Thưởng thức đặc sản cá mùa lũ

2017-10-05 09:54:13 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), hằng năm mùa lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về ăm ắp phù sa. Theo dòng chảy của mùa lũ, những chú cá đủ loại đi tìm nơi cư trú. Từ cá rô, trê, lóc, tra, mè, chép… nhưng đặc biệt phải kể đến cá linh. Lũ đã ban tặng cho vùng ĐBSCL nguồn thủy sản vô tận của thiên nhiên hào phóng. Bầy cá tha hồ mừng nước về đồng.

Bông điên điển - đặc sản mùa nước nổi


Không rõ gốc gác con cá linh sinh ra ở đâu, chỉ biết chúng trú ngụ nhiều ở Biển Hồ hạ lưu sông Cửu Long. Cá linh thuộc họ cá trắng, thân nhỏ, vẩy nhuyễn, mềm, trên lưng màu xanh lơ, bụng màu trắng, vây màu vàng úa. Tùy theo hình dáng, cá linh còn có tên riêng như linh rìa, linh ống, linh cám…

Vào mùa lũ, những người dân lao động thường tận dụng thời cơ khai thác nguồn thủy sản do thiên nhiên ưu đãi này. Cá linh đã trở thành thực phẩm tươi, nhờ tài chế biến của phụ nữ Nam Bộ làm nên những hũ mắm cá linh, khô cá linh hay nước mắm cá linh… Ngoài ra, người sành ăn còn tùy khẩu vị mà làm các món đặc sản nào là cá linh nhúng giấm, lăn bột chiên, kho lạt chấm bông súng, kho tương, kho sả ớt… thay đổi theo bữa ăn gia đình… Cá linh lớn cỡ ngón chân cái ăn béo ngậy. Ăn tươi thì có các món nướng, kho, hầm mía rục, nếu canh chua với bông điên điển. Còn nấu với bạc hà, khóm, giá hay rau muống thì dễ mất hương vị của món ăn, ngon nhất vẫn là nấu với me non hay ruột trái cần thăng. Món cá linh hầm mía ăn cùng với xoài non thật ngon.

Vào chính vụ, bà con ủ làm nước mắm, làm mắm để sử dụng lâu dài. Mắm cá linh xé ra thịt đỏ au trông “bắt mắt”, mùi vị thơm lừng rất ngon. Các bạn ở xa tới  ĐBSCL khi mùa lũ đến, sẽ chứng kiến đêm hội hoa đăng làng chài cùng với những bữa ăn đặc sản cá linh. Ngày nào đó, khi bạn xa mảnh đất này không có sắc vàng mùa bông điên điền trổ… bạn sẽ nhớ da diết miệt quê Nam bộ có mùa nước lũ, có bầy cá linh. Ngoài cá linh còn có cá rô. Canh chua cá rô kho tộ món ăn thuần Nam bộ. 

Ở ĐBSCL cá rô nhiều vô số kể, nhưng vào cuối tháng 9 âm lịch là mùa thu hoạch chính, cá rô mới đạt tiêu chuẩn: Xương mềm, thịt thơm và béo. Nhiều người cho rằng mùa nước lên cá rô theo con nước vô đồng để vỗ béo, ăn toàn rong lúa và những hạt lúa rơi rụng trên đồng ruộng. Vào mùa gặt, các bà, các cô có thể vừa gặt vừa bắt cá, còn trẻ con tha hồ mà câu, tát, nơm, đánh hom giỏ… thích thú vô cùng, vì Nam bộ có hai cánh đồng chứa cá là Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên. Cá rô dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ: kho lạt, nướng trên lửa than, chiên xù, hấp… nhưng thông dụng vẫn là món “canh chua - cá rô kho tộ”.

Nguyên liệu rất đơn giản, chọn cá rô vừa vừa, còn tươi sống, con lớn quá là cá rô năm trước còn sót lại, xương cứng, thịt không thơm. Đem cá rô làm thật kỹ, rửa sạch để vào rổ cho thật ráo nước, cộng thêm thịt ba chỉ xắt mỏng từng lát vừa miếng ăn, ướp phụ gia như đường, muối, bột ngọt cho thấm với thịt độ 10 phút, đem cá xếp vào tô đá hoặc nồi đất rồi ướp nước dừa màu, nước mắm ngon, tiêu, hành, tỏi, gừng lát xắt nhỏ. Sau đó, bắc tô cá lên lò kho, cần giữ độ lửa cháy liu riu. Khi cá sôi vài dạo thấy chín rắc thêm ít tiêu lên mặt tô đến lúc nước sắc còn sền sệt bắc xuống. Nhìn tô cá kho tộ, mùi thơm phưng phức mà phát thèm.


Lẩu cá linh bông điên điển.


Người Nam bộ rất thích ăn cá rô kho tộ với canh chua cá rô, đó là món ăn thông dụng nhất. Đổ khoảng 2 tô nước vô nồi, đun sôi, dằm me lấy nước đổ vô, thả cá rô, bạc hà, khóm (dứa), đậu bắp, cà chua vào cho sôi lại vài phút, nêm nếm phụ gia thật vừa ăn là bắc xuống, múc ra tô, cho thêm ớt, rau ngò om, rau tần, rau quế, ngò gai xắt nhỏ bỏ lên… thế là có nồi canh chua cá rô ngon, béo thích hợp với mọi người.

Chất chua của me, chất cay của ớt, chất thơm của rau ngò, rau quế, chất mằn mặn của cá rô kho tộ quyện vào nhau thành hợp chất hài hòa kích thích khứu giác ăn đến no mà chưa muốn buông đũa.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

VPBank lập kỷ lục thu xếp khoản vay quốc tế lớn nhất hỗ trợ Tài chính Bền vững

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa công bố thực hiện thành công thương vụ vay hợp vốn quốc tế với giá trị ban đầu 1 tỷ USD, có kèm tùy chọn mở rộng giá trị khoản vay tùy thuộc theo nhu cầu sử dụng vốn của VPBank.
2025-05-05 16:38:08

Ký ức về một thời Điện Biên xưa

Họa sĩ Nguyễn Thế Vỵ sinh năm 1927, mất năm 2013. Ông được sinh ra trong một gia đình gia thế ở Hải Phòng. Cụ thân sinh ra ông là một nhà giáo dạy ở trường Bonnal Hải Phòng nay là trường PTTH Ngô Quyền, một trong hai trường thành lập đầu tiên của vùng Bắc Bộ (thời Pháp thuộc).
2025-05-05 16:00:25

Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội: Kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, thực hiện đột phá về thể chế

Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV là kỳ họp Quốc hội có ý nghĩa lịch sử, thực hiện đột phá về thể chế để bước vào một kỷ nguyên của hiện đại hóa, số hóa, xanh hóa và phát triển bền vững.
2025-05-05 12:00:00

Thương binh, bác sĩ Lê Thành Đô: “Người Đem Bước Chân Trở Lại Cho Hàng Trăm Số Phận”

Thương binh, bác sĩ Lê Thành Đô là một tấm gương sáng về lòng nhân ái và sự cống hiến không mệt mỏi cho cộng đồng người khuyết tật tại Việt Nam. Suốt gần 20 năm qua, ông đã âm thầm chế tạo và lắp ráp hàng nghìn tay, chân giả miễn phí cho những người kém may mắn, giúp họ tìm lại sự tự tin và khả năng hòa nhập xã hội.
2025-05-04 15:45:00

Giảm gánh nặng cung ứng vốn cho hệ thống ngân hàng

Thị trường vốn ở nước ta hiện tín dụng ngân hàng là kênh cung ứng vốn quan trọng cho nền kinh tế, nhưng chỉ chiếm khoảng 50% tổng vốn đầu tư cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nhằm phát huy vai trò cung ứng vốn trung và dài hạn, giảm dần lệ thuộc vào tín dụng ngân hàng và thúc đẩy thị trường tài chính phát triển cân bằng.
2025-05-04 15:44:53

Gặp mặt truyền thống cựu chiến binh Hải quân tỉnh Nam Định

Hội truyền thống Hải quân tỉnh Nam Định vừa tổ chức gặp mặt cựu chiến binh Hải quân (CCB) nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (1955-2025), 50 năm giải phóng Trường Sa (1975-2025), 25 năm ngày thành lập Ban liên lạc CCB Hải quân tỉnh Nam Định và 16 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về tuyên truyền biển đảo.
2025-05-04 15:26:29
Đang tải...