Tội "nhận hối lộ" rất khó xảy ra ở những nơi hay "ăn hối lộ"

2017-01-04 09:46:12 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Chuyện “ăn hối lộ”, giờ đây không còn là chuyện cá biệt, mà nó đã trở thành phổ biến, thậm chí đã trở thành “nạn dịch” đang hoành hành trên đất nước ta. Cái “nạn dịch” này đang ngày càng làm suy giảm kỷ cương phép nước, phá vỡ thuần phong, mỹ tục và gây thiệt hại lớn tới tài sản của Nhà nước, của nhân dân. Mặc dù, trong nhiều năm qua Đảng, Chính phủ đã tích cực tiến hành nhiều biện pháp mạnh, nhằm chống phá “nạn dịch” này, song đến nay vẫn chưa giải quyết nổi. Vì sao lại có tình trạng đó?
Theo chúng tôi “nạn dịch” này có sức sống mãnh liệt là do các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, tư tưởng “ông mất chân giò, bà thò chai rượu” đã và đang còn ngự trị trong suy nghĩ của mọi người. 

Nhất là trong cơ chế thị trường, khi mà thủ tục hành chính vẫn còn nhiều rắc rối, phiền hà; cơ chế “xin - cho” vẫn còn tồn tại ở nhiều khâu như cấp giấy phép đầu tư, giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở; cấp vốn và vay vốn cho các dự án ưu đãi, xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách; làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK), hoàn thuế GTGT..., thì tư tưởng này ngày càng tăng thêm sức sống. Chính nó đã làm cho người mất tiền, mất của (người đưa hối lộ) cứ lầm tưởng rằng kẻ nhận hối lộ là “vị cứu tinh” của họ. Và kẻ nhận hối lộ lại tự cho mình cái quyền đương nhiên được hưởng sự ân huệ đó.

Thứ hai, người đưa hối lộ và kẻ nhận hối lộ đều có chung một lợi ích và có mối quan hệ nhân quả với nhau. 

Do cùng chung một lợi ích và có mối quan hệ nhân quả, nên hai lớp người này cấu kết với nhau rất chặt chẽ và cùng tạo ra nhiều thủ đoạn lừa dối rất tinh vi. Tinh vi tới mức làm cho người đời cứ lầm tưởng, sự sai phạm đó chỉ là hiện tượng tức thời, chứ không phải là bản chất cố hữu. Để minh chứng cho lời nhận định trên, chúng ta hãy thử đi sâu phân tích vào lĩnh vực hải quan - một lĩnh vực đang được coi là địa hạt dễ được “ăn hối lộ” thì sẽ thấy rõ điều đó. Thông thường những đồng tiền bất chính kiếm được của một bộ phận cán bộ hải quan, đều nhận qua đối tượng làm thủ tục thông quan hàng hóa XNK, dưới những tên gọi rất mỹ miều, như: “quà biếu”; “tiền thưởng”; “tiền bồi dưỡng” “tiền làm ngoài giờ”; ... . Thực chất đây là tiền hối lộ. Trong đó, người đưa hối lộ là đối tượng đi làm thủ tục hải quan và kẻ nhận hối lộ chủ yếu là cán bộ hải quan cửa khẩu đảm trách khâu kiểm hóa, áp mã tính thuế XNK. Song ngặt một lỗi, đối tượng đi làm thủ tục hải quan, hoặc người môi giới, không bao giờ tự khai ra hình thức đưa tiền và lại càng không tự khai ra số tiền mà họ đưa cho cán bộ hải quan (khi sự vụ chưa bị bại lộ) vì sợ vi phạm vào điều 289 Bộ luật hình sự (tội đưa hối lộ) và điều 290 Bộ luật hình sự (BLHS) 1999 (tội làm môi giới hối lộ). Do vậy, mà hành vi nhận hối lộ của cán bộ hải quan ít bị (hầu như là không bị) bại lộ. Thậm chí khi sự vụ có bị bại lộ, mang ra tòa xét xử, người đưa hối lộ cũng khó đưa ra được bằng chứng nhận tiền của người đã từng nhận tiền hối lộ.

Thông thường số tiền mà đối tượng đi làm thủ tục hải quan “trích” lại cho cán bộ hải quan cửa khẩu dưới dạng “tiền bồi dưỡng” thường bằng 1/3 đến 1/2 số tiền mà doanh nghiệp (DN) thu được nhờ trốn thuế. Chính việc kiếm tiền một cách ngon lành, “sạch sẽ” và kín đáo như vậy, nên một số cán bộ hải quan cửa khẩu đã tự ý làm sai các quy định về hải quan như: làm thủ tục xuất khẩu “khống” giúp cho DN chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT; ghi thấp số lượng, ghi sai chủng loại hàng nhập khẩu tạo điều kiện để DN trốn thuế nhập khẩu; không kiểm hóa cũng ký vào tờ khai để DN dễ thực hiện trót lọt được hành vi buôn lậu...

Sau đây xin đưa ra một vụ án điển hình (vụ án có số công chức hải quan hầu tòa nhiều nhất từ trước đến nay – 31 người) để minh chứng. Theo hồ sơ vụ án, Trần Thị Bích Tuyền (Giám đốc Công ty TNHH Lam Tuyền và TNHH Đại Đắc Tài) và đồng phạm đã lợi dụng chính sách khuyến khích xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài và hoàn thuế GTGT cho DN để chiếm đoạt tiền hoàn thuế.
        

Các bị cáo tại phiên xử. Ảnh: Hoàng Yến
 
Cụ thể, Tuyền bàn bạc với Lâm Tuấn Phát (Giám đốc Công ty CP Cảnh Phong) lập hồ sơ khống xuất khẩu hàng sang Campuchia rồi sử dụng làm hồ sơ xin hoàn thuế GTGT. Tuyền và Phát thống nhất tìm cách tiếp cận, đặt vấn đề “hợp tác” với Lê Dũng (Giám đốc Công ty CP Thực phẩm công nghệ Sài Gòn, có 51% vốn nhà nước). Từ tháng 5-2011 đến tháng 9-2013, Lê Dũng ký 145 hợp đồng ngoại thương khống với nội dung bán thuốc lá và các mặt hàng thực phẩm khác cho Tuyền thông qua pháp nhân của 2 công ty do Tuyền quen biết ở Campuchia. Tổng giá trị các hợp đồng là 1.375 tỉ đồng, thuế GTGT là hơn 134,5 tỉ đồng. Sau đó, Tuyền, Dũng và đồng phạm đã lập hồ sơ, xin hoàn thuế 80,3 tỉ đồng và “bỏ túi” số tiền trên. Các cán bộ, công chức hải quan Cửa khẩu Khánh Bình (An Giang) tiếp tay, giúp DN hợp thức hóa các thủ tục trên.

Theo khai báo của Nguyễn Ngọc Mẫn (nhân viên giao nhận tự do), để làm thủ tục xuất khẩu trót lọt các bộ tờ khai hàng hóa thì Mẫn đã phải chi 20% tiền thuế GTGT của lô hàng, tương đương 10 tỷ đồng cho Nguyễn Tiến Lộc (cán bộ kiểm hóa, Hải quan cửa khẩu Khánh Bình – An Giang). Nguyễn Tiến Lộc được phân công kiểm hóa các tờ khai xuất khẩu hàng nhưng thực tế Lộc không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa chứa trong các container. Tuy nhiên, Nguyễn Tiến Lộc không thừa nhận hành vi sai phạm và không thừa nhận đã nhận 10 tỷ đồng từ Nguyễn Ngọc Mẫn mà cho rằng chỉ nhận tiền bồi dưỡng của Mẫn, mỗi lần không quá một triệu đồng. 

Và tại phiên tòa Trần Thị Bích Tuyền cũng khai nhận đưa cho Lâm Thị Thủy (đã bỏ trốn) 4 tỉ đồng; Thủy chuyển số tiền trên cho Nguyễn Văn Biên (khi ấy là Chi cục trưởng Chi cục hải quan Cửa khẩu Khánh Bình) và cấp dưới. Nhờ vậy, 92 tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu mặt hàng thuốc lá thông quan trót lọt. Trong đó, ông Biên được nhận 244,1 triệu đồng; Thái Thanh Nguồn và Nguyễn Phi Công (khi đó đều là Phó chi cục trưởng) hưởng lợi 116 triệu đồng…
 
Vụ án này đã được TAND TP.HCM đưa ra xét xử sơ thẩm công khai từ ngày 12/10 đến 02/11/2016. Các bị cáo thuộc nhóm DN và nhân viên giao nhận tự do bị truy tố về các tội danh "Buôn lậu", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “đưa hối lộ”. Còn các cán bộ, công chức hải quan thì bị truy tố về các tội danh "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Còn tội “nhận hối lộ” thì mặc nhiên không thấy. Thế mới biết tội “nhận hối lộ” rất khó xảy ra ở những nơi hay “ăn hối lộ”..? 

Thứ ba, tư tưởng “ăn cháo - đá bát” vẫn còn đè nặng trong tâm trí người đưa hối lộ và người môi giới hối lộ. 

Tại khoản 6 điều 289 BLHS 1999 quy định: “Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ”. Hay tại khoản 6, điều 290 BLHS cũng quy định: “Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự”. Đây là một điểm mới trong chính sách hình sự của nhà nước ta nhằm phân hóa triệt để những đối tượng phạm tội hối lộ, đồng thời có tác dụng khuyến khích mạnh mẽ mọi người tố giác những kẻ ăn hối lộ, từ đó có thể phát hiện sớm và đấu tranh có hiệu quả chống tệ hối lộ. Song trên thực tế, biện pháp này rất ít hiệu quả và lại càng không có hiệu quả trong lĩnh vực cấp vốn, cấp đất, làm thủ tục hải quan và chạy án. Bởi lẽ, người đưa hối lộ hoặc môi giới hối lộ và người nhận hối lộ đều là người “được” trong “cuộc chơi”, chứ không mất gì, nếu có mất, thì chính là mất tiền, tài sản của nhà nước và phá vỡ kỷ cương phép nước. Cho nên bọn họ rất khó khai ra nhau. Bọn chúng chỉ khai ra nhau khi sự vụ đó bị phanh phui. Ngoài ra, trong cuộc sống những người đưa hối lộ và môi giới hối lộ không muốn và càng không thích khai ra người nhận hối lộ do sợ người đời chê bai xếp vào loại người “ăn cháo - đá bát”.

Tội “nhận hối lộ” rất khó xảy ra ở những nơi hay “ăn hối lộ”, đang là một thực trạng nhức nhối hiện nay. Rất mong các cơ quan làm luật và thực thi pháp luật để tâm nghiên cứu, xem xét, tìm biện pháp loại trừ sớm tình trạng này ra khỏi đời sống xã hội. 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân

Ngày 21/11, tại TP Hà Nội, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới, đồng tổ chức Diễn Đàn: Thực thi Luật Đất đai 2024 và các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân.
2024-11-22 12:05:00
Đang tải...