Vì sao thực phẩm bẩn lọt vào trường học?
2019-04-08 19:28:16
0 Bình luận
Vụ việc hàng nghìn học sinh ở Bắc Ninh nghi ngờ nhiễm sán sau khi ăn ở trường học chưa lắng xuống, dư luận lại tiếp tục bức xúc khi trường Tiểu học Chu Văn An (quận Hoàng Mai, Hà Nội) bị phụ huynh học sinh phát hiện đưa 35kg thịt gà có mùi ôi vào bếp ăn của trường.
Thiếu công cụ hỗ trợ kiểm tra
Trong vụ việc ở trường Tiểu học Chu Văn An (quận Hoàng Mai), rất may việc giám sát thực phẩm đầu vào mỗi sáng tại nhà trường đều có sự giám sát của đại diện phụ huynh và giáo viên nên đã phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, theo vị phụ huynh tham gia giám sát thực phẩm ngày 3/4 (ngày phát hiện thịt gà kém chất lượng đưa vào trường), họ chỉ phát hiện được khi đưa thịt gà lên để ngửi. Cách kiểm tra này cũng là cách làm duy nhất mà các các phụ huynh và thầy cô tại nhiều trường đang phải áp dụng để kiểm soát nguồn thực phẩm đầu vào.
Hiệu trưởng trường Tiểu học An Dương (quận Tây Hồ) Phạm Thị Minh Tuyết cho biết, việc kiểm soát thực phẩm hàng ngày tại trường được thực hiện cảm quan bằng mắt và mũi để xem thực phẩm có tươi, dập nát, đổi màu, biến dạng hay có mùi lạ hay không. Khó khăn hơn nữa là những thực phẩm đóng gói như bánh ngọt, sữa… thì không kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng. Theo bà Tuyết, căn cứ để kiểm tra nguồn thực phẩm hiện nay chỉ là đối chiếu theo đăng ký ATTP của bên giao nhận cung ứng.
Tham gia vào ban giám sát nguồn thực phẩm vào bếp ăn tập thể tại trường Tiểu học Xuân La (quận Tây Hồ), anh Nguyễn Minh H. cho biết: “Rau nhìn thì tươi xanh nhưng có thể vẫn tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, thịt có thể có dư lượng kháng sinh hoặc các chất tăng trọng… Trong khi những cái này hoàn toàn có thể có dụng cụ test nhanh”. Anh H. cho rằng, ít nhất trong mỗi trường cần trang bị những công cụ hỗ trợ đơn giản để kiểm soát chất lượng thực phẩm hàng ngày.
Mánh khóe hợp thức
Thực tế, đã không ít vụ việc phụ huynh phát hiện ra nguồn thực phẩm đưa vào bếp ăn trường học không đảm bảo. Điều đáng nói, phần lớn các công ty “có cửa” để cung cấp thực phẩm cho trường học đều phải qua UBND quận, huyện, thị xã thẩm định. Song, không phải DN nào cũng làm ăn chân chính. Giám đốc của một DN chuyên cung cấp thịt lợn sạch cho các đầu mối để đưa vào các bếp ăn tập thể từng tiết lộ, không ít DN nhỏ lẻ liên kết với DN lớn về sản xuất thực phẩm sạch để “làm đẹp” hồ sơ nhưng sau đó lại nhập thực phẩm trôi nổi từ bên ngoài cung cấp vào bếp ăn trường học.
Thậm chí, đã xuất hiện tình trạng nhà trường mua một nửa thực phẩm của công ty cung cấp thực phẩm sạch do Phòng GD&ĐT quận, huyện chỉ định, một nửa thực phẩm còn lại sẽ được lấy từ các nguồn bên ngoài. Việc các trường vẫn phải duy trì lấy thực phẩm từ các công ty thực phẩm sạch để có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc thực phẩm với các cơ quan quản lý và phụ huynh. Đi cùng với đó, bên công ty cung cấp thực phẩm sạch cũng sẵn sàng cung cấp phôi hóa đơn cho nhà trường để “chế” hóa đơn và in hóa đơn hợp với khẩu phẩn ăn hàng ngày của học sinh.
Lý do của việc trên là do giá thực phẩm của các công ty cung cấp thực phẩm sạch cao hơn nhiều so với những thực phẩm được bán ở chợ.
Giám sát tận gốc
Để phụ huynh được thường xuyên kiểm tra tận gốc cơ sở cung cấp thực phẩm vào trường cũng là một trong những cách để củng cố niềm tin của phụ huynh trong vấn đề ATTP. Như tại quận Cầu Giấy, UBND quận luôn khuyến khích ban giám hiệu nhà trường phối hợp cũng ban phụ huynh đi đến cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến những loại thực phẩm đưa vào trường học. Hiện các trường như Mầm non ánh Sao, Tiểu học Dịch Vọng, Tiểu học Nghĩa Tân, Tiểu học Quan Hoa... đã thực hiện cách làm này và nhận được nhiều sự đồng tình của phụ huynh học sinh.
Theo Cục trưởng Cục ATTP, Bộ Y tế Nguyễn Thanh Phong, không thể có cơ quan chức năng ngày nào cũng đi kiểm tra bếp ăn tại các nhà trường vì lực lượng không đủ. Do đó mỗi nhà trường cần chú ý tới chất lượng bữa ăn của học sinh trường mình, phải chú ý trong khâu lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu và tổ chức chế biến, cung cấp cho các cháu. Không ở đâu giám sát tốt hơn chính nhà trường và phụ huynh. Bên cạnh đó, về phía cơ quan chức năng quản lý ATTP tại các địa phương cần làm tốt hơn nữa vai trò cung cấp thông tin. Theo đó, khi có sự việc xảy ra, các thông tin phải rất minh bạch, khách quan, kịp thời và không bao biện. Sự việc đúng như thế thì phải xử lý, còn nếu không đúng thì phải giải thích kịp thời, chính xác và khoa học.
Trong vụ việc ở trường Tiểu học Chu Văn An (quận Hoàng Mai), rất may việc giám sát thực phẩm đầu vào mỗi sáng tại nhà trường đều có sự giám sát của đại diện phụ huynh và giáo viên nên đã phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, theo vị phụ huynh tham gia giám sát thực phẩm ngày 3/4 (ngày phát hiện thịt gà kém chất lượng đưa vào trường), họ chỉ phát hiện được khi đưa thịt gà lên để ngửi. Cách kiểm tra này cũng là cách làm duy nhất mà các các phụ huynh và thầy cô tại nhiều trường đang phải áp dụng để kiểm soát nguồn thực phẩm đầu vào.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Hiệu trưởng trường Tiểu học An Dương (quận Tây Hồ) Phạm Thị Minh Tuyết cho biết, việc kiểm soát thực phẩm hàng ngày tại trường được thực hiện cảm quan bằng mắt và mũi để xem thực phẩm có tươi, dập nát, đổi màu, biến dạng hay có mùi lạ hay không. Khó khăn hơn nữa là những thực phẩm đóng gói như bánh ngọt, sữa… thì không kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng. Theo bà Tuyết, căn cứ để kiểm tra nguồn thực phẩm hiện nay chỉ là đối chiếu theo đăng ký ATTP của bên giao nhận cung ứng.
Tham gia vào ban giám sát nguồn thực phẩm vào bếp ăn tập thể tại trường Tiểu học Xuân La (quận Tây Hồ), anh Nguyễn Minh H. cho biết: “Rau nhìn thì tươi xanh nhưng có thể vẫn tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, thịt có thể có dư lượng kháng sinh hoặc các chất tăng trọng… Trong khi những cái này hoàn toàn có thể có dụng cụ test nhanh”. Anh H. cho rằng, ít nhất trong mỗi trường cần trang bị những công cụ hỗ trợ đơn giản để kiểm soát chất lượng thực phẩm hàng ngày.
Mánh khóe hợp thức
Thực tế, đã không ít vụ việc phụ huynh phát hiện ra nguồn thực phẩm đưa vào bếp ăn trường học không đảm bảo. Điều đáng nói, phần lớn các công ty “có cửa” để cung cấp thực phẩm cho trường học đều phải qua UBND quận, huyện, thị xã thẩm định. Song, không phải DN nào cũng làm ăn chân chính. Giám đốc của một DN chuyên cung cấp thịt lợn sạch cho các đầu mối để đưa vào các bếp ăn tập thể từng tiết lộ, không ít DN nhỏ lẻ liên kết với DN lớn về sản xuất thực phẩm sạch để “làm đẹp” hồ sơ nhưng sau đó lại nhập thực phẩm trôi nổi từ bên ngoài cung cấp vào bếp ăn trường học.
Thậm chí, đã xuất hiện tình trạng nhà trường mua một nửa thực phẩm của công ty cung cấp thực phẩm sạch do Phòng GD&ĐT quận, huyện chỉ định, một nửa thực phẩm còn lại sẽ được lấy từ các nguồn bên ngoài. Việc các trường vẫn phải duy trì lấy thực phẩm từ các công ty thực phẩm sạch để có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc thực phẩm với các cơ quan quản lý và phụ huynh. Đi cùng với đó, bên công ty cung cấp thực phẩm sạch cũng sẵn sàng cung cấp phôi hóa đơn cho nhà trường để “chế” hóa đơn và in hóa đơn hợp với khẩu phẩn ăn hàng ngày của học sinh.
Lý do của việc trên là do giá thực phẩm của các công ty cung cấp thực phẩm sạch cao hơn nhiều so với những thực phẩm được bán ở chợ.
Giám sát tận gốc
Để phụ huynh được thường xuyên kiểm tra tận gốc cơ sở cung cấp thực phẩm vào trường cũng là một trong những cách để củng cố niềm tin của phụ huynh trong vấn đề ATTP. Như tại quận Cầu Giấy, UBND quận luôn khuyến khích ban giám hiệu nhà trường phối hợp cũng ban phụ huynh đi đến cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến những loại thực phẩm đưa vào trường học. Hiện các trường như Mầm non ánh Sao, Tiểu học Dịch Vọng, Tiểu học Nghĩa Tân, Tiểu học Quan Hoa... đã thực hiện cách làm này và nhận được nhiều sự đồng tình của phụ huynh học sinh.
Theo Cục trưởng Cục ATTP, Bộ Y tế Nguyễn Thanh Phong, không thể có cơ quan chức năng ngày nào cũng đi kiểm tra bếp ăn tại các nhà trường vì lực lượng không đủ. Do đó mỗi nhà trường cần chú ý tới chất lượng bữa ăn của học sinh trường mình, phải chú ý trong khâu lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu và tổ chức chế biến, cung cấp cho các cháu. Không ở đâu giám sát tốt hơn chính nhà trường và phụ huynh. Bên cạnh đó, về phía cơ quan chức năng quản lý ATTP tại các địa phương cần làm tốt hơn nữa vai trò cung cấp thông tin. Theo đó, khi có sự việc xảy ra, các thông tin phải rất minh bạch, khách quan, kịp thời và không bao biện. Sự việc đúng như thế thì phải xử lý, còn nếu không đúng thì phải giải thích kịp thời, chính xác và khoa học.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo KTĐT
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Sáng 27/4, tại đường Lê Duẩn, Quận 1, TPHCM đã diễn ra Chương trình tổng duyệt cấp Nhà nước diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
2025-04-27 22:29:29
Ra mắt Trung tâm Báo chí phục vụ lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Sáng ngày 27/4, tại Trụ sở Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) ra mắt Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
2025-04-27 21:42:17
Từ tấm bản đồ má Sáu đến Đại thắng mùa Xuân: Chuyện chưa kể của người trong cuộc
Chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử sẽ mãi mãi là động lực tinh thần to lớn để Việt Nam kiên định, vững bước trên con đường mà Đảng và nhân dân ta đã chọn là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tiếp tục công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng mới.
2025-04-27 17:32:33
Vũ Phong Cầm - Cựu chiến binh có tâm hồn nghệ sĩ
Quảng Ninh vừa khai mạc triển lãm 50 năm nền văn học nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025); Phim Tài liệu “Chuyện hai người lính” của đạo diễn Vũ Phong Cầm được trưng bày tại triển lãm này, những người bạn thời kháng chiến bảo, ông là Cựu chiến binh có tâm hồn nghệ sĩ.
2025-04-27 16:31:00
Sống mãi Tiểu đoàn 1 Long An trong mũi tiến công hướng Tây Nam Sài Gòn Xuân 1975
Thời gian đi nhanh quá. Mới 30 tháng 4 năm 1975 ngày nào đỏ rực rừng cờ giải phóng mà đã 50 năm trôi qua - một nửa thế kỷ đã lùi lại ! Tôi là một chiến sỹ của Tiểu đoàn 1 Long An anh hùng, năm ấy tóc xanh phới phới tuổi xuân, vác súng trung liên, đội bom đạn lội khắp chiến trường Long An đánh giặc, nay đã bạc trắng mái đầu. Ký ức của một thời chiến tranh khốc liệt vốn không thể nào quên lại ùa về dữ dội vẹn nguyên khi đơn vị tôi cùng cả tỉnh Long An và đất nước sắp tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/2025.
2025-04-27 15:08:07
Vinh quang ngày Thống nhất: Về Thành cổ Quảng Trị, nước mắt tuôn trào
“K3 Tam Đảo còn - Thành cổ Quảng Trị còn, dù phải hy sinh đến người lính cuối cùng” lời thề quyết tử của cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 3 - Tỉnh đội Quảng Trị là minh chứng hùng hồn cho khát vọng hoà bình của bao thế hệ chiến sĩ cách mạng, người dân Việt Nam.
2025-04-27 11:13:28