Bản tin Hoà Nhập ngày 16/11/2021: Hà Nội đã quá tải cả triệu tấn rác thải

2021-11-16 08:00:00 0 Bình luận

Thực hiện cấp căn cước công dân mẫu mới có mã QR code cho người dân TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: TTXVN)

Thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia

Theo thông tin trên Báo Tin Tức, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 1911/QĐ-TTg ngày 15/11/2021 về việc thực hiện kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Nguyên tắc chung trong kết nối giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành là các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành (cơ sở dữ liệu khác) khi có một trong các thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải bảo đảm điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 137/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân, phải thực hiện kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Việc kết nối, chia sẻ thông tin công dân giữa các cơ sở dữ liệu phải được bảo đảm bảo mật, an ninh, an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Việc sử dụng thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tuân thủ theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 137/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân, Nghị định số 37/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 137/2015/NĐ-CP.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chia sẻ thông tin về công dân cho cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và Cổng Dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về y tế và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác cung cấp thông tin về công dân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật để bảo đảm thống nhất, đầy đủ, chính xác, kịp thời của thông tin.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chia sẻ dữ liệu thông tin công dân thuộc lĩnh vực quản lý để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và công tác quản lý Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu khác; chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đánh giá, kiểm tra lỗ hổng bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin khi thực hiện việc kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu khác. Bộ Công an quản lý, vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đáp ứng yêu cầu kỹ thuật trong việc kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng, lưu trữ dữ liệu thông tin công dân để giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ công tác quản lý Nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội.

Hà Nội: Thiếu quyết liệt và chậm trễ tìm 'đầu ra' cho rác thải

Toàn cảnh bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội).

Cũng trên Báo tin tức, hằng ngày, tại Hà Nội, hơn 5.000 tấn rác sinh hoạt được thải ra môi trường. Đó là chưa kể rác thải công nghiệp, rác thải rắn, rác thải độc hại. Tất cả các loại rác kể trên đều có xu hướng gia tăng trong thời gian tới. Song Hà Nội chỉ có hai khu xử lý rác thải chính: Nam Sơn và Xuân Sơn. Cả hai khu này đều đang quá tải. Do thiếu chỗ xử lý rác, thành phố Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều áp lực và hệ lụy từ rác.

Theo quy hoạch, đến năm 2020, Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn (bãi rác Nam Sơn) có quy mô 157 ha, đến năm 2030 là 257 ha và đến năm 2050 là 280 ha. Diện tích bãi rác trên thuộc các xã Bắc Sơn, Nam Sơn và Hồng Kỳ (Sóc Sơn). Bãi có nhiệm vụ xử lý rác của 12 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành Hà Nội. 

Quy hoạch là vậy nhưng từ nhiều năm nay, việc di dời giải phóng mặt bằng để mở rộng bãi rác lại rất khó khăn. Được thành lập từ năm 1996, đến nay, bãi rác Nam Sơn có diện tích khoảng 150 ha và dường như chưa mở rộng được thêm một mét vuông nào nữa kể từ năm 2020 đến nay để dành cho việc chôn lấp và xử lý rác. Trong khi đó, dân số của thành phố tăng theo từng năm, kéo theo rác thải phát sinh nhiều. So với thiết kế, bãi rác Nam Sơn đã vượt khoảng 1,69 triệu tấn. Bãi rác quá tải là chuyện được dự báo từ lâu.

Cùng với đó, thành phố còn có bãi Khu liên hiệp xử lý rác thải Xuân Sơn (bãi rác Xuân Sơn) đang ở tình cảnh quá tải nghiêm trọng. Bãi rác này đã từng xảy ra sự cố, dẫn tới phải dừng tiếp nhận rác vào dịp tháng 10 vừa qua, khiến một số quận, huyện bị ùn ứ rác thải.

Bãi rác quá tải, dẫn tới sự cố không chỉ gây ùn ứ rác tại các quận, huyện mà còn tạo khó khăn áp lực không nhỏ cho đơn vị vận hành. Theo ông Nguyễn Hữu Tiến, Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) - đơn vị được giao quản lý, vận hành hai bãi trên - bãi rác quá tải có nguy cơ: phát tán mùi rất cao, nước rỉ rác lớn, không chủ động ô chôn lấp, mật độ phương tiện ra vào một khu vực lớn nguy cơ tai nạn giao thông, hao tổn nhiên liệu do xe phải leo lên cao tìm chỗ đổ rác…

Để khắc phục, đơn vị quản lý bãi đã nghiên cứu áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế phát tán mùi ô nhiễm từ bãi rác như: dùng chế phẩm chế phẩm Posi-shell nhập khẩu từ Mỹ, kết hợp với ximăng phun lên bề mặt rác sau khi rác được mang đến ô chôn lấp.

Việc làm này nhằm phủ kín bề mặt rác hở, ngăn không cho mùi phát tán, tăng hiệu quả diệt công trùng, hạn chế rác bay và tách nước mưa hòa vào nước rác. Đồng thời, Urenco thí điểm công nghệ Nhật Bản với việc tiến hành sục khí nano tại các ô chứa nước rác để hạn chế phát tán mùi ô nhiễm. Ngoài ra, đơn vị quản lý triển khai nhiều biện pháp khác nhằm hạn chế thấp nhất phát tán mùi ô nhiễm, ngăn chặn ruồi muỗi phát sinh từ bãi rác. Tuy nhiên các biện pháp trên chỉ là tạm thời trước mắt, mang tính chất giải quyết tình thế.

Đà Nẵng cho học sinh đến trường từ 22/11

Học sinh khối THPT sẽ đến trường từ cuối tháng 11 (Ảnh: tuoitre)

Theo Báo Tuổi trẻ, lãnh đạo TP Đà Nẵng thống nhất đề xuất của Sở Giáo dục và đào tạo về việc tổ chức dạy, học trực tiếp trên địa bàn từ ngày 22/11.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 chiều tối 15/11, bà Ngô Thị Kim Yến, phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, thống nhất với đề xuất cho học sinh trở lại trường dựa trên việc đảm bảo phòng dịch.

Theo đó, lãnh đạo thành phố thống nhất với đề xuất của Sở Giáo dục và đào tạo Đà Nẵng tổ chức dạy học trực tiếp cho khối 12 từ ngày 22/11; khối lớp 10 và 11 từ ngày 29/11.

Tuy nhiên, việc đi học lại chỉ triển khai tại các địa phương vùng dịch cấp độ 1 và 2, nguy cơ thấp và nguy cơ trung bình. Học sinh vùng cấp độ 3, học sinh thuộc diện cách ly y tế tập trung thì học trực tuyến.

Học sinh các khối lớp 8, 9 dự kiến sẽ đến trường sau khi các em được tiêm mũi 1 vắc xin phòng COVID-19 đủ 14 ngày. Với các khối lớp còn lại, nếu tình hình dịch bệnh ổn định, sẽ có kế hoạch cụ thể.

Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến đề nghị trước khi tổ chức đi học 1 tuần phải thông báo cho học sinh, phụ huynh để chuẩn bị.

Riêng hoạt động của các trường dạy nghề, bà Yến đề nghị các đơn vị xây dựng phương án hoạt động trở lại, các sở, ngành phê duyệt phương án, trình UBND thành phố xem xét.

Bà Yến cho rằng việc dạy học trực tuyến do ảnh hưởng của COVID-19 không thể bảo đảm hết yêu cầu, tiến độ, chất lượng, đồng thời tác động rất lớn đến tâm lý phụ huynh và học sinh.

Sở Giáo dục và đào tạo Đà Nẵng thông tin, đến nay đã có 97% giáo viên và học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố được tiêm 1 mũi, chuẩn bị tiêm trả mũi 2 vắc xin phòng COVID-19.

Khánh Hoà: Vũ trường, karaoke, massage được hoạt động lại từ 16/11

Theo thông tin trên Tuổi Trẻ online, UBND tỉnh Khánh Hòa ra thông báo các cơ sở kinh doanh dịch vụ bar, pub, vũ trường, karaoke, phòng trà ca nhạc, massage, trò chơi điện tử... được hoạt động lại từ ngày 16/11, nhưng không quá 50% công suất.

Theo đó, các cơ sở, dịch vụ nói trên chỉ cho người có thẻ xanh và thẻ vàng COVID-19 tham gia; hoạt động tối đa 50% công suất, bắt buộc triển khai mã QR, quy tắc 5K.

Đối với các sự kiện, hoạt động tập trung đông người phục vụ nhiệm vụ chính trị do UBND tỉnh, chủ tịch UBND cấp huyện quyết định, trong đó chỉ người có thẻ xanh và thẻ vàng COVID-19 được tham gia; hạn chế tối đa số người tham gia, tuân thủ nghiêm 5K.

Các hội nghị, hội thảo, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, lễ hội, liên hoan, tiệc cưới, các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng... triển khai tương tự, không quá 100 người tại cùng một thời điểm; bắt buộc quét mã QR và phải được UBND cấp xã xem xét, chấp thuận trước khi tổ chức.

Tỉnh Khánh Hòa cũng yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động… hạn chế tối đa việc di chuyển đến địa bàn, khu vực có dịch ở cấp độ 3 và 4.

Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh… phải tạo mã QR địa điểm, thực hiện nguyên tắc 5K và tổ chức tầm soát xét nghiệm COVID-19 hằng tuần. Các trường hợp đến, về từ khu vực có dịch cấp độ 3 và 4 phải tự cách ly, theo dõi tại nhà trong vòng 7 ngày và khai báo y tế tại cơ sở y tế gần nhất.

Đối với địa điểm, địa bàn, khu vực thực hiện phong tỏa, cách ly y tế thiết lập cách ly y tế theo hướng nhỏ nhất có thể.

Bình Định: Hàng ngàn tấn đất đá sạt lở từ đỉnh núi cao 300m

Sạt lở núi ở xã Cát Thành. (Ảnh: tienphong)

Thông tin trên Báo Tiền Phong, tối 15/11, lãnh đạo UBND xã Cát Thành (huyện Phù Cát, Bình Định) cho biết, đã kịp thời sơ tán người dân đến nơi an toàn sau khi xảy ra vụ sạt lở núi nghiêm trọng ở khu vực núi Cấm thuộc thôn Chánh Thiện.

Theo thông tin từ người dân, từ khuya 14/11, rạng sáng 15/11, từ trên đỉnh núi Cấm, một số đất đá bắt đầu rơi xuống sau nhiều ngày mưa kéo dài. Người dân lập tức báo cáo chính quyền địa phương.

Lực lượng chức năng xã Cát Thành gắn biển cảnh báo, sơ tán những hộ dân sống gần chân núi ra khỏi vùng nguy hiểm, báo cáo lên huyện đồng thời tiến hành sơ tán hơn 50 hộ dân sống ở khu vực chân núi nằm trong vùng nguy hiểm.

Chính quyền địa phương cũng đã thực hiện giăng dây cảnh báo và cắt cử người túc trực tại hiện trường, đảm bảo an toàn cho người dân.

Hội An: Chính thức mở cửa đón du khách

Phố cổ Hội An dịu dàng, quyến rũ chính thức mở cửa đón du khách (Ảnh: thanhnien)

Theo thông tin đăng trên Báo điện tử Chính phủ, ngày 15/11, Phố cổ Hội An đã chính thức mở cửa đón khách trở lại với các hoạt động hướng dẫn tham quan du lịch sau 2 năm bị tác động bởi dịch bệnh COVID-19.

Theo đó, TP. Hội An sẽ tổ chức lại các hoạt động: Phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ, phố đêm; hoạt động hướng dẫn tham quan tại khu phố cổ Hội An, làng gốm Thanh Hà, làng rau Trà Quế, khu di tích lịch sử rừng dừa Bảy Mẫu và Cù Lao Chàm. Để kích cầu du lịch, TP. Hội An giảm 50% giá vé tham quan khu phố cổ và các làng nghề truyền thống; tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, sự kiện, lễ hội hấp dẫn phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của nhân dân và du khách; các doanh nghiệp du lịch, cơ sở lưu trú, điểm tham quan dành cho du khách trong dịp này. 

Theo ghi nhận hôm nay, mặc dù trời mưa nhưng khu phố cổ Hội An đã đón nhiều đoàn, du khách đến mua vé và thực hiện các thủ tục quy định để phòng chống dịch bệnh COVID-19 trước khi vào tham quan phố cổ.

Dẫn đoàn khách đầu tiên đến phố cổ Hội An vào sáng 15/11, anh Nguyễn Văn Quốc, hướng dẫn viên của Viettravel chia sẻ vui mừng vì sau thời gian dài mới có thể đưa du khách trở lại phố cổ Hội An. Sự trở lại lần này là khởi đầu mới để vươn lên mạnh mẽ hơn, du lịch Hội An sẽ phát triển, đón nhiều du khách trong và ngoài nước.

Theo bà Trương Thị Ngọc Cẩm, Giám đốc Trung tâm VHTT&TTTH TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam cho biết, Hội An đã bảo đảm những điều kiện cần thiết nhất để mở lại các hoạt động du lịch, đón du khách, trong đó, tổ chức tiêm phòng vaccine mũi 1 đạt 91% và mũi 2 đạt 35% trên toàn người dân thành phố. Nhiều ngày qua, Thành phố cũng đã tổ chức tập huấn về công tác phòng chống dịch cho tất cả người làm du lịch và đại diện các di tích.

Tại các chốt cửa ngõ vào khu vực phố đi bộ, các bảng quét PC-Covid đã được lắp đặt để du khách quét mã QR. Khách tham quan tự do sẽ quét theo từng người, khách đi theo đoàn chỉ cần trưởng đoàn đại diện quét mã QR.

Để mở cửa lại phố cổ, những ngày qua, TP. Hội An đã sắp xếp, tổ chức lại trật tự kinh doanh, các hoạt động hướng dẫn tham quan, phối hợp với doanh nghiệp tập luyện các chương trình, show diễn, từng bước làm mới, nâng cấp các sản phẩm du lịch.

"Thành phố cũng đã nhận một thông tin rất vui là trong ngày 17, 18/11 tới đây sẽ có đoàn khách quốc tế đầu tiên đến tham quan Hội An, cho nên công tác chuẩn bị rất khẩn trương. Các sản phẩm du lịch đã được đầu tư nâng cấp, đặc biệt là công tác phòng chống dịch bệnh bảo đảm an toàn, linh hoạt, thích ứng", bà Trương Thị Ngọc Cẩm, Giám đốc Trung tâm VHTT&TTTH TP Hội An chia sẻ thêm.

Còn ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết, Hội An đã lên kế hoạch nhằm bảo đảm an toàn du lịch trong tình hình mới, thực hiện đúng các yêu cầu của “Bộ tiêu chí an toàn du lịch" trên địa bàn thành phố, hướng tới mục tiêu Hội An "Du lịch Xanh", tổ chức các chương trình tham quan khép kín dành cho du khách quốc tế đáp ứng đủ các yêu cầu về nhập cảnh và cách ly y tế...

TP. Hội An huy động lực lượng và vận động người dân, doanh nghiệp mở lại các hoạt động buôn bán kinh doanh, chỉnh trang cảnh quan, dọn dẹp đường sá, bồn cây… Tất các các quầy bán vé, điểm tham quan, lề đường, hệ thống điện chiếu sáng, cụm đèn lồng được sửa chửa, chỉnh trang khiến cho quang cảnh phố phường tươi mới hẳn ra.

Đáng ghi nhận là người dân và cộng đồng doanh nghiệp đang có tâm trạng rất tốt và đón đợi ngày mở lại các hoạt động này. Với thành công của các đoàn khách đầu tiên này thì từng bước sẽ mở dần các hoạt động và hy vọng đầu năm 2022, Hội An sẽ mở lại hoàn toàn để đón khách du lịch tham quan. Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân

Ngày 21/11, tại TP Hà Nội, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới, đồng tổ chức Diễn Đàn: Thực thi Luật Đất đai 2024 và các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân.
2024-11-22 12:05:00
Đang tải...