Anh shipper cứ đến giao đồ ăn cho người phụ nữ là tắt app, lí do đằng sau thực cảm động

2022-01-10 10:26:50 0 Bình luận
3 năm qua, anh chàng shipper vốn đã quen thuộc với giờ ăn của người phụ nữ này. Anh thường chờ cho cô ăn xong, thu dọn rác thải rồi mới rời đi.

Theo đó, anh Diệp Dương Huy (27 tuổi) quê ở Hà Nam (Trung Quốc) làm nghề giao đồ ăn ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. 3 năm trước, một lần anh giao hàng đến một căn hộ tầng 4. Anh gõ cửa nhưng không ai xuất hiện, chỉ có giọng nói yếu ớt vang lên: "Hãy tự mở cửa vào đi". Khi bước vào bên trong, anh nhìn thấy một người phụ nữ gầy gò, xanh xao và bên dưới là đồ đạc lộn xộn cùng rác thải đã bốc mùi.

Được biết, người phụ nữ ấy họ Kế, 33 tuổi  phải nằm một chỗ sau tai nạn cách đây 7 năm. Gia đình bận rộn với công việc bên ngoài nên cô thường tự đặt bữa trưa và bữa tối. Thấy người giao hàng đến, người phụ nữ cố gắng ngồi dậy. Thấy vậy, Diệp nhanh chóng giúp khách bày đồ ăn ra bàn, rồi đợi đến khi cô dùng bữa xong thu dọn rác mang đi. Đổi lại, anh nhận được nụ cười và sự cảm ơn của người phụ nữ khuyết tật.

Từ  hôm đó trở đi,  mỗi lần nhận được đơn hàng của cô, anh thường đứng chờ cô ăn xong rồi dọn dẹp. Trong thời gian này, Diệp tạm thời tắt ứng dụng nhận đơn để yên tâm chờ đợi.

"Làm như vậy giúp tôi không sốt ruột hay phải vội vàng trong lúc chờ đợi", anh Diệp giải thích.

Anh Diệp thường xuyên giúp đỡ vị khách hàng khuyết tật (Ảnh: Sohu)

Do công việc bận rộn,  không ở một chỗ cố định nên chàng trai 27 tuổi không thể thường xuyên đến nhà giúp đỡ Kế. Anh kể câu chuyện của cô lên nhóm làm việc của mình, mong đồng nghiệp có thể giúp đỡ nếu họ nhận được đơn đặt hàng đến địa chỉ này. Thật bất ngờ và cảm động khi đề nghị của anh nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ những người giao hàng khác.

Từ đó, hơn 100 shipper đã cùng giúp đỡ người phụ nữ khuyết tật một cách lặng lẽ. 3 năm qua, bất kỳ thành viên nào trong nhóm nhận được đơn của Kế đều mang đồ ăn đến tận nhà. Họ chờ đợi cô ăn xong, giúp dọn dẹp rác rồi mới yên tâm nhận đơn hàng tiếp theo.

Câu chuyện của đội giao hàng sau khi được chia sẻ đã thu hút sự chú ý của người dùng mạng Trung Quốc, mọi người đều ngưỡng mộ và khen ngợi tấm lòng nhân ái của nhóm thanh niên này.

Một câu chuyện cảm động khác cũng làm chúng ta tin vào những điều tử tế trong cuộc sống. Vào năm 2009, Trần Tiểu Phong gặp người đàn ông quần áo lấm lem ngồi ven đường, ra ký hiệu xin cứu giúp ở thị trấn Tiết Tập, thành phố Lão Hà Khẩu, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc). Anh nhanh chóng nhận ra đây  là người câm điếc đi lạc nên đưa người đàn ông về nhà, chờ tìm người thân.

Vài ngày sau, bắp chângười đàn ông lạ xuất hiện những vết thương, gây lở loét, chữa đi chữa lại cả tháng mới khỏi. Tiếp đó, ông ốm thêm vài trận, mỗi lần nằm viện cũng hàng chục ngày, gia đình Trần lại thay nhau chăm sóc. Vì người lạ không có giấy tờ tùy thân và bảo hiểm y tế nên tất cả chi phí anh đều phải trả. Thời điểm đó, lương tháng của Trần là 2.000 tệ (7,6 triệu đồng), đang ở ký túc xá của công ty. Vì có thêm người trong nhà nên anh phải đi đi về về bằng xe máy, mỗi ngày vượt hơn 60km.

Khi đó, vợ anh Trần đang g làm việc ở Thượng Hải, không biết việc làm của chồng. Khi nghe tin anh tiêu hết tiền gửi về nuôi con, cô tra hỏi Trần mới dám nói sự thật. Ngày Tết về nhà, thấy người đàn ông câm điếc hiểu lễ nghĩa, giúp bố mẹ trồng rau, dọn dẹp nhà cửa, người vợ mới nguôi ngoai, đồng ý cho ông ở lại nhà mình.

Ngày 17/11,/11/2021, qua điều tra cẩnh sát biét được người đàn ông tật nguyền này ở thị trấn Tứ Doanh, thành phố Bạc Đầu, tỉnh Hà Bắc, bị lạc nên đã tìm người thân và giúp ông này trở về nhà.
Trước khi quay về nhà với gia đình, người đàn ông không quên cúi đầu cảm ơn anh Trần đã cưu mang trong suốt thời gian qua.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững

ĐSQ Australia vừa cho biết: Tuần này, phái đoàn doanh nghiệp dịch vụ thiết bị, công nghệ khoáng sản (METS) Australia tham dự triển lãm khai khoáng Mining Vietnam 2024, với sự hỗ trợ của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade), để thúc đẩy hợp tác khai khoáng bền vững giữa Australia và Việt Nam.
2024-04-26 12:20:51
Đang tải...