An ninh nguồn nước: Vấn đề cần được coi trọng

2015-10-23 16:57:43 0 Bình luận
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về an ninh nguồn nước. An ninh nguồn nước đang trở thành một trong những thách thức lớn cho tương lai của Việt Nam. Bên cạnh những yếu tố khách quan như biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, tác động tiêu cực của các chính sách phát triển thiếu bền vững, quy hoạch thiếu tầm nhìn trong những thập kỷ qua là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thách thức này.

Nước là một vấn đề xuyên suốt, kết nối chặt chẽ với tất cả lĩnh vực ưu tiên, cần hợp tác giải quyết từ góc độ mỗi quốc gia đến cấp độ toàn cầu. Mặc dù có thể tái tạo nhưng tài nguyên nước không phải là vô hạn.

Một mặt, nguồn nước kể cả nước sông, nước ngầm ở nhiều nơi suy giảm nghiêm trọng. Mặt khác, tình trạng lũ lụt, nước biển dâng, triều cường, sạt lở bờ biển ngày càng trầm trọng. Phát triển Kinh tế - Xã hội, tăng dân số làm phát sinh những mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước. Tài nguyên nước đang đứng trước nguy cơ suy thoái, cạn kiệt do tác động của biến đổi khí hậu và gia tăng khai thác, sử dụng nước ở thượng nguồn.

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), trong tổng lượng 1,386 triệu km3 nước trên trái đất, có 97,5% là nước mặn đại dương. Điều này có nghĩa rằng chỉ có 2,5% lượng nước trên trái đất là nước ngọt. Tuy nhiên, không phải tất cả lượng nước ngọt này là sẵn có cho việc sử dụng của con người. Khoảng 75% lượng nước ngọt tồn tại ở các dạng băng vĩnh cửu, khoảng hơn 24% tồn tại ở dạng nước dưới đất, và ít hơn 1% tổng lượng nước ngọt được tìm thấy trong các sông ngòi, hồ và đầm lầy. Trong khi đó, thế kỷ 20, dân số thế giới tăng khoảng 3 lần và đến nay đạt khoảng 7 tỷ người. Nhu cầu lương thực, năng lượng và nâng cao chất lượng cuộc sống kéo theo lượng nước sử dụng tăng khoảng 7 lần. Với mức độ gia tăng như vậy thì nguồn tài nguyên nước ngọt đang ngày càng cạn kiệt. Theo dự đoán đến năm 2025, có khoảng 2/3 dân số toàn cầu sống ở các khu vực có điều kiện khó khăn về nguồn cung cấp nước.

 

Ở Việt Nam có 108 lưu vực sông với khoảng 3.450 sông, suối tương đối lớn. Tổng lượng nước mặt trung bình năm của Việt Nam khoảng 830 tỷ m3 được tập trung chủ yếu trên chín lưu vực sông lớn, bao gồm sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang-Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia-Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai và sông Cửu Long…

Khoảng 63% nguồn nước mặt của Việt Nam (tương ứng với 520 tỷ m3) được sản sinh ở nước ngoài, chỉ có gần 310 tỷ m3 mỗi năm được sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam.

Tổng trữ lượng tiềm năng nguồn nước dưới đất khoảng 63 tỷ m3/năm. Tổng lượng nước đang được khai thác, sử dụng hàng năm khoảng 80,6 tỷ m3, chiếm xấp xỉ 10% tổng lượng nước hiện có của cả nước. Trong đó, trên 80% lượng nước được sử dụng cho mục đích nông nghiệp (khoảng 65 tỷ m3/năm).

Nước dưới đất được khai thác sử dụng chủ yếu cho cấp nước sinh hoạt và công nghiệp với gần 40% lượng nước cấp cho đô thị, khoảng gần 80% lượng nước sử dụng cho sinh hoạt nông thôn.

 

Trong bối cảnh các nước ở thượng lưu đang tăng cường xây dựng các công trình thủy điện, chuyển nước và xây dựng nhiều công trình lấy nước, chắc chắn nguồn nước chảy về Việt Nam sẽ ngày càng suy giảm và Việt Nam sẽ không chủ động, phụ thuộc vào các nước ở thượng lưu.

 

Tài nguyên nước phân bố không đều theo cả không gian và thời gian đã dẫn đến xuất hiện các vấn đề khan hiếm và thiếu nước trong mùa khô. Cụ thể là theo không gian, khoảng 60% nước mặt Việt Nam thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, hơn 20% thuộc sông Hồng và sông Đồng Nai, lượng nước tập trung chủ yếu vào mùa mưa.

 

Theo thời gian, mùa khô thường kéo dài từ 6-9 tháng, lượng dòng chảy tự nhiên trong mùa khô chỉ chiếm 20-30% tổng lượng dòng chảy cả năm. Phân bố lượng nước giữa các năm cũng biến đổi rất lớn, trung bình cứ 100 năm thì có 5 năm lượng nước chỉ bằng khoảng 70-75% lượng nước trung bình nêu trên.

Hiện nay, chất lượng nước đang bị suy giảm ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và việc khai thác, sử dụng nước. Nhất là, việc quá chú trọng tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà chưa coi trọng sự phát triển bền vững trong dài hạn đã gây ra những tổn hại đối với nguồn nước mà việc khắc phục không dễ và cũng rất tốn kém.

Trong giai đoạn hiện nay, quản lý tổng hợp tài nguyên nước là phương pháp tiếp cận tiên tiến, đã được nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới thực hiện có kết quả, là kinh nghiệm quốc tế rất cần thiết áp dụng ở nước ta. Mặc dù quan điểm quản lý tài nguyên nước phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp, thống nhất và việc quản lý, bảo vệ tài nguyên nước phải bảo đảm tính hệ thống của lưu vực sông đã trở thành nguyên tắc chỉ đạo trong Chiến lược quốc gia tài nguyên nước. Tuy nhiên, trên thực tế, những quan điểm và nguyên tắc đó chưa thực sự được triển khai đồng bộ ở các cấp, các ngành.

Ngoài ra, thiếu thông tin, số liệu về tài nguyên nước cũng là một trở ngại lớn, giảm hiệu quả của công tác quản lý và các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và phòng, chống, giảm thiểu tác hại do nước gây ra, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bộ máy tổ chức, năng lực quản lý tài nguyên nước chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là ở các địa phương. Mặt khác, ở đâu đó vẫn chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với sự phát triển bền vững, chưa huy động được sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước, giám sát việc khai thác, sử dụng nước tại địa bàn.

Để đạt được mục tiêu bảo đảm an ninh nguồn nước trong kỷ nguyên biến động, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực tập trung vào các nhiệm vụ cơ bản là: Hoàn thiện chính sách, pháp luật, chiến lược về tài nguyên nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước và phòng chống có hiệu quả các tác hại do nước gây ra; Tăng cường hợp tác quốc tế, nhất là hợp tác với các quốc gia ở thượng nguồn để cùng bảo vệ, chia sẻ, khai thác công bằng, hiệu quả nguồn tài nguyên nước; Tăng cường các biện pháp chủ động thích nghi, ứng phó với những diễn biến của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và việc sử dụng nước ở thượng nguồn các lưu vực sông liên quốc gia; Đẩy mạnh quy hoạch, điều tra cơ bản, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, đặc biệt là các nguồn nước liên quốc gia; Tăng cường vai trò của khoa học - công nghệ và hợp tác tác quốc tế trong việc bảo đảm an ninh nguồn nước, hiệu quả quản lý, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước; Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của xã hội về an ninh nguồn nước, trách nhiệm bảo vệ và sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Một thời vang bóng và nỗi lòng người nghệ sĩ

Ông Nguyễn Bách Bốn, sinh năm 1948, là một nghệ sĩ đến từ thôn Tây, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình – vùng đất linh thiêng nơi cố đô xưa. Suốt hơn nửa thế kỷ qua, ông đã dành trọn tuổi trẻ và cả cuộc đời mình cho nghệ thuật rối chèo và sân khấu dân gian.
2025-07-22 09:51:00

Hải Phòng báo cáo nhanh về công tác phòng, chống bão số 3

Theo báo cáo nhanh , vào hồi 4h giờ ngày 22/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 102,7 độ Kinh Đông, cách Hải Phòng 70km; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 13; di chuyển theo hướng Tây Tây Nam
2025-07-22 09:06:19

Bí thư Thành uỷ Hải Phòng thăm, động viên bà con lưu trú

Chiều tối 21/7, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, TP.Hải Phòng đã xuất hiện mưa, sức gió cũng mạnh dần lên nhưng đến thời điểm hiện tại, chưa ghi nhận thiệt hại. Bí thư Thành uỷ Hải Phòng Hải Phòng Lê Tiến Châu đã đến thăm, động viên bà con tại các điểm tạm lánh phường Ngô Quyền.
2025-07-22 07:08:29

Hình ảnh cơn bão Wipha đổ bộ vào châu Á

Việt Nam đã chuẩn bị ứng phó với cơn bão Wipha vào khi các tỉnh ven biển được đặt trong tình trạng báo động khẩn cấp và các hãng hàng không đã hủy các chuyến bay trước khi cơn bão dự kiến đổ bộ.
2025-07-21 21:55:24

Đặc sản 'vàng đen" trên cây ở Nghệ An

Quả trám (người dân địa phương gọi là quả mui) là loại quả to bằng ngón tay, nhọn 2 đầu, lúc chín có màu đen, thơm ngon béo bùi, là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích. Nhất là đối với những người Nghệ xa quê, cứ đến mùa trám chín vào giữa thu là nhớ về vị bùi béo ngầy ngậy của quả trám quê. Tuy nhiên, để chọn và chế biến được món trám ngon đúng điệu, không phải ai cũng biết.
2025-07-21 18:50:59

🔴 Cập nhật liên tục Toàn cảnh bão Wipha: Diễn biến & khuyến cáo

Cập nhật liên tục thông tin về bão Wipha. Hướng đi của bão, biện pháp an toàn, chỉ đạo của các tỉnh. Thiệt hại sơ bộ và các cảnh báo
2025-07-21 17:35:41
Đang tải...