Cần trả lại nguyên trạng cảnh quan môi trường khu di tích Quốc gia Phủ Quảng Cung

2015-10-26 00:58:48 0 Bình luận
Tình trạng xâm hại cảnh quan môi trường quanh khu di tích quốc gia Phủ Quảng Cung đã diễn ra khá trầm trọng và kéo dài.


Ảnh: Tượng đồng Thánh Mẫu Liễu Hạnh tại Phủ Quảng Cung, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

Phủ Quảng Cung (còn gọi là Phủ Nấp) là nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần thứ nhất tại ấp Quảng Nạp, xã Vĩ Nhuế, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng (nay thuộc thôn Tiến Thắng, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Tương truyền, vào đêm mùng 6 tháng 3 năm Giáp Dần 1434 đời vua Lê Thái Tông, công chúa Liễu Hạnh đã thác sinh vào gia đình họ Phạm, được cha mẹ đặt tên là Phạm Thị Tiên Nga. Bà là người con hiếu nghĩa, không lấy chồng, một lòng phụng dưỡng cha mẹ, làm nhiều việc thiện và luôn tâm huyết mở mang nghề nghiệp cho người dân sở tại. Năm 40 tuổi, Tiên chúa  hóa về thượng giới (năm Quý Tỵ 1473 niên hiệu Hồng Đức thứ tư đời vua Lê Thánh Tông). Người dân địa phương nhớ ơn công lao, đức hạnh của bà đã xây dựng đền Quảng Cung, tôn làm Phúc Thần, ngày đêm phụng thờ. Các triều đại phong kiến đã ban tặng sắc phong cho bà là “Đệ nhất thiên tiên Thánh Mẫu”,“Mẫu nghi thiên hạ Thượng Đẳng Thần”. Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một trong “Tứ bất tử” của Việt Nam, được in đậm trong tiềm thức dân gian cả nước bằng nghi lễ cổ truyền “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ”. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Phủ Quảng Cung là một trong những địa điểm bí mật để cán bộ cách mạng về hội họp, chỉ đạo phong trào cách mạng tại địa phương. Hàng năm, vào các ngày từ mùng 1 đến mùng 6 tháng 3 (Âm lịch) nhân dân đều tổ chức trọng thể lễ hội truyền thống, thu hút nhiều lượt du khách gần xa về dâng hương, hành lễ. Từ năm 2005, Phủ Quảng Cung đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, năm 2010 được Liên hiệp các Hội UNESCO cấp Bằng bảo trợ di sản và năm 2013 được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.


Ảnh: Khu vực ao được bảo vệ cấp độ II của Phủ Quảng Cung bị san lấp, lấn chiếm, xây dựng trái phép

Phải khẳng định rằng, trải qua bao biến thiên, thăng trầm, chiến tranh loạn lạc và thời gian, sự phục hồi, gìn giữ di tích Phủ Quảng Cung như hiện nay là nhờ công sức cùng niềm tin của cộng đồng, tín hữu gần xa. Điều đó đã chứng minh rõ nét giá trị, sự lan tỏa và sức hút tự nhiên của nhân vật được thờ phụng, góp phần làm sáng tỏ truyền thuyết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh cũng như giá trị của di tích Phủ Quảng Cung. Đồng thời, góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm cho mỗi người dân trong việc bảo vệ, gìn giữ những giá trị lịch sử văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước. 


Ảnh: Phủ Mẫu Thoải nằm trong quần thể di tích Phủ Quảng Cung - Đình Đáy tại thôn Nam Đồng, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định


Thế nhưng, điều thật đáng buồn là những năm vừa qua, tình trạng xâm hại cảnh quan môi trường quanh khu di tích quốc gia Phủ Quảng Cung đã diễn ra khá trầm trọng và kéo dài. Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi được bà Trần Thị Hồng Vân, Trưởng ban di tích năm thôn Vỉ Nhuế, Phó ban quản lý di tích lịch sử văn hóa Phủ Quảng Cung và ông Đoàn Xuân Phiên, thôn Nam Đồng, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định cho biết: Biên bản quy định khu vực bảo vệ di tích Phủ Quảng Cung được lập năm 2004 đã ghi rõ khu di tích gồm diện tích đất phủ rộng 2.785 m2 và hai ao (ao trước phủ rộng 2.952 m2, ao sau phủ rộng 2.520 m2). Khu vực hai ao này để bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái của di tích và là khu vực chỉ được phép xây dựng các công trình phục vụ việc tôn tạo khai thác, phát huy giá trị của di tích. Nhưng trên thực tế, khu ao thuộc thửa 270 diện tích 2.520 m2 đã bị người dân san lấp khoảng 3/4 diện tích để xây nhà, xây tường bao, nơi chứa nguyên vật liệu, cây cảnh...Diện tích ao sau khi san lấp này đã được phân ra thành 12 lô và hiện đã xây xong năm ngôi nhà, một nhà khác đang đào móng. Danh sách những cá nhân có hành vi xâm phạm, tự ý san lấp ao để xây dựng trái phép gồm 9 người đều cư trú tại thôn Tiến Thắng, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Đã nhiều năm liền, việc xâm hại di tích không những không được chấn chỉnh mà còn diễn ra ngày càng trầm trọng hơn. Ban quản lý di tích Phủ Quảng Cung đã rất nhiều lần gửi đơn kiến nghị phản ánh, nhưng vụ việc vẫn như “đá ném ao bèo”. Bà Trần Thị Hồng Vân, thủ nhang Phủ Quảng Cung đã có đơn tố cáo trực tiếp những người vi phạm nhưng đến nay chính quyền địa phương vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn, xử lý. Tìm gặp thêm nhiều người dân trong thôn, chúng tôi được biết: Vào khoảng những năm 1990, khu ao này được 7 hộ dân trong xã nhận đấu thầu để canh tác. Lẽ ra, sau khi trúng thầu, ao phải được giữ nguyên hiện trạng và được sử dụng đúng mục đích. Song, dưới sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền, 5 hộ dân đã tự ý chuyển nhượng lại phần diện tích của mình cho 2 hộ còn lại là hai anh em ông Lê Danh Lạnh và Lê Danh Thực. Năm 2003, ông Lê Danh Lạnh bắt đầu tự ý san lấp ao, xây dựng nhà cấp 4. Khi người dân phản ánh, kiến nghị và chính quyền nhiều lần lập biên bản, việc san lấp ao vẫn lén lút diễn ra. Cho đến nay, việc xâm hại di tích lịch sử văn hóa quốc gia Phủ Quảng Cung vẫn chưa được chính quyền địa phương giải quyết dứt điểm. Ao sau phủ vẫn bị san lấp và nhà vẫn tiếp tục mọc lên. Người dân ở đây cho rằng không rõ vì lý do gì chính quyền xã, huyện đang bất lực trước thực trạng di tích quốc gia bị xâm hại? Đặc biệt, khu di tích quốc gia Phủ Quảng Cung lại là nơi tri ân công đức của Thánh Mẫu Liễu Hạnh đối với dân gian, là nét đẹp văn hóa và mang đậm bản sắc dân tộc? Thiết nghĩ, các cấp chính quyền địa phương, cơ quan chức năng ở tỉnh Nam Định cần có biện pháp cứng rắn để ngăn chặn, xử lý thích đáng những hành vi xâm hại trái phép, trả lại nguyên trạng cảnh quan môi trường cho di tích lịch sử văn hóa quốc gia Phủ Quảng Cung./.


Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh

Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ CBNV nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.
2024-04-25 11:31:59

Thái Nguyên khai mạc mùa du lịch 2024

Sáng 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.
2024-04-25 11:06:52

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38
Đang tải...