Bệnh cảm cúm, không hề đơn giản
Cảm
cúm là một bệnh do người bênh nhiễm phải virus đường hô hấp từ môi trường xung
quanh, bệnh này rất dễ lây lan cho những người có sức đề kháng yếu, đặc biệt là
người già và trẻ nhỏ.
Bệnh
cảm cúm thường có các triệu chứng của bệnh cảm thông thường như hắt hơi, nghẹt
mũi, và chủ yếu chỉ ảnh hưởng đến mũi, họng, từ ngực trở lên. Ngoài ra, còn có
thêm các triệu chứng khác, nghiêm trọng hơn, đau nhức cả người,ho khan, mất cảm
giác thèm ăn (cảm thấy đắng miệng) và thường phát triển thành bệnh nhanh hơn từ
khi bạn tiếp xúc với nguồn bệnh.
Nguyên nhân và biến chứng
của bệnh cảm cúm
Virus
cảm cúm là virus có thể sống được và di chuyển trong không khí, và nguyên nhân
chính dẫn đến cảm cúm đó là do tiếp xúc với người bệnh qua đường hô hấp, hoặc
tiếp xúc với những đồ vật, nơi người bệnh mới tiếp xúc.
“Bệnh
cảm cúm không nghiêm trọng” – đó là một quan niệm hoàn toàn sai. Trên thực tế,
đã có rất nhiều các biến chứng của bệnh cảm cúm để lại những hậu quả đau lòng
và có thể dẫn đến tử vong.
Biến
chứng chủ yếu và nguy hiểm nhất của cảm cúm là về hô hấp. Trong khoảng thời
gian mắc bệnh từ 2 - 4 ngày nếu nhiệt độ vẫn không giảm, xuất hiện triệu chứng
khó thở, thở gấp, khuân mặt nhợt nhạt, ho đờm ra máu dẫn đến suy hô hấp, rối loạn
tuần hoàn và có thể dẫn đến tử vong nếu không chữa trị kịp thời.
Đối
với phụ nữ mang thai, nếu mắc cảm cúm trong 3 tháng đầu của thai kì có thể gây ảnh
hưởng đến thai nhi, nhất là hệ thần kinh trung ương, có thể dẫn đến dị tật hay
quái thai ở thai nhi. Còn nếu mắc trong thời gian mang thai từ tháng thứ 4 trở
đi, rất có thể dẽ gây xẩy trhai.
Một
biến chứng khác cực kì nguy hiểm của bệnh cảm cúm là cảm cúm ác tính. Người bệnh
sẽ mắc những biểu hiện cúm như bình thường, nhưng sau đó sẽ phát triển rất
nhanh, xuất hiện hội chứng suy hô hấp cấp và dẫn đến tử vong rất nhanh, không
khắc phục được. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp.
Cách phòng chống bệnh cảm
cúm
Giữ
ấm cơ thể trong mùa lạnh, đội mũ khi đi ra ngoài trời trong mùa nắng nóng.
Rửa
tay với xà phòng trước và sau các bữa ăn, trước khi cầm nắm thực phẩm, trước
khi chăm sóc người già và trẻ nhỏ, sau khi sử dụng toilet, sau khi xì mũi và
sau khi chạm vào các bề mặt chia sẻ sự tiếp xúc như mặt bàn, nắm đấm cửa ra
vào, tay vịn.
Nếu
cảm thấy không khỏe, bạn hãy nghỉ ngơi ở nhà, tránh nơi tụ tập đông người để
phòng việc lây lan virus cho người khác.
Lựa
chọn các thực phẩm ngừa cảm cúm: sữa chua, nấm, tỏi, hàu, socola đen, cá hồi,
khoai lang… để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Nếu
có các triệu chứng như cúm, bạn luôn phải đeo khẩu trang và che miệng cũng như
mũi khi họ hoặc hắt hơi.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.