Cân bằng kiểm soát lạm phát và hồi phục kinh tế

2022-09-07 08:21:13 0 Bình luận
Mục tiêu xuyên suốt của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đặt ra là đảm bảo kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát lạm phát và phục hồi kinh tế nhanh và bền vững. Chính vì vậy, chính sách tiền tệ kết hợp chính sách tài khóa hài hòa kịp thời góp phần kiểm soát lạm phát và phục hồi kinh tế nhanh và bền vững.

Doanh nghiệp chế biến thanh long tổ chức sản xuất trở lại. Ảnh Trọng Triết

Tiền tệ - Tài khóa phải hài hòa kịp thời

Ước tính của Tổng cục Thống kê cho thấy, bình quân 8 tháng năm 2022 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng khoảng 2,6% so với cùng kì năm 2021. Hiện Việt Nam nằm trọng nhóm những nước có chỉ số lạm phát cận thấp của thế giới và giỏ hàng hóa để tính CPI của Việt Nam không khác nhiều so với thế giới. Cụ thể, Nhật Bản, Trung Quốc… nằm trong nhóm rất thấp, CPI chỉ tăng khoảng 1,8%; Việt Nam trong 7 tháng CPI tăng 2,54%, nằm trong nhóm CPI tăng cận thấp (khoảng 2-3%), tương đương với các nước: Malaysia, Indonesia, Brunei… Trong khi đó, nhiều nước EU, Mỹ, Canada nằm trong nhóm CPI tăng cao trên 8%.

Chính sách tài khóa không chỉ là kết quả của sản xuất, kinh doanh, mà còn là một trong những quan hệ cân đối kinh tế vĩ mô quan trọng.

Bội thu ngân sách trong 7 tháng đầu năm 2022 là kết quả tích cực hiếm thấy so với cùng kì và cả năm trong nhiều năm qua và đây là biểu hiện của chính sách tài khóa thắt chặt.

Việc thắt chặt chính sách tài khóa có ý nghĩa lớn nhất là góp phần kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, bởi tài khóa (cùng với tiền tệ) là yếu tố tiềm ẩn, đồng thời là lý do trực tiếp của lạm phát, tiền tệ và tài khóa đều liên quan đến tiền - mà tiền tệ là biểu hiện của giá và giá làm cho tiền giảm giá nhiều hay ít. Việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu có ý nghĩa rất lớn về nhiều mặt, trực tiếp tác động đến nhu cầu hằng ngày, mức sống thực tế của chủ thể đông nhất trên thị trường là người tiêu dùng, nhất là người nghèo, người có thu nhập thấp…

Tuy nhiên, việc thắt chặt tài khóa (cùng với việc tăng không cao hơn bao nhiêu so với 2 năm trước của dư nợ tín dụng) cần được xem xét bởi nhiều lý do. CPI bình quân 7 tháng so với cùng kỳ năm trước mới ở mức 2,54% - còn thấp xa so với mục tiêu cả năm (khoảng 4%) và thấp xa so với CPI tương ứng của nhiều nước trên thế giới. Nhập khẩu lạm phát tiếp tục tăng cao, làm tăng chi phí sản xuất, kinh doanh, làm tăng giá sản xuất cao hơn CPI.

Số doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh, tạm dừng hoạt động và hoàn tất thủ tục giải thể vẫn còn rất lớn, tổng số doanh nghiệp ra khỏi hoặc tạm thời ra khỏi thị trường lên đến 94.600, tăng 13,5%, bình quân một tháng có tới 13.514 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, bình quân một ngày lên đến 450 doanh nghiệp.

Tăng trưởng GDP đã 2 năm rơi xuống “đáy” trong hơn 30 năm; mục tiêu năm nay đề ra 6 - 6,5% cao gấp 2 - 3 lần so với 2 năm trước. Quốc hội và Chính phủ đã đưa ra gói hỗ trợ tài chính - tiền tệ  lên đến 350.000 tỉ đồng, với 40.000 tỉ đồng hỗ trợ đầu tư cấp bù lãi suất 2%, kéo 1 triệu tỉ đồng bình quân 1 năm, riêng năm 2022 chỉ còn một nửa thời gian thực hiện…

Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đã đạt 6,42%, dự báo cả năm có thể vượt mục tiêu, thậm chí có thể vượt 7%. Tuy tăng cao nhưng mức tăng không lớn do số gốc so sánh đạt thấp; so với mục tiêu bình quân 1 năm trong kế hoạch 5 năm (2021 - 2025), thì đòi hỏi phải tăng cao hơn. Để ngăn chặn nguy cơ “sập bẫy trung bình”, “chưa giàu đã già”… thì tốc độ tăng trưởng GDP còn phải cao hơn nữa.

Giải pháp phục hồi kinh tế

Thời gian qua, chúng ta thực hiện hiệu quả chính sách tài khóa, ổn định được tỉ giá, lãi suất, kiểm soát tín dụng, đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; kết hợp hài hòa, linh hoạt, hợp lí kịp thời giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ; quản lí chặt chẽ, công khai, minh bạch giá cả các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu.

Đáng chú ý, mặc dù kết quả điều hành giá trong 8 tháng năm 2022 có nhiều dấu hiệu khả quan, nhưng vẫn còn nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá. Cụ thể, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu, vật tư chiến lược vẫn chịu áp lực lớn từ tình trạng phục hồi không đồng đều và thiếu bền vững của nền kinh tế thế giới, nhất là một số nền kinh tế lớn và đối tác chính của Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc… Bên cạnh đó, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc thường tăng theo quy luật vào giai đoạn chuyển mùa và thời điểm lễ, Tết; giá thịt lợn đang có xu hướng tăng…

Để đảm bảo mục tiêu CPI bình quân năm 2022 ở mức dưới 4% công tác điều hành giá trong những tháng cuối năm cần tiếp tục thực hiện chủ động, linh hoạt vừa phải đảm bảo kiểm soát lạm phát bình quân cả năm 2022 theo mục tiêu Chính phủ và Quốc hội giao cũng như tạo nền tảng thuận lợi cho việc kiểm soát lạm phát cả năm 2023. Muốn vậy, cần thực hiện giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, ổn định giá cả, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, găm hàng, đầu cơ tăng giá bất hợp lí. Trong đó, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, vật liệu xây dựng, lương thực, thực phẩm, thịt lợn, thức ăn chăn nuôi, thuốc, vật tư y tế, dịch vụ lưu trú, du lịch…

 Co.opmart An Giang một trong những siêu thị có bán hàng thông qua sàn TMĐT. Ảnh Trọng Triết

Một trong những thách thức làm giảm đà tăng tốc phục hồi của nền kinh tế, đặc biệt làm giảm hiệu quả chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 – 2023 trị giá gần 350 nghìn tỉ đồng là vấn đề chậm giải ngân của các dự án đầu tư công. Tính đến 31/7/2022, mới chỉ giải ngân 34,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Bên cạnh đó, cần linh hoạt về hạn mức tăng trưởng tín dụng, không nên chờ đến quý 4 cuối năm khi tăng trưởng tín dụng và lạm phát êm rồi mới “nới room tín dụng”, vì làm như vậy sẽ quá trễ so với nhu cầu phục hồi của nền kinh tế và của doanh nghiệp. Không nới room ngay thì cực kì khó giải ngân với gói hỗ trợ lãi suất. Nếu ngân hàng đã hết hạn mức tăng trưởng tín dụng thì làm sao có thể giải ngân được gói hỗ trợ lãi suất. Đây là điều kiện cần và đủ để triển khai tốt hơn gói hỗ trợ lãi suất trong thời gian tới.

Do vậy, cần xem xét nới lỏng chính sách tài khóa mà không nên thắt chặt ở mức như vừa qua, với những giải pháp cần thiết, như giảm tiếp thuế VAT; giảm hoặc cắt thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu; thực hiện nhanh hơn chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước; phối hợp với ngân hàng để thực hiện nhanh việc cấp bù lãi suất 2% theo Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ…/.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Bài 1: Ngày 5/8/1964, trận kinh điển đất đối không của Việt Nam

Năm nay nước ta kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng trận đầu chống quân Mỹ không kích Miền Bắc (5/8/1964-5/8/2024); và là ngày truyền thống của bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam chiến đấu và chiến thắng không quân Mỹ. Những CCB trực tiếp chiến đấu trận ấy bảo, đây là trận chiến kinh điển đất đối không của Việt Nam.
2024-07-26 21:53:00

Giám đốc Công an TP.HCM viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trung tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu Công an Thành phố Hồ Chí Minh kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
2024-07-26 15:05:00

“Cuộc đua kỳ thú – phiên bản Mega 2024”: Sự kiện trải nghiệm lý thú nhất mùa hè dành cho trẻ em tại Nghệ An

“Cuộc đua kỳ thú mùa 5 – phiên bản Mega 2024” là cuộc đua vượt chướng ngại vật dành riêng cho trẻ em từ 6 -12 tuổi được tổ chức tại Tổ hợp nghỉ dưỡng sinh thái Mường Thanh Green Land Diễn Lâm (Diễn Châu, Nghệ An) vào ngày 27/7/2024.
2024-07-26 13:42:05

[Truyền hình trực tiếp]: Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LỄ TRUY ĐIỆU VÀ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
2024-07-26 13:21:43

[Truyền hình trực tiếp]: Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h00 ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia. Lễ an táng diễn ra lúc 15h00 cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch.
2024-07-26 12:30:00

Chủ tịch TP Hải Phòng thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ

Dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đến thăm, tặng quà gia đình bà Trần Thị Dính (sinh năm 1953, đang cư trú tại 71 Thiên Lôi, phường Nghĩa Xá, quận Lê Chân), là vợ liệt sĩ Bùi Văn Đường
2024-07-26 08:01:55
Đang tải...