Anh Hai "Chim Cánh cụt" vượt lên hoàn cảnh giúp đỡ hàng nghìn học sinh nghèo

2022-07-09 23:18:48 0 Bình luận
Ở giữa vùng quê nghèo xã Phước Hiệp (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) có một người thầy vô cùng đặc biệt. Anh không có danh phận chính thức, không nằm trong biên chế của ngành giáo dục, mà chỉ là người anh cả của những học sinh nghèo.

Mang trên mình những khiếm khuyết nên di chuyển đơ cứng như cỗ máy, học trò hay gọi một người anh, người thầy của mình là “anh Hai rô-bốt” hay “anh Hai chim cánh cụt”. Người đàn ông đó không ai khác là anh Lê Quốc Hưng (56 tuổi, thôn Tuân Lễ, xã Phước Hiệp), người hơn 30 năm qua tình nguyện dạy học miễn phí cho học sinh nghèo.

Suốt 30 năm qua, anh Hưng tình nguyện dạy học miễn phí cho học sinh các làng quê nghèo nơi “rốn lũ” Bình Định.

Cuộc đời khổ đau của cái tên anh Hai “chim cánh cụt”

“Cuộc đời của tôi tưởng đã chấm hết từ cách đây 30 năm rồi! Bệnh tật gần như đã quật ngã, cướp hết những hoài bão của tôi. Nhưng thật may, cơ duyên lại một lần nữa hồi sinh cuộc đời mới cho tôi”, anh Hưng mở lời câu chuyện.

Sinh ra trong gia đình khá giả ở thị xã Quy Nhơn (nay là TP Quy Nhơn, Bình Định), từ nhỏ cậu bé Hưng đã bộc lộ sự nhanh nhẹn, thông minh. Ngoài học giỏi các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh, Hưng còn có đam mê đàn hát, chơi các bộ môn thể thao như chạy xa, nhảy cao, võ…

Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi kể từ khi anh Hưng bắt đầu bước vào tuổi 12. Khi ấy, những cơn đau nhức các khớp xương bắt đầu hành hạ, lên cơn bất chợt. Dù đã cố gắng chạy chữa nhưng bệnh tình không thuyên giảm, ấy vậy mà anh Hưng vẫn rất ham học, anh cố gắng từng ngày để đến trường. Hết lớp 12, anh ấp ủ ước mơ thi đậu Đại học Y khoa.

Trớ trêu thay, ngày chuẩn bị thi đại học thì bệnh tình anh Hưng trở nặng, các khớp xương toàn thân đau nhức. “Lúc ấy, bố mẹ tôi chạy vạy khắp nơi để cứu chữa, từ bệnh viện đến nhờ vả các thầy thuốc, kể cả thầy cúng… Ban đầu, các bác sĩ chẩn đoán tôi bị lao xương khớp, cho thuốc về uống, nhưng bệnh không bớt, càng nặng thêm, cứ ăn và uống thuốc vào thì ói ra hết, thân thể co rút, chỉ còn bộ xương. Đến khi vào khám tại bệnh viện ở TPHCM, các bác sĩ bảo tôi bị viêm cột sống dính khớp, chưa có phương pháp điều trị nên khuyên về nhà cố gắng ăn uống, nghỉ dưỡng chờ kỳ tích”, anh Hưng chia sẻ.

Năm tháng trôi qua, không có kỳ tích nào xuất hiện. Cơn bệnh quái ác ngày ngày gặm nhấm, khiến anh và gia đình kiệt quệ. Vì thương con, ba mẹ anh buộc phải bán hết cả đất lẫn nhà để lo chạy chữa khắp nơi.

Đến năm 1991, đất đai, gia sản ở Quy Nhơn bán hết, nợ nần chồng chất, bố mẹ gửi Hưng về Phước Hiệp ở nhờ bà cô nuôi. Ngày rời bỏ Quy Nhơn, Hưng đau khổ tột cùng. “Tôi như kẻ thất bại trốn chạy, chỉ thương cho bố mẹ chạy vạy khắp nơi, tán gia bại sản”, anh Hưng nói. Ngày về Phước Hiệp, anh Hưng phải đeo 2 nạng mới đi lại được. 

“Trong một lần bị trượt té xuống kênh mương, tôi rất bực tức. Tôi nghĩ, chẳng lẽ mình phải tàn phế, đeo nạng suốt đời hay sao. Tôi đập gãy 2 cây nạng, vịn vách rào tre, vách nhà tập đi”. Anh nhích từng bước, rồi khập khiễng đi từng bước ngắn té lên bổ xuống, nhưng vẫn không chịu bỏ cuộc. Dần dần, anh Hưng cũng định hình được lối đi mới, bước chân cũng nhanh hơn, nhưng nghiêng ngả như loài “chim cánh cụt”, rô-bốt…

Sự chuyển mình để trở thành anh Hai của hàng ngàn học sinh nghèo

Năm 1992, dù thân thể mang bệnh tật, nhưng anh Hưng không bỏ cuộc. Anh cố gắng kiểm soát được những cơn trở chứng và quyết định phải làm một việc gì đó có ích. Anh kêu đám trẻ con trong họ cũng như trong làng lại để chi dạy bài vở cho chúng. Ban đầu, anh chỉ dạy cho học sinh khối lớp 1 đến lớp 5.

“Các em đều có hoàn cảnh khó khăn, có em phải đi nhặt phân bò, nhặt củ mì để phụ giúp gia đình nên không có điều kiện ôn tập bài vở ngoài giờ học trên trường. Vì thế, tôi quyết định làm người anh chỉ bài, ôn tập như gia sư tại nhà cho các em”, anh Hưng nói.

Đến năm 2002, bố mẹ anh Hưng chuyển hẳn về làng Tuân Lễ (xã Phước Hiệp) để sinh sống dưới ngôi nhà tranh, vách đất. Tận dụng bóng mát của các bụi tre trước nhà, bố xin ván gỗ đóng một cái bàn, làm bảng để con dạy học. Dân làng thấy thương thầy Hưng nên chung tay lợp mái lá, đóng bàn ghế cho học sinh, quyên góp tiền mua phấn, bảng, bút viết, thuốc thang…

Anh Hưng nhớ lại lớp đầu tiên thầy Hưng dạy gồm 20 học sinh, đều là con em trong làng Tuân Lễ. Học sinh đến nhờ anh chỉ dạy, giảng bài, ôn bài tập nhà trường giao về nhà. Còn anh Hưng thì tá túc dưới rặng tre, từng ngày đem nhiệt huyết giúp đỡ học trò, lấy nụ cười, sự hồn nhiên con trẻ để vượt qua bệnh tật, sống tiếp.

Anh Hưng đã dạy nhiều thế hệ học trò nghèo

Các thế hệ học trò không gọi anh Hưng là thầy mà gọi “anh Hai Hưng”. Thầy Hưng nhận giúp đỡ học sinh từ lớp 1 lên đến lớp 12, chủ yếu các bộ môn Toán, Lý, Hóa, Tiếng Anh theo suốt cả hành trình học. Để có giáo án, anh phải tận dụng từng trang vở cũ còn trống của học trò để đóng tập chép các công thức, thuật toán, lưu ý, kinh nghiệm, đúc kết. 

Học sinh qua từng khóa chẳng có gì ngoài tặng lại “anh Hai” những tập sách, vở cũ, giấy trắng (để đóng tập), các đề thi, ôn tập… Nhờ vậy, giáo án, tài liệu giảng dạy của anh Hưng ngày càng phong phú, đầy đủ hơn. Anh chịu khó vừa chuyên tâm nghiên cứu, tìm tòi giải hết tất cả bài học từ chương trình giáo dục cũ đến bộ sách mới cải tiến. Khi học sinh hỏi, bài nào giải được ngay thì anh giảng luôn tại chỗ, còn chưa giải ra thì anh thức thâu đêm lục lọi, nghiên cứu để tìm cách giải sớm nhất cho các em.

Càng về sau, tiếng lành đồn xa, học sinh nhiều xã, vùng lũ huyện Tuy Phước và các huyện Tây Sơn, Vân Canh (Bình Định) cũng tìm đến nhờ thầy Hưng chỉ bài. Có thời điểm, mỗi ngày “anh Hai Hưng” ôn bài cho 5 nhóm học sinh (50 em). Thời gian nghỉ, anh Hai cùng học trò tám chuyện đủ thứ, chúng coi anh như người thân trong nhà nên chuyện gì cũng kể,... Lắng nghe trò chuyện của đám trẻ nên anh Hưng cũng hiểu được hoàn cảnh của từng em và cũng giống như một người anh, anh hỏi han, động viên đám trẻ vượt qua những lúc khó khăn. Cứ thế, đằng đẵng suốt 30 năm trời, nhiều thế hệ học sinh từng được “anh Hai” giúp đỡ nay đã có công ăn việc làm, ngành nghề ổn định.

Hỏi chuyện về anh Hưng, bà con lối xóm gần nhà anh thương số phận trớ trêu của người thầy giáo tật nguyền nhưng cũng nể sự nghị lực của hai anh em.  Sau khi bố mẹ mất, vài năm sau, người em đã chuyển về sống cùng anh Hưng để tiện bề chăm sóc. Nhưng được mấy năm, vợ của người em mất, hai anh em từ đó nương vào nhau. Anh thì dạy học cho trẻ trong làng, em thì chăn nuôi trâu, bò, heo, gà, làm nông… Anh em họ sống rất nghĩa tình nên làng xóm ai nấy đều quý mến, đùm bọc.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu và những ký ức về trận chiến tháng 4 lịch sử

Ký ức đầu tiên nhưng cũng là trận đánh làm ông nhớ mãi vào năm 1970. Đó là trận tiêu diệt cụm bộ binh cơ giới Mỹ ở Sáp Đá Mài – Tân Kim – Cam Lộ – Quảng Trị đêm ngày 4 rạng sáng ngày 5 tháng 4 năm 1970. “Lúc đó tôi là Đại đội trưởng Đại đội 2 của Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 27 của mặt trận B5...
2024-10-24 16:02:56

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục cho người khuyết tật ở nước ta hiện nay

Người khuyết tật (NKT) thường đối mặt với vô vàn thách thức trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục - hai yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần xây dựng nền tảng phát triển toàn diện và hội nhập xã hội cho mọi cá nhân. Việc tiếp cận không đầy đủ các dịch vụ này khiến NKT bị hạn chế về cơ hội, cản trở quá trình hòa nhập cộng đồng và tạo nên sự bất bình đẳng sâu sắc trong xã hội.
2024-10-24 14:35:00

Nâng cao chất lượng kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm: Thực tiễn và giải pháp từ Đảng bộ huyện Điện Biên

Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm là một nhiệm vụ quan trọng, khó khăn và phức tạp của cấp ủy và UBKT các cấp, đòi hỏi người cán bộ khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra phải có trình độ, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn; khéo léo vận động, thuyết phục, kể cả đấu tranh làm cho đối tượng được kiểm tra khắc phục tâm lý lo sợ, tự ti, mặc cảm, định kiến, phản ứng, thiếu hợp tác trở nên tự giác, chủ động phối hợp trong quá trình kiểm tra. Trong những năm qua, đảng bộ huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, nhiều vụ việc kéo dài nhiều năm đã được xử lý kịp thời, góp phần quan trọng củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
2024-10-24 14:25:00

Giải bóng bàn dành cho người khiếm thị mở rộng lần thứ nhất: Bước tiến đáng tự hào trong thể thao người khuyết tật

Trong hai ngày 22 và 23/10/ 2024, tại Hội Người Mù tỉnh Ninh Bình, vòng chung kết Giải bóng bàn dành cho người khiếm thị mở rộng lần thứ nhất đã diễn ra với sự tham gia của 32 vận động viên.
2024-10-24 09:25:54

Quận Hoàn Kiếm: Tổ chức khóa học nghề thủ công cho người khuyết tật

Ngày 22/10/2024, tại quận Hoàn Kiếm, Hội Người Khuyết tật quận phối kết hợp với Viện Nghiên cứu Ứng dụng Mỹ thuật Sản phẩm Làng nghề Việt Nam tổ chức khóa học Nghề thủ công Hoa Vải tái chế & Khâu Chần Bông cho người khuyết tật (NKT) trên địa bàn.
2024-10-24 09:13:22

Chùa Phúc Khánh - Nguồn tâm huyết an vui, thịnh vượng

Từ thành phố Nam Định qua cầu Đò Quan, theo đường TL490C chúng tôi về thôn 6, xóm Xuân Dương, xã Nam Thái, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định viếng thăm chùa Phúc Khánh - Ngôi chùa tình thương có kiến trúc đẹp mắt, trang nghiêm tại một vùng quê thanh bình đang từng ngày đổi mới.
2024-10-24 09:00:44
Đang tải...