Trung tâm Phúc Tuệ - Nơi dạy trẻ khuyết tật trí tuệ có uy tín ở Hà Nội

2020-10-03 10:10:51 0 Bình luận
Trung tâm Phúc Tuệ ra đời từ năm 2001, là Hội viên của Hiệp hội Sản xuất, kinh doanh của người tàn tật Việt Nam (nay là Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam) từ tháng 1/2008. Trung tâm là nơi giáo dục, chăm sóc và phục hồi chức năng cho các em bị chậm phát triển trí tuệ.

Qua 20 năm hoạt động, với biết bao thăng trầm, khó khăn nhưng Trung tâm vẫn luôn tìm cách vượt qua, để đồng hành cùng trẻ khuyết tật trí tuệ.

Nếu như ngày đầu mới thành lập (năm 2001), Trung tâm mới có 5 cán bộ, giáo viên (CB-GV), thu hút được 5 học sinh, thì đến năm 2019, Trung tâm đã có 23 CB-GV, với 100 học sinh theo học. 

Tuy cơ sở vật chất nghèo nàn, trụ sở phải đi thuê, nhưng trong suốt những năm qua, CB-GV nơi đây vẫn cố gắng khắc phục khó khăn để chăm sóc, nuôi dạy các học sinh bị khuyết tật trí tuệ, vận động trên địa bàn và các vùng lân cận.

Bà Vũ Thị Minh Hương, Giám đốc Trung tâm Phúc Tuệ phát biểu khai giảng năm học mới 2020-2021

Nói về Trung tâm Phúc Tuệ, bà Vũ Thị Minh Hương – Giám đốc Trung tâm chia sẻ: “Trung tâm Phúc Tuệ ra đời từ năm 2001, có nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục, phục hồi sức khỏe tâm thần và hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ em khuyết tật, để giúp đỡ các em có cơ hội phát triển bình thường, dần dần có khả năng hòa nhập cộng đồng, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và cho xã hội. Năm 2019, Trung tâm đã chăm sóc gần 100 trẻ em khuyết tật trí tuệ, gồm: Down, bại não, nhiễm Dioxin, tự kỷ và các bệnh tâm thần khác. Trung tâm đang áp dụng các biện pháp giáo dục chuyên biệt, phù hợp với từng cá nhân, trị liệu tâm lý và phục hồi chức năng thần kinh bằng các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Trung tâm còn tổ chức cho các cháu được giao lưu, dã ngoại, học nghề ở các cơ sở bạn. Suốt những năm hoạt động, nhờ sự tận tụy của 23 CB-GV, các chuyên gia tâm lý, các bác sĩ, lương y, các tình nguyện viên trong và ngoài nước cùng với sự nỗ lực của gia đình đã có 1/3 trong số các cháu chuyển biến rõ rệt. Có nhiều cháu đã đi học, đi làm hòa nhập cộng đồng.”.

 Tiết mục văn nghệ do học sinh Trung tâm Phúc Tuệ biểu diễn

Chị Hà, phụ huynh cháu Phúc (10 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) không giấu được những giọt nước mắt hạnh phúc khi thấy con đứng tập văn nghệ vui vẻ cùng các bạn. Chị Hà tâm sự: “Từ ngày đến với bà Hương, với Trung tâm Phúc Tuệ, con có tiến bộ vượt bậc. Trước đây, dù đã 6 tuổi nhưng con vẫn chưa biết nói, tăng động. Thế nhưng từ khi đến với ngôi nhà Phúc Tuệ, con đã biết đọc, biết viết, nói khá sõi và biết cả làm toán. Giờ đây con rất thích đến lớp, các mẹ và bà ở đây chăm sóc con rất chu đáo như ở nhà”.

Song, do không có địa điểm mở lớp ổn định, Trung tâm phải đi thuê nên việc thay đổi địa điểm thường hay diễn ra. Theo bà Hương, năm 2019 và đầu 2020 là lúc khó khăn nhất với Trung tâm, vì các địa điểm thuê đều tới hạn phải trả. 

Làm việc vì cái tâm, cái phúc, nên Bà Vũ Thị Minh Hương, người sáng lập, điều hành Trung tâm năm nay đã 80 tuổi vẫn không chịu buông xuôi trước những khó khăn đó.

Đoàn thiện nguyện thuộc CLB Mặt trời của bé và nhóm Từ thiện vì trẻ em tới thăm Trung tâm Phúc Tuệ và tặng quà cho các cháu học sinh

Bà Hương chia sẻ: “Khai giảng năm học 2020-2021, Trung tâm mới chuyển về địa điểm thuê ở Đầm Trị (Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội) nên số lượng học sinh giảm hơn so với mọi năm do nhiều học sinh bỏ cuộc. Địa điểm mới tuy ở xa trung tâm, nhưng có không gian thoáng đãng, rộng rãi, cùng với đổi mới phương pháp can thiệp, dạy học, Trung tâm hy vọng các em sẽ có những tiến bộ hơn trong hành vi và nhận thức. Hoạt động vì mục đích nhân đạo, với mức học phí rẻ so với mặt bằng chung, hy vọng trong thời gian tới Trung tâm sẽ có nhiều học sinh tìm đến xin học”.

Theo bà Hương, năm học mới này, Trung tâm có hơn 30 học sinh chia làm 4 nhóm lớp, mỗi nhóm lớp có chỉ số IQ và độ tuổi khác nhau. Học sinh theo học tại Trung tâm chủ yếu là học sinh tuổi vị thành niên, bị khiếm khuyết về trí tuệ. Các em được học văn hóa, học giao tiếp, điều hòa cảm xúc, vận động tinh, vận động thô, kỹ năng sống, học giáo dục giới tính… Với những cháu có khả năng học nghề thì Trung tâm sẽ bố trí lớp học nghề như làm túi giấy, đan khăn, tết dây, làm hương, làm điếu ngải, trồng dược liệu… Đây cũng là cách để các em rèn luyện kỹ năng vận động tinh.

Lớp học dành cho học sinh khuyết tật

Dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ là một con đường gian nan và vất vả. Dù hàng năm trời mới có thể gieo vào đầu trẻ tự kỉ một con chữ và mất hàng mấy năm các em mới có thể học xong một vài phép cộng đơn giản. Đó là một hành trình đầy gian khổ đòi hỏi lòng yêu thương và sự kiên nhẫn của mọi người ở Trung tâm. 

Lớp học động dành cho học khuyết tật

Đồng cảm và một lòng với tâm tư của người chèo lái nên có những CB-GV của Trung tâm, tuy đồng lương eo hẹp vẫn gắn bó với Trung tâm từ ngày đầu thành lập. Ngoài ra, đồng hành cùng Trung tâm còn có các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và ngoài nước, đã giúp đỡ Trung tâm cả về tinh thần, vật chất để chăm lo, dạy dỗ, chữa bệnh, chữa tật cho các em được tốt hơn.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12 khóa XIII

Tạp chí điện tử Hòa Nhập trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII.
2025-07-19 17:16:27

Mâu thuẫn pháp lý đang cản trở mục tiêu xây dựng xanh tại Việt Nam

Việt Nam đã đưa ra nhiều quy định pháp lý bắt buộc về hiệu quả năng lượng trong hoạt động xây dựng, phù hợp với định hướng phát triển bền vững và cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện nay đang tồn tại nghịch lý: luật yêu cầu bắt buộc, nhưng lại thiếu cơ chế chi trả cho những yêu cầu đó trong thực tiễn thiết kế và xây dựng. Điều này đang tạo ra khoảng trống lớn trong thực thi, ảnh hưởng tới cả khu vực đầu tư công và tư.
2025-07-18 15:40:22

Đại diện lãnh đạo TP.Hải Phòng thăm, tặng quà người có công tại phường An Hải

Sáng 18/7, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hải Phòng Lê Anh Quân đến thăm, tặng quà ông Phạm Thanh Vân, người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày (hiện cư trú tại tổ dân phố Vân Tra, phường An Hải) nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh, liệt sĩ Việt Nam (27/7).
2025-07-18 14:35:17

Tổng Bí thư: Xác định cho được mục tiêu tổng quát và các đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tới

Tổng Bí thư yêu cầu xác định cho được mục tiêu tổng quát và các đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tới: phát triển nhanh, bền vững trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
2025-07-18 13:05:00

Những yếu tố bảo chứng cho khả năng kinh doanh vững vàng của Flamingo Golden Hill

Với pháp lý đầy đủ, cam kết lợi nhuận rõ ràng, vị trí đón đầu không gian tăng trưởng hậu sáp nhập, Flamingo Golden Hill là khu đô thị bảo chứng kinh doanh duy nhất ở cửa ngõ phía Nam Hà Nội.
2025-07-18 09:42:08

Cách mạng Tháng Tám 1945: Giá trị lịch sử và bài học đấu tranh giành, giữ nền độc lập

80 năm đã trôi qua, thắng lợi và bài học lịch sử của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vẫn là một sự kiện trọng đại trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Khát vọng độc lập, tự do, cùng với một đường lối chính trị đúng đắn và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo ra xung lực hồi sinh mạnh mẽ, góp phần làm nên thành công của cách mạng Tháng Tám, xây dựng một Nhà nước Việt Nam mới.
2025-07-17 22:05:05
Đang tải...