Trồng cau bán từ quả đến mo, nông dân thu về tiền tỷ mỗi năm
Ông Hà Văn Dũng (SN 1966), ngụ tại làng Trô, xã Giao An, huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa). Từng trồng cây trái khác nhau nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế, năm 2005, ông chuyển sang ươm giống cau. Đến năm 2006, ông Dũng trồng được 1.200 cây trên diện tích đất vườn.
(Ảnh: Infornet)
Sau 5 năm, những giống cây cau đầu tiên cho thu hoạch với giá bán cao, đầu ra ổn định. Không chỉ bán quả cau thương phẩm cho các đầu mối, thương lái mà ông Dũng còn để cau chín để ươm cau giống bán cho người dân.
Ông Dũng cho biết, năm nay ông ươm khoảng 7 vạn cây giống với giá bán 25.000 đồng/cây và thu hoạch quả ước tính năm nay (2022) được khoảng 1 tỷ đồng. Cau giống được ủ nảy mầm rồi cho vào túi nilon từ 3-4 tháng đến lúc cây ra 2 lá, 1 ngọn thì sẽ xuất bán.
Những luống cau được ươm giống (Ảnh: Infornet)
Đến thời điểm hiện tại gia đình ông Dũng có khoảng 5ha trồng cau với số lượng khoảng 13.000 cây. Trong đó, có 600 cây đã cho thu hoạch, 2.000 cây sắp cho thu hoạch.
Được biết, năm 2021 ông Dũng bán cho thương lái cau quả thương phẩm được 500 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn để lại quả để sang năm 2022 làm cau giống bán ra thị trường. Không chỉ trồng cau lấy quả, bán cây giống mà mo cau cũng được ông Dũng bán cho các nhà thuốc làm thuốc nam với giá 3.000 đồng/mo. Bình quân một cây cau mỗi năm cho ông Dũng thu hoạch từ 20-35kg quả.
Ông Dũng bán từu quả cau, cây giống đến cả mo và mang vè thu nhập cao (Ảnh: Infornet)
Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, vườn cau của ông Dũng còn tạo công ăn việc làm thời vụ cho khoảng 10 lao động là người địa phương với thu nhập 170.000 đồng/ngày. Người dân địa phương thường đến tìm tòi, học hỏi mô hình trồng cau của ông Dũng.
Còn anh ông Lê Thanh Tường (49 tuổi, ngụ xã Hòa Lộc, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long lại có mô hình khởi nghiệp độc- lạ hơn nữa. Cách đây 6 năm, ông Tường biết đến mô hình nuôi dế giống, dế thương phẩm mang lại hiệu quả cao và học hỏi.
Ban đầu, ông mua khoảng 1k dế (dế thái vàng) với giá 100.000 đồng về nuôi thử. Sau một thời gian nuôi thử nghiệm, ông Tường thấy dế rất dễ nuôi, tăng đàn nhanh, phát triển mạnh, ít hao hụt. Vậy nên ông Tường bắt đầu mở rộng diện tích nuôi để tăng đàn. Đến nay, gia đình ông có trên 30 chuồng dế với diện tích trên 80m2.
Hiện nay, ông Tường chuyển sang làm chuồng bằng tôn (ngang 1,5m, dài 2,2m), mặt bên trong miệng chuồng cách xuống một gang tay được dán lớp băng keo dính ngăn không cho dế chui ra ngoài.
Dế nuôi từ 30 đến 37 ngày có thể xuất bán thương phẩm, mỗi chuồng có thể thu hơn 30kg dế thịt. Thị trường tiêu thụ ở các tỉnh ĐBSCL, miền Trung, miền Bắc...
Ông chủ trang trại dế cho biết, vài năm trở lại đây, ông nhận bao tiêu dế thịt cho bà con các tỉnh miền Tây. Khi dế đẻ, ông giao ổ trứng cho người dân nuôi, đợi dế lớn thì thu mua lại với giá 50.000 đồng/kg. Mỗi tháng, trừ các khoản chi phí ra, ông thu về trên 20 triệu đồng .
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.