện nay ở các tỉnh thành đều có trường chuyên, trong các trường chuyên hiện vẫn đang có các lớp ngôn ngữ trên. Vì vậy, nếu em nào có mong muốn, ý định học các ngôn ngữ đó các em có thể thi tuyển vào các trường này để học”.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Infonet.vn