Thí nghiệm bàn tay bốc cháy khiến học sinh thích thú
2016-03-28 10:16:32
0 Bình luận
Thầy giáo bắt đầu đếm ngược và bấm dụng cụ tạo tia lửa. Bàn tay của nam sinh bùng cháy như ngọn đuốc trước ánh mắt kinh ngạc và tiếng trầm trồ của học sinh trong lớp.
Với mong muốn học sinh dành hết tâm trí cho bài giảng về lửa, một giáo viên người Mỹ (Daily Mail không nêu tên) tiến hành thí nghiệm hóa học ấn tượng.
Theo hướng dẫn của thầy giáo, học sinh Steven Takata nhúng tay vào bình bong bóng xà phòng có chứa khí methane và giữ lại một lượng xà phòng trong lòng bàn tay.
Một số người khuyến khích giáo viên làm những thí nghiệm tương tự, trong khi số khác bày tỏ sự quan ngại về độ an toàn của thí nghiệm. Ảnh: Daily Mail.
Sau đó, thầy bắt đầu đếm ngược và bấm dụng cụ tạo tia lửa. Bàn tay của "chuột bạch" bùng cháy như ngọn đuốc trước ánh mắt kinh ngạc, tiếng trầm trồ thích thú và tiếng vỗ tay của tất cả học sinh. Toàn bộ quá trình thực hiện thí nghiệm diễn ra an toàn.
Clip về thí nghiệm do cha của Steven tải lên trang web cá nhân hiện thu hút hơn 43.000 hits (lượt truy cập). Không ít dân mạng gửi lời khen ngợi tới thầy giáo trong clip.
Trên Daily Mail, nickname Doug viết: "Tôi đánh giá cao người thầy này vì đã làm bài học thú vị. Học sinh có thể thực hiện và ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Với các môn khoa học, học sinh cần được trải nghiệm càng nhiều càng tốt, chứ không dừng lại ở thuộc công thức để vượt qua bài kiểm tra. Nếu muốn góp phần vào thành công của học sinh, trường học cần có nhiều giáo viên như thầy này".
Một người dùng mạng viết: "Đó là cách để trẻ em yêu thích các bộ môn khoa học hơn".
Tuy nhiên, một số người không khỏi lo ngại về mức độ an toàn của thí nghiệm. Người có nickname Kaytow lên tiếng: "Đừng làm thử thí nghiệm này tại nhà nhé, các bạn nhỏ!".
"Thật nguy hiểm! Giáo viên hóa học tại trường cũ của tôi từng bị bỏng, cháy lông mày vì muốn thể hiện với lớp học về pháo hoa do ông tự chế" - Bill, một người khác, hồi tưởng.
Theo Daily Mail, methane là loại khí tự nhiên, rất dễ cháy khi gặp tia lửa. Nó thường được giáo viên sử dụng để làm thí nghiệm trong các giờ hóa học.
Theo hướng dẫn của thầy giáo, học sinh Steven Takata nhúng tay vào bình bong bóng xà phòng có chứa khí methane và giữ lại một lượng xà phòng trong lòng bàn tay.
Một số người khuyến khích giáo viên làm những thí nghiệm tương tự, trong khi số khác bày tỏ sự quan ngại về độ an toàn của thí nghiệm. Ảnh: Daily Mail.
Sau đó, thầy bắt đầu đếm ngược và bấm dụng cụ tạo tia lửa. Bàn tay của "chuột bạch" bùng cháy như ngọn đuốc trước ánh mắt kinh ngạc, tiếng trầm trồ thích thú và tiếng vỗ tay của tất cả học sinh. Toàn bộ quá trình thực hiện thí nghiệm diễn ra an toàn.
Clip về thí nghiệm do cha của Steven tải lên trang web cá nhân hiện thu hút hơn 43.000 hits (lượt truy cập). Không ít dân mạng gửi lời khen ngợi tới thầy giáo trong clip.
Trên Daily Mail, nickname Doug viết: "Tôi đánh giá cao người thầy này vì đã làm bài học thú vị. Học sinh có thể thực hiện và ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Với các môn khoa học, học sinh cần được trải nghiệm càng nhiều càng tốt, chứ không dừng lại ở thuộc công thức để vượt qua bài kiểm tra. Nếu muốn góp phần vào thành công của học sinh, trường học cần có nhiều giáo viên như thầy này".
Một người dùng mạng viết: "Đó là cách để trẻ em yêu thích các bộ môn khoa học hơn".
Tuy nhiên, một số người không khỏi lo ngại về mức độ an toàn của thí nghiệm. Người có nickname Kaytow lên tiếng: "Đừng làm thử thí nghiệm này tại nhà nhé, các bạn nhỏ!".
"Thật nguy hiểm! Giáo viên hóa học tại trường cũ của tôi từng bị bỏng, cháy lông mày vì muốn thể hiện với lớp học về pháo hoa do ông tự chế" - Bill, một người khác, hồi tưởng.
Theo Daily Mail, methane là loại khí tự nhiên, rất dễ cháy khi gặp tia lửa. Nó thường được giáo viên sử dụng để làm thí nghiệm trong các giờ hóa học.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Infonet.vn