Các danh nhân tuổi Sửu

2021-02-08 19:25:03 0 Bình luận
Theo dòng chảy lịch sử, trải qua hàng nghìn năm văn hiến, ở mỗi thời kỳ nước ta đều có những nhân vật xuất chúng, điều này được đại thi hào Nguyễn Trãi khẳng định trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo: “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần Bao đời xây nền độc lập Cùng, Hán, Đường, Tống, Nguyên Mỗi bên xưng đế một phương Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có.”

Nhân dịp xuân Tân Sửu 2021, Tạp chí Hướng nghiệp và Hòa nhập xin gửi tới bạn đọc một số thông tin các doanh nhân tuổi Sửu của nước ta:

1. Phùng Hưng sinh năm Tân Sửu 761, quê ở làng Đường Lâm, nay thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Sinh thời, Phùng Hưng là người khoẻ mạnh và dũng lược. Chính ông đã phát động và lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa lớn, đập tan chính quyền đô hộ của nhà Đường, xây dựng nền độc lập tự chủ trong một thời gian khá dài, được nhân dân suy tôn là Bố cái Đại vương. Ông mất năm 802 (41 tuổi).

Tượng đồng Phùng Hưng tại đền thờ Cam Lâm.

2. Lê Đại Hành (Lê Hoàn)

Lê Đại Hành (sinh ngày 15/07 năm Tân Sửu tức 10/08/941 âm lịch), là vị Hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lê nước Đại Cồ Việt, trị vì nước Đại Cồ Việt trong 24 năm Lê Đại Hành là ông vua có tài, dẹp nội loạn, khéo bang giao, giữ thể diện Quốc gia.

3. Trần Quang Khải sinh năm Tân Sửu 1241. Ông là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông; là nhà quân sự, nhà ngoại giao, nhà thơ lớn của dân tộc. Dưới triều Trần Thánh Tông (1258 - 1278), Trần Quang Khải làm đến chức Thừa tướng đời Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông, coi cả mọi việc trong nước, được phong tước Chiêu minh Đại vương, từng được cử làm Thượng tướng Thái sư, đứng đầu triều đình. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai (1285) và thứ ba (1288), Trần Quang Khải là vị tướng chủ chốt thứ hai sau Trần Quốc Tuấn có nhiều công lao lớn trên chiến trường. Ông còn là một nhà thơ với tâm hồn thơ khoáng đạt, gần gũi, gắn bó với cuộc sống bình dị nhưng hào hùng của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là bài “Tụng giá hoàn kinh sư” được viết sau chiến thắng Chương Dương độ vào tháng 6/1285 - chiến thắng được coi là lớn nhất lúc bấy giờ:

          “Chương Dương cướp giáo giặc

          Hàm Tử bắt quân thù

          Thái bình nên gắng sức

          Non nước ấy nghìn thu” (Trần Trọng Kim dịch).

4. Nguyễn Thái Học

Nguyễn Thái Học sinh năm Tân Sửu 1901 quê ở Vĩnh Phúc.Ông nổi tiếng là người trung kiên giàu lòng thương dân ái quốc. Ông là một trong những anh hùng dân tộc trong lịch sử cận đại là một trong những người khai sinh ra Việt Nam Quốc Dân Đảng. Người đề cao thể chế tự do dân chủ năm 1927.Ông là tấm gương sáng cho những tấm lòng yêu nước là nền móng cho sự phát triển tinh thần khởi nghĩa dân tộc.

5. Trần Nguyên Đán sinh năm Ất Sửu 1325, là danh sĩ nổi tiếng đời Trần, hiệu là Băng Hồ, ông là chắt nội của Trần Quang Khải và là ông ngoại của anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. Đời Trần Dụ Tông (1341-1369), ông được bổ làm Ngự sử đại phu; đời Nghệ Tông lên chức Tư đồ, tước Chương Túc hầu. Ông sống vào lúc triều Trần vào buổi suy vi nên mang trong mình rất nhiều tâm sự. Những tâm sự này được ông đưa vào thơ văn của mình. Đó là lòng thương dân, là cảm giác thấy mình bất lực nên trở thành vô dụng. Năm Ất Sửu (1385) ông về Côn Sơn ở ẩn và mất sau đó 5 năm, vào năm 1390, thọ 65 tuổi. Ông là “cây cột chống trời” cuối cùng của nhà Trần, nên khi ông mất đi triều đình ngày càng nghiêng đổ và chỉ chưa đầy 10 năm sau nhà Trần đã bị Hồ Quý Ly cướp ngôi. Tác phẩm của ông đã mất mát phần lớn, hiện chỉ còn 51 bài thơ chép trong "Trích diễn thi tập", "Toàn Việt thi lục".

 6. Lê Lợi sinh năm Ất Sửu 1385, kém Trần Nguyên Đán đúng một vòng hoa giáp. Lê Lợi quê tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Lê Lợi là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh, là anh hùng giải phóng dân tộc và là người sáng lập vương triều nhà Lê, mở ra thời kỳ thịnh trị lâu dài trong lịch sử dân tộc. Sau khi đánh thắng quân Minh, Lê Lợi lên ngôi vua với hiệu là Lê Thái Tổ, ở ngôi 5 năm và cũng mất vào năm Sửu (1433), an táng tại Vĩnh Lăng, Lam Sơn, Thọ Xuân, Thanh Hoá.

7.  Tự Đức sinh năm Kỷ Sửu 1829, chính tên là Nguyễn Hồng Nhậm, huý là Thì, là con thứ hai của vua Thiệu Trị và mẹ là Phạm Thị Hằng (Từ Dũ Hoàng Thái Hậu sau này), con gái thượng thư Phạm Dăng Hưng người Gia Định. Lên ngôi vua năm 1847 lấy niên hiệu là Tự Đức. Ông lên ngôi giữa lúc nước nhà đang đứng trước âm mưu xâm lược của thực dân Pháp. Ông có lỗi trong việc để Pháp chiếm mất Nam Kỳ nhưng bản thân ông là người uyên bác, cần kiệm, chăm chỉ trong chức vụ và có nhiều đóng góp cho nền văn hoá nước nhà. Đặc biệt Tự Đức là người con rất có hiếu. Tự Đức ở ngôi Hoàng đế 36 năm và băng hà ngày 16/6 năm Quý Mùi (1883) giữa cảnh đất nước ngổn ngang trăm mối, miếu hiệu là Dực Tôn anh Hoàng đế.

8.  Nguyễn Văn Tố sinh năm Kỷ Sửu 1889, quê Hà Đông - Hà Nội, là học giả nổi tiếng làm việc nhiều năm tại Trường Viễn Đông Bác cổ; là Hội trưởng Hội Truyền bá Quốc ngữ trước năm 1945. Sau Cách mạng Tháng tám, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội trong chính phủ Lâm thời và sau đó là Trưởng Ban Thường trực Quốc hội (như Chủ tịch Quốc hội hiện nay) Khoá 1 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tháng 10/1947, thực dân Pháp tấn công lên chiến khu Việt Bắc, ông bị địch bắt và giết hại.

9.  Trần Huy Liệu sinh năm Tân Sửu 1901, quê Vụ Bản, Nam Định. Ông là nhà báo, nhà văn, nhà sử học, nhà hoạt động chính trị xuất sắc, là đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng nhưng sau này ly khai tổ chức này và gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông là người sáng lập ra Cường học thư xã ở Sài Gòn (1928), chuyên xuất bản sách và cổ vũ tinh thần yêu nước. Từng bị thực dân Pháp bắt và đưa đi đày ở Côn Đảo, Sơn La. Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông được bầu là Phó Chủ tịch Uỷ ban Dân tộc giải phóng. Sau đó ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền trong Chính phủ Lâm thời. Cuối tháng 8/1945, ông cùng Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận vào Huế tiếp nhận sự thoái vị của vua Bảo Đại. Sau này ông chuyên tâm nghiên cứu khoa học lịch sử, làm Viện trưởng Viện Sử học và qua đời năm 1969. Ông được Viện Hàn lâm khoa học Cộng hoà Dân chủ Đức (cũ) mời làm viện sĩ. Năm 1996, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về văn học nghệ thuật.

10. Trịnh Đình Thảo

Trịnh Đình Thảo sinh năm Tân Sửu 1901 mất năm 1986 là một luật sư và một nhà chính khách Việt Nam. Ông từng là nguyên Chủ tịch Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969-1976); nguyên Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá VI (1976-1981).

11. Phùng Chí Kiên 

Phùng Chí Kiên (1901-1941), là nhà hoạt động cách mạng và quân sự Việt Nam, đồng thời là vị tướng đầu tiên của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam. Phùng Chí Kiên, tên khai sinh là Nguyễn Vỹ, còn có tên khác là Mạnh Văn Liễu, sinh năm Tân Sửu 1901 tại làng Mỹ Quan, tổng Vạn Phần (nay là xã Diễn Yên), huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.Tuy nhà nghèo, nhưng ông vẫn được cha mẹ cho đi học sớm .Năm 1925, Phùng Chí Kiên ra làm thuê cho một thương nhân người Hoa ở ga Yên Lý, thuộc huyện Diễn Châu, nằm trên tuyến đường sắt Hà Nội-Sài Gòn. Năm 1931, ông vào học đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản ở Mascova, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương (1941). Hoạt động thường xuyên tại Hồng Kông, Côn Minh (Trung Quốc) và Cao Bằng. Ông là người chỉ đạo khu căn cứ Bắc Sơn- Võ Nhai, bị thực dân Pháp bắt và xử tử bằng cách chặt đầu năm 1941. Ông là người học trò gần gũi và thân thiết của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, là một cán bộ tiền bối của Đảng và là nhà quân sự có tài.

12. Trần Đức Lương

Trần Đức Lương (sinh ngày 5 tháng 5 năm 1937 tại xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) là một chính khách Việt Nam. Ông là Chủ tịch nước thứ năm của Việt Nam, là Ủy viên Bộ Chính trị (khóa VIII, IX) và Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị (khóa VIII) Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

'Một thời Quảng Trị' - Cuốn hồi ức chiến tranh đặc sắc

Đất nước ta đã đi qua gần một nửa thế kỷ không còn tiếng súng chiến tranh, nhưng ký ức bi tráng về những tháng ngày đầy gian khổ vẫn còn in sâu trong tâm trí những con người của thời đạn bom. Đó là từng trận đánh ác liệt, kéo dài; đó là những người đồng đội, đồng chí đã vĩnh viễn hoà mình vào Tổ quốc. Trong không khí chào mừng kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Tạp chí điện tử Hoà Nhập xin mời quý vị độc giả nhìn lại thời kỳ hào hùng ấy của dân tộc qua những dòng chia sẻ từ Đại tá, nhà văn Nguyễn Tiến Hải về cuốn hồi ức “Một thời Quảng Trị” của Thượng tướng, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu.
2024-11-27 16:52:49

Mãi ngời sáng “Trang văn bia” về một tiểu đoàn 3 lần anh hùng

Trong lịch sử dài xa của Việt Nam - Đất nước anh hùng, công cuộc đánh giặc giữ nước và dựng xây đất nước của dân tộc ta đã hóa thành bản “anh hùng ca” vang động, chảy dài, trong niềm kiêu hãnh, tự hào qua rất nhiều thời đại.
2024-11-27 14:43:46

Quảng Ninh: Người khuyết tật được quan tâm xây nhà mới

Vừa qua tại TP Móng Cái, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT-TMC) tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân TP Móng Cái và CLB Thiện nguyện Nhân tâm Hạ Long đã tổ chức khánh thành nhà tình thương cho gia đình người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.
2024-11-27 13:58:48

Bắc Kạn: Giải thể Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp K27 do không triển khai hoạt động đào tạo

Ngày 18/11/2024, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 2054/QĐ-UBND về việc giải thể Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp K27 Bắc Kạn.
2024-11-27 11:31:01

Khám phá thiên nhiên và bản sắc văn hoá Làng du lịch Tân Hoá

Minh Hóa (Quảng Bình) là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và cũng là vùng đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Ðây là cơ sở quan trọng để địa phương xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng.
2024-11-27 07:00:00

Xúc tiến, quảng bá Du lịch đêm Hà Nội 2024 với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”

Vào 18 giờ ngày 29/11/2024, tại không gian tuyến phố ẩm thực Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) sẽ khai mạc chương trình quảng bá sản phẩm du lịch "Đêm Hà Nội 2024" với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”; công bố Quyết định công nhận 3 điểm du lịch mới của Thủ đô và khai trương Tuyến tàu điện số 6.
2024-11-26 14:31:36
Đang tải...