Thời gian làm việc của thương binh có giống người lao động bình thường?

2020-02-07 14:05:00 0 Bình luận
Tôi là thương binh hạng ¾ với tỷ lệ thương tật trên 40%, tôi có ký hợp đồng làm việc cho một công ty vận tải tại TPHCM theo Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Từ khi ký hợp đồng đến nay, Công ty đã yêu cầu tôi phải làm việc 8 giờ/ngày theo đúng thời gian làm việc được ký kết tại Hợp đồng lao động, và thực tế tôi đã tuân thủ làm việc 8 giờ/ngày. Xin hỏi việc Công ty buộc người lao động là người tàn tật, thương binh làm việc 8 giờ/ngày như đối với lao động bình thương có đúng không? Tôi phải làm gì để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình nếu Công ty làm trái luật? (Nguyễn Hữu Toại, Cam Lộ, Quảng Trị)

Nội dung này được Luật sư Phạm Phùng Trọng Nghĩa - Công ty Luật hợp danh FDVN tư vấn như sau:

Trả lời: Theo quy định của pháp luật lao động, trường hợp bạn là thương binh (có giấy chứng nhận thương binh theo quy định) thì khi làm việc cho doanh nghiệp, ngoài các quyền lợi, nghĩa vụ theo quy định chung áp dụng đối với mọi đối tượng người lao động, bạn còn được hưởng các chính sách, quyền lợi dành riêng cho đối tượng là lao động là người tàn tật được quy định tại Mục III Bộ luật lao động (BLLĐ) và các văn bản liên quan.

Khoản 4 Điều 125 BLLĐ quy định thời giờ làm việc của người tàn tật không được quá bảy giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần. Theo đó, Công ty của bạn ký hợp đồng lao động với nội dung và yêu cầu thời gian làm việc đối với bạn 8 giờ/ngày là không đúng quy định của pháp luật.

Căn cứ khoản 2, 3 Điều 29 BLLĐ thì trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn mức được quy định trong pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đang áp dụng trong doanh nghiệp hoặc hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó phải được sửa đổi, bổ sung...Thanh tra lao động hướng dẫn và yêu cầu các bên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Nếu các bên không sửa đổi, bổ sung thì Thanh tra lao động có quyền buộc huỷ bỏ các nội dung đó; quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, theo Điều 11 Nghị định của Chính phủ số 47/2010/NĐ - CP ngày 6.5.2010 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động, người sử dụng lao động nếu có hành vi vi phạm buộc làm việc quá 7 giờ trong một ngày hoặc 42 giờ trong một tuần đối với lao động là người tàn tật sẽ bị phạt tiền và phải thực hiện biện pháp khắc phục là phải bố trí thời gian nghỉ bù cho người lao động. Mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 20.000.000 đồng tương ứng với số lượng người lao động bị vi phạm.

Từ những quy định chúng tôi đã viện dẫn trên, bạn có thể yêu cầu Công ty thực hiện đúng các quy định của pháp luật lao động dành cho người tàn tật để bảo đảm quyền lợi cho bạn. Trường hợp Công ty không thực hiện, bạn có thể yêu cầu Cơ quan lao động có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Toà án để yêu cầu can thiệp giải quyết.

Luật sư Phạm Phùng Trọng Nghĩa

(Công ty Luật hợp danh FDVN, 193 Nguyễn Tri Phương, TP Đà Nẵng www.fdvn.vn)

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15

Văn bản Phúc đáp của Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc Phòng

Ngày 30/7/2024, Tạp chí điện tử Hòa nhập nhận được Đơn đề nghị ghi ngày 23/7/2024 của cựu chiến binh (CCB) Trương Công Ninh (Sinh năm 1954), đối tượng hưởng trợ cấp chất độc hóa học dioxin; hiện đang ngụ tại số nhà 18 đường Trương Đăng Quỹ, tổ dân phố Đông Trung, thị trấn Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
2024-09-18 18:57:28
Đang tải...