7 chiếc máy bay kì quặc nhất thế giới
Chiếc máy bay M2-F1 được chế tạo năm 1963, có thân máy to vượt trội so với đôi cánh. Để có thể cất cánh, M2-F1 cần một chiếc máy bay lớn hơn kéo ở phía trước.
Máy bay hình chảo Avrocar có đặc điểm là cất cánh và hạ cánh thẳng đứng, tuy nhiên phải nhờ đến sự trợ giúp của hệ thống dây ròng rọc, nâng nó lên từ phía bên trên. Đây là sản phẩm của công ty Avro của Canada năm 1958, dành cho Không quân Mỹ. Hoạt động nghiên cứu Avrocar bị ngừng 3 năm sau đó vì nó chỉ bay cách mặt đất được vài mét đồng thời bị tăng nhiệt, gây ra tiếng ồn quá mức.
Máy bay phản lực Douglas X-3 Stiletto có thân máy hẹp, cánh nhỏ, mũi dài và nhọn đến khó hiểu. Qua những lần thử nghiệm vào năm 1952, X-3 bay rất kém và chưa từng đạt đến tốc độ mong muốn. Tuy nhiên, nhiều chi tiết thiết kế của X-3 lại được vận dụng cho một vài mẫu máy bay siêu thanh ngày nay.
Phương tiện di chuyển trên mặt trăng LLRV được chế tạo năm 1963. Nó bay lên và tiếp đất theo phương thẳng đứng.
Máy bay vận tải cỡ lớn Super Guppy của NASA có hình dạng như một con cá voi khổng lồ cất cánh lần đầu tiên năm 1980 tại California.
Trực thăng Mil V-12 của Nga được xem là lớn nhất so với những chiếc máy bay cùng loại. Nó dài 28 mét, rộng 4,4 mét. Hai chiếc Mil V-12 được lắp ráp thử từ năm 1967 nhưng bị ngừng lại năm 1974. Hiện chúng chỉ là những mẫu trưng bày trong bảo tàng thay vì được đưa vào sử dụng.
Máy bay cánh chéo AD-1 được sản xuất năm 1979 trong một dự án của NASA. Với thiết kế được cho là hạn chế khí động lực, AD-1 có thể xoay trục cánh từ 0-60 độ khi đang bay. Thế nhưng qua nhiều lần thử nghiệm, AD-1 đã bộc lộ bất ổn đối với một số góc xoay cánh và bị ngừng nghiên cứu năm 1982.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.