Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên: Khó đạt mục tiêu 100%
2017-11-28 09:48:18
0 Bình luận
Hiện cả nước có khoảng 7,5% học sinh - sinh viên (HSSV) chưa tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Con số này so với tỷ lệ tham gia BHYT chung không phải quá lớn, song trên thực tế việc huy động đủ 100% HSSV tham gia BHYT không phải chuyện dễ. Ngoài lý do liên quan đến kinh tế, vẫn còn những nguyên nhân khách quan khác.
BHYT là bắt buộc
Học sinh, sinh viên là một trong những nhóm đối tượng sớm được triển khai BHYT bắt buộc từ 1/1/2010, theo quy định tại Luật BHYT năm 2008.
Chỉ thị số 05/CT/TTg ngày 2/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT yêu cầu Bộ GD&ĐT chủ trì phối hợp Bộ Y tế, BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện mở rộng BHYT HSSV, đảm bảo đạt 100% HSSV tham gia BHYT; Quyết định số 1167/QĐ/TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016 – 2020, nhấn mạnh phải đẩy mạnh thực hiện BHYT HSSV.
Theo đó giao Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện BHYT HSSV, đảm bảo đến năm 2017 có 100% HSSV tham gia BHYT.
Từ những chỉ đạo, văn bản quy phạm pháp luật nói trên, có thể thấy việc thực hiện BHYT HSSV đã được quy định, luật hóa một cách thống nhất, nằm trong chủ trương thực hiện BHYT toàn dân và mang tính bắt buộc.
Quyền lợi khám, chữa bệnh khi tham gia BHYT cũng được mở rộng, đặc biệt từ ngày 1/1/2016, quy định thông tuyến huyện đã tạo nhiều thuận lợi cho việc khám, chữa bệnh đối với người tham gia BHYT, trong đó có HSSV. Nhiều bệnh nhân là học sinh đã được Quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị lên đến hàng trăm triệu đồng như các trường hợp điều trị ung thư, chạy thận nhân tạo (khoảng 80 triệu đồng/năm); phẫu thuật tim mạch từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng…
Tuy nhiên hiện việc tham gia BHYT của học sinh vẫn đang chịu những tác động khách quan. Đơn cử như bắt đầu từ tháng 7 vừa qua, lương cơ sở tăng trên phạm vi cả nước đồng nghĩa với việc phí đóng bảo hiểm cũng tăng.
Theo tính toán của BHXH Việt Nam, mức chênh lệch tăng thuộc phần trách nhiệm phải đóng của HSSV chỉ tăng 2.835 đồng/HSSV/tháng so với năm trước, nhưng cũng đã tạo ra những tác động nhất định, làm ảnh hưởng đến lộ trình bao phủ BHYT tới 100% HSSV. Nếu tính chung trong cả nước, tỷ lệ HSSV tham gia bảo hiểm có dấu hiệu chững lại.
Điển hình như Cần Thơ, tính đến ngày 31/7, tỷ lệ tham gia BHYT HSSV so với năm học 2016 / 2017 giảm 14,87%. Theo đó, cuối năm 2016 tỷ lệ tham gia BHYT của HSSV chiếm đến 99,87% nhưng tính đến ngày 31/7, tỷ lệ này giảm xuống còn 85%. Nguyên nhân do một số HSSV chỉ tham gia bảo hiểm đến cuối cấp nên bị ngắt quãng vào giai đoạn chuyển tiếp.
Tránh hiểu lầm
Câu chuyện lạm thu đầu năm học 2017 / 2018 mới đây đá khiến phụ huynh học sinh nghi ngại về những khoản đóng góp trong nhà trường. Bởi trong thực tiễn tổ chức triển khai thực hiện, có một số cơ sở giáo dục tổ chức thu nhiều khoản phải đóng góp vào đầu năm học, gây sức ép tài chính cho các hộ gia đình, bên cạnh những khoản đóng góp có tính chất bắt buộc, trong đó có BHYT thì có những khoản “thu hộ” như bảo hiểm thương mại.
Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục không tuyên truyền, phổ biến rõ cho phụ huynh học sinh biết với việc thu BHYT là trách nhiệm của cả gia đình và nhà trường nhằm đảm bảo quyền lợi và sức khỏe của các em học sinh.
Điều này đã dẫn đến hiểu nhầm, thậm chí là hiểu sai bản chất của chính sách, pháp luật BHYT của Nhà nước; đánh đồng vai trò của cơ sở giáo dục trong thực hiện BHYT với việc thu các loại hình bảo hiểm thương mại. Đây là hạn chế, bất cập cần phải chấn chỉnh ngay.
Trước thực trạng cả nước còn khoảng 7,5% HSSV chưa tham gia BHYT, Phó trưởng Ban thu (BHXH Việt Nam) Nguyễn Xuân Tư cho biết: Do một bộ phận người dân còn nhận thức chưa đầy đủ về chính sách BHYT nói chung và BHYT đối với HSSV nói riêng. Bên cạnh đó, một số cơ sở giáo dục thiếu quan tâm thích đáng đến BHYT, công tác y tế trường học nên việc rà soát, đối chiếu số HSSV chưa tham gia BHYT cũng như vận động các em, phụ huynh còn hạn chế...
Cùng với đó, bản thân cơ quan BHXH ở một số nơi còn tình trạng chưa thật sự sâu sát trong quá trình triển khai thực hiện BHYT HSSV, chưa tham mưu kịp thời cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong chỉ đạo thực hiện công tác này.
Các cơ quan chức năng cũng chưa phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục trong công tác rà soát, đối chiếu số HSSV đã tham gia và chưa tham gia BHYT để xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động, đồng thời đề xuất giải pháp để phát triển BHYT trong HSSV.
Năm học 2017 - 2018 đã đi được gần nửa chặng đường. Do đó, thời gian để đạt được mục tiêu 100% HSSV tham gia BHYT không còn nhiều.
Học sinh, sinh viên là một trong những nhóm đối tượng sớm được triển khai BHYT bắt buộc từ 1/1/2010, theo quy định tại Luật BHYT năm 2008.
Chỉ thị số 05/CT/TTg ngày 2/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT yêu cầu Bộ GD&ĐT chủ trì phối hợp Bộ Y tế, BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện mở rộng BHYT HSSV, đảm bảo đạt 100% HSSV tham gia BHYT; Quyết định số 1167/QĐ/TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016 – 2020, nhấn mạnh phải đẩy mạnh thực hiện BHYT HSSV.
Theo đó giao Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện BHYT HSSV, đảm bảo đến năm 2017 có 100% HSSV tham gia BHYT.
Từ những chỉ đạo, văn bản quy phạm pháp luật nói trên, có thể thấy việc thực hiện BHYT HSSV đã được quy định, luật hóa một cách thống nhất, nằm trong chủ trương thực hiện BHYT toàn dân và mang tính bắt buộc.
Quyền lợi khám, chữa bệnh khi tham gia BHYT cũng được mở rộng, đặc biệt từ ngày 1/1/2016, quy định thông tuyến huyện đã tạo nhiều thuận lợi cho việc khám, chữa bệnh đối với người tham gia BHYT, trong đó có HSSV. Nhiều bệnh nhân là học sinh đã được Quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị lên đến hàng trăm triệu đồng như các trường hợp điều trị ung thư, chạy thận nhân tạo (khoảng 80 triệu đồng/năm); phẫu thuật tim mạch từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng…
Tuy nhiên hiện việc tham gia BHYT của học sinh vẫn đang chịu những tác động khách quan. Đơn cử như bắt đầu từ tháng 7 vừa qua, lương cơ sở tăng trên phạm vi cả nước đồng nghĩa với việc phí đóng bảo hiểm cũng tăng.
Theo tính toán của BHXH Việt Nam, mức chênh lệch tăng thuộc phần trách nhiệm phải đóng của HSSV chỉ tăng 2.835 đồng/HSSV/tháng so với năm trước, nhưng cũng đã tạo ra những tác động nhất định, làm ảnh hưởng đến lộ trình bao phủ BHYT tới 100% HSSV. Nếu tính chung trong cả nước, tỷ lệ HSSV tham gia bảo hiểm có dấu hiệu chững lại.
Điển hình như Cần Thơ, tính đến ngày 31/7, tỷ lệ tham gia BHYT HSSV so với năm học 2016 / 2017 giảm 14,87%. Theo đó, cuối năm 2016 tỷ lệ tham gia BHYT của HSSV chiếm đến 99,87% nhưng tính đến ngày 31/7, tỷ lệ này giảm xuống còn 85%. Nguyên nhân do một số HSSV chỉ tham gia bảo hiểm đến cuối cấp nên bị ngắt quãng vào giai đoạn chuyển tiếp.
Tránh hiểu lầm
Câu chuyện lạm thu đầu năm học 2017 / 2018 mới đây đá khiến phụ huynh học sinh nghi ngại về những khoản đóng góp trong nhà trường. Bởi trong thực tiễn tổ chức triển khai thực hiện, có một số cơ sở giáo dục tổ chức thu nhiều khoản phải đóng góp vào đầu năm học, gây sức ép tài chính cho các hộ gia đình, bên cạnh những khoản đóng góp có tính chất bắt buộc, trong đó có BHYT thì có những khoản “thu hộ” như bảo hiểm thương mại.
Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục không tuyên truyền, phổ biến rõ cho phụ huynh học sinh biết với việc thu BHYT là trách nhiệm của cả gia đình và nhà trường nhằm đảm bảo quyền lợi và sức khỏe của các em học sinh.
Điều này đã dẫn đến hiểu nhầm, thậm chí là hiểu sai bản chất của chính sách, pháp luật BHYT của Nhà nước; đánh đồng vai trò của cơ sở giáo dục trong thực hiện BHYT với việc thu các loại hình bảo hiểm thương mại. Đây là hạn chế, bất cập cần phải chấn chỉnh ngay.
Trước thực trạng cả nước còn khoảng 7,5% HSSV chưa tham gia BHYT, Phó trưởng Ban thu (BHXH Việt Nam) Nguyễn Xuân Tư cho biết: Do một bộ phận người dân còn nhận thức chưa đầy đủ về chính sách BHYT nói chung và BHYT đối với HSSV nói riêng. Bên cạnh đó, một số cơ sở giáo dục thiếu quan tâm thích đáng đến BHYT, công tác y tế trường học nên việc rà soát, đối chiếu số HSSV chưa tham gia BHYT cũng như vận động các em, phụ huynh còn hạn chế...
Cùng với đó, bản thân cơ quan BHXH ở một số nơi còn tình trạng chưa thật sự sâu sát trong quá trình triển khai thực hiện BHYT HSSV, chưa tham mưu kịp thời cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong chỉ đạo thực hiện công tác này.
Các cơ quan chức năng cũng chưa phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục trong công tác rà soát, đối chiếu số HSSV đã tham gia và chưa tham gia BHYT để xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động, đồng thời đề xuất giải pháp để phát triển BHYT trong HSSV.
Năm học 2017 - 2018 đã đi được gần nửa chặng đường. Do đó, thời gian để đạt được mục tiêu 100% HSSV tham gia BHYT không còn nhiều.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Đại đoàn kết